- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỜI THỀ ĐÊM THẤT TỊCH

18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 4882)
tranh DangVanCan
Tranh - Đặng Văn Can




Hoàng Thị Bích Hà

LỜI THỀ ĐÊM THẤT TỊCH

Truyện ngắn

 

Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.

 

Thu Yến sức khỏe phát triển tốt, học hành chăm ngoan và lớn nhanh, mới đó mà em đã ra dáng thiếu nữ rồi! Yến năm nay 18 tuổi học xong THPT, thi đậu vào Đại Học Cần Thơ ngành sư phạm với mong muốn sau này sẽ làm cô giáo. Đó cũng là kỳ vọng của gia đình.

 

Bốn năm học ĐHSP ở TP Cần Thơ, ba mẹ cũng cố gắng làm lụng để nuôi các con ở nhà và trang trải chi phí lên TP cho Yến trọ học. Sau khi tốt nghiệp ra trường xin việc cũng khó khăn nên Thu Yến về quê xin vào làm cho một cơ sở giáo dục mầm non tư thục trong xã (trường Mầm Non Sơn Ca). Ngày hẹn gặp, nữ hiệu trưởng (Thanh Tuyền) phỏng vấn, nhận thấy Yến có trình độ, gương mặt dễ nhìn, chịu thương chịu khó không nề hà việc gì nên cô hiệu trưởng cũng ưa ý, em được gọi đi làm ngay hôm sau hôm phỏng vấn.

 

Hằng ngày Yến đến làm, cặm cụi lo công việc, làm việc nào ra việc nấy. Lại chu đáo, yêu trẻ nên cô chủ Thanh Tuyền rất yên tâm. Thấy Yến làm việc giỏi nhưng ít nói chuyện, mặt có vẻ buồn buồn, nên có hôm cuối buổi học, trong khi chờ phụ huynh đến đón đứa học trò cuối cùng trong ngày thì chị Thanh Tuyền nán lại hỏi thăm Yến:

-Em làm ở đây có hài lòng không? Có gì không vui cứ nói với chị!

 

Thu Yến bảo:

- Dạ không có gì! Thực ra công việc dạy trẻ cũng là nghề sư phạm yêu thích của em, đáng lẽ em dạy PTTH hoặc PTCS nhưng không sao, có học sinh lớn nhỏ gì cũng dễ thương hết, em cũng rất yêu trẻ. Công việc làm ở đây gần nhà, đưa lại cho em có thu nhập cũng ổn, trang trải được cuộc sống còn phụ giúp gia đình. Em may mắn lại còn được chị sếp thương, đồng nghiệp chan hòa, vậy là vui rồi. Bản tính em ít nói, còn vẻ mặt buồn buồn của em nó không phải ở công việc mà ở hoàn cảnh gia đình.

 

Rồi Yến tâm sự chuyện gia đình mình với chị sếp:

-Gia đình em ba mẹ chỉ là công nhân viên bình thường, là dân văn phòng ở một cơ sở phân phối vật tư nông nghiệp. Lương hướng chật vật nhưng liệu cơm gắp mắm, gói ghém chi tiêu cũng ổn. Ba mẹ em tuy nghèo nhưng lo cho con cái hết lòng. Chỉ có điều em có chị gái và một em trai sinh ra kém may mắn, khiếm khuyến bẩm sinh nên không học hành được và còn thường xuyên đau ốm nên ba mẹ và em là những lao động chính của gia đình. Vì vậy gia đình em có phần khó khăn và em mặc cảm là vì vậy!

 

Chị Tuyền bảo:

Em cố gắng chăm làm, phụ giúp ba mẹ, khi nào có gì cần giúp đỡ em cứ nói, giúp được gì trong khả năng của chị, chị sẽ cố gắng!

 

Ngày tháng trôi đi, Thu Yến là việc siêng năng, tân tụy, giờ đã trở thành một cô giáo có chuyên môn vững, tin cậy của trường tư thục mầm non trong xã. Trường tư Thục Sơn Ca là do gia đình chồng của nữ hiệu trưởng Thanh Tuyền đứng ra mở. Cô lấy chồng khá giả, được gia đình chồng đầu tư cấp vốn mở trường. Còn chồng của Thanh Tuyền là Bảo Khánh có công ty riêng trên thành phố Cần Thơ. Các nhân viên của trường ít khi thấy anh Khánh xuất hiện. Còn Yến mới vô làm được 8 tháng nên cũng chưa hề gặp anh Khánh lần nào.

 

Hôm sinh nhật sếp Tuyền, chị mời tất cả nhân viên, giáo viên của trường sau giờ làm việc tới nhà hàng dự tiệc. Mọi người mới có dịp gặp gỡ chồng của sếp Tuyền. Nhiều cô sững sờ, trố mắt nhìn Thanh Tuyền sánh vai cùng chồng bước lên khán phòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng. Thực tình thì nhan sắc Thanh Tuyền cũng bình bình thôi nhưng tốt tính. Còn anh Bảo Khánh quá đẹp trai, ngoài sức tưởng tượng. Vừa đẹp trai vừa con nhà giàu, lại có công ty riêng trên thành phố, khiến cho nhiều cô lấy làm mơ ước và trầm trồ thán phục: “Ước gì mình có một tấm chồng như thế!”

 

Và Thu yến cũng vậy! Nàng vừa mến mộ anh ngay từ cái nhìn đầu tiên lại vừa có phần ghen tỵ với chị chủ. Yến nghĩ thầm: “Chị Thanh Tuyền cũng không phải là sắc nước hương trời sao may mắn thế nhỉ!”

 

Rồi Thu Yến cứ nhìn anh Bảo Khánh rất nhiều lần, dĩ nhiên bằng trực giác đàn ông, Khánh dễ dàng nhận ra, đôi khi anh nhìn lại và bắt gặp Thu Yến đang ngắm nghía mình. Anh vờ quay sang mỉm cười mời mọc vui vẻ với tất cả mọi người có mặt trong bàn tiệc. Nhưng lúc chị Tuyền đi vào trong, hay đi góc khác trò chuyện thì Thu Yến lại tranh thủ đưa mắt nhìn anh Khánh. Và dù cho có bận nói chuyện với khách khác, đôi lúc anh cũng cảm nhận được ánh mắt đó.Trong lúc chị Tuyền đi vào nhà vệ sinh. Anh Khánh tới cụng ly với Yến, hỏi thăm nhân viên mới của vợ mình và không quên xin số điện thoại. Họ trao nhau cái nhìn kín đáo cùng với số điện thoại mỗi người. Tiệc tan, mọi người ra về trong vui vẻ!

 

Rồi sau đó thỉnh thoảng Bảo Khánh và Thu Yến hai người nhắn tin hỏi thăm nhau. Ban đầu chỉ là những câu thăm hỏi sức khỏe, công việc xã giao nhưng càng ngày càng quan tâm nhau và tỏ vẻ thân thiết hơn.

 

Một hôm Thanh Tuyền đi dự sinh nhật của một người bạn học hồi THPT, nghe đâu hồi đó hai người từng là người yêu đầu đời của nhau. Bảo Khánh biết được, chưa rõ thực hư nhưng cũng ghen tuông và buồn. Khánh nghi ngờ chị còn qua lại với người yêu cũ nên một hôm uống say đã gọi điện về cho Thu Yến:

-Em đang ở đâu?

 

-Em đang ở nhà!

-Vậy anh về đón em lên đây chơi với anh, anh có chuyện buồn cần chia sẻ với em!

Thu Yến đã có cảm tình với Bảo Khánh- anh chàng đẹp trai, lịch lãm và tinh tế nên cũng có thể gọi là tiếng sét ái tình đầu đời của Thu Yến. Nàng dù cũng có một chút phân vân nhưng rồi Yến cũng không làm chủ được trái tim mình nên đồng ý để Khánh về đón lên thành phố ngay trong đêm. Đầu tiên Khánh chở Yến vào phòng trà với khung cảnh lãng mạn, nên thơ với ánh nến lung linh và tiếng nhạc du dương, da diết mờ ảo. Khánh dốc bầu tâm sự cho Yến nghe, với vẻ mặt buồn và ánh mắt đỏ hoe. Lời nói như rót vào tai của người đàn ông đẹp mã kinh nghiệm tình trường. Rồi Khánh cầm tay Yến, như chạm vào dòng điện, Yến nóng ran cả người và trái tim đập loạn nhịp. Đây là lần đầu tiên bàn tay con trai chạm vào da thịt mình. Hai người xích lại gần nhau hơn, vỗ về, an ủi nhau. Rồi Khánh chở Yến về khách sạn. Yến hỏi:

-Nếu chị Thanh Tuyền có người khác thì anh có cưới em không?

 

Khánh trong cơn say, gật đầu lia lịa.

Và chuyện gì đến sẽ đến. Thế là Thu Yến đã trao đời con gái cho Bảo Khánh. Từ đó hai người vẫn thỉnh thoảng gặp nhau. Thanh Tuyền vẫn không hề hay biết, vẫn vô tư chăm lo công việc và gia đình một cách chu toàn. Chị trong vai trò của người vợ, người mẹ và người con dâu tốt của bố mẹ chồng. Sau này sự thật sáng tỏ là Thanh Tuyền không có quan hệ gì mờ ám với anh bạn học hay gọi là người tình cũ ấy cả, chỉ là dự sinh nhật anh ta một lần cùng với nhóm bạn mà thôi!

 

Còn về phía Bảo Khánh thì anh vẫn mặn nồng với vợ. Thu Yến cũng phát hiện ra thêm những chi tiết khác là Khánh quan hệ ngoài luồng không chỉ mình cô, mà còn có vài cô khác nữa.

 

Rồi Thu Yến mang thai. Cô báo tin với Khánh, tưởng Khánh sẽ vui mừng sau những thề thốt yêu đương mặn nồng khi hai người có con với nhau. Nhưng không, nhận lại với thái độ dửng dưng. Khánh bảo:

- Bây giờ em bỏ cái thai đó đi, anh không thể bỏ vợ bỏ con (vợ chồng anh đã có ba mặt con đủ cả trai và gái). Anh sẽ đưa em một trăm triệu đồng (vnđ). Em bỏ chỗ làm, rời quê lên Sài Gòn kiếm việc khác mà làm.

 

Lời hứa hẹn của anh chàng họ Sở dày dạn tình trường đã theo gió mà bay. Yến nghỉ thầm chua chát: “Không thể tin được đàn ông, nhất là đàn ông đã có vợ lại bay bướm. Lỗi ở mình đã đem tình yêu đặt sai chỗ”. Yến cay đắng và nhục nhằn trong nỗi thất vọng ê chề với mối tình đầu lỗi nhịp là đã chen vào làm thân phận kẻ thứ ba. Thu Yến nhận ra cái sai của mình nên chuốc lấy đau thương và can tâm chấp nhận. Tự nhủ lòng: cần mạnh mẽ đối diện với chính mình. Yến không thể trách ai! Nhưng Thu Yến không bỏ con, và đây là điểm sáng của Thu Yến, dẫu biết rằng nàng là người có lỗi khi nhẹ dạ cả tin và ảo tưởng khi bỗng dưng đem tim mình đặt sai chỗ.

 

Thế rồi Thu Yến viết đơn xin nghỉ việc ở trường mầm non Sơn Ca nhưng không đến trực tiếp gặp Thanh Tuyền, chỉ ở nhà gửi đơn tới, trình bày lý do kiếm được việc mới trên thành phố và xin nghỉ ngang. Thanh Tuyền cũng không hay biết cội nguồn của nguyên nhân ấy.

 

Ở nhà Yến tâm sự với ba má: Ba má Yến buồn lắm nhưng cũng an ủi con và bảo:

-Thôi con dại cái mang, chuyện cũng đã lỡ rồi, để con lại mà nuôi. Con nghỉ ngơi cho khỏe rồi tính tiếp. Ba mẹ sẽ luôn ở bên con.

 

Lúc này thai kỳ còn nhỏ nên Yến vẫn chưa cam lòng ngồi một chỗ để chờ ba má nuôi cơm mà Yến một mình khăn gói lên Sài Gòn xin việc. Đầu tiên Yến tìm một nhà trọ ở một quận ngoại ô Sài Gòn. Rồi lân la hỏi thăm quanh vùng đó và xin vào làm phụ cho một tiệm hớt tóc nam nữ nhưng cũng có Massage chân. Thực ra thì massage chân lành mạnh là hình thức dùng đôi bàn tay áp dụng các kỹ thuật xoa bóp, ấn huyệt, kéo... tác động vào các cơ, mô mềm, các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Nhằm giúp máu lưu thông tốt, thư giãn dễ chịu và cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Yến chịu khó nên học nghề cũng nhanh. Hàng ngày Thu Yến được giao công việc Massage chân. Dù sao thì công việc giải quyết cho Yến được vấn đề tài chính tức thời và có thể tích lũy để sinh con. Hàng ngày Yến siêng năng, chịu khó và có thu nhập. Yến làm cho khách dễ chịu nên ngoài lương ra còn có tiền tip vì thế cũng có thu nhập đáng kể. Khi gần sinh thì Yến xin nghỉ về nhà ba má sinh con. Yến sinh được bé gái kháu khỉnh, xinh xắn. Gia đình thêm người có thêm niềm vui, ông bà ngoại và cậu dì đều yêu bé. Khi bé được một tuổi, biết ăn dặm được thì Yến gửi con lại nhà cho ba má chăm, Yến lại lên Sài Gòn tiếp tục làm. Hàng tháng gửi tiền về cho ba má nuôi con.

 

Làm được ba năm, việc đã quen, tay nghề của Yến càng ngày càng giỏi lên. Yến lại lên quận trung tâm Sài Gòn xin vào làm ở một tiệm massage lớn với mong muốn thu nhập sẽ cao hơn. Tại đây còn có cả massage body nữa. Ở chỗ làm mới, lượng khách đông và còn gặp nhiều khách sộp nên Yến có thu nhập khá hơn. Yến làm ngày càng lên tay và trở thành thợ lành nghề nên nhiều khách hàng đặt lịch. Thu Yến bây giờ trở thành bàn tay vàng của tiệm. Yến làm việc siêng năng, không kể giờ giấc, kể cả ngày nghỉ lễ, Chủ nhật. Yến làm để có tiền gửi về lo gia đình. Lúc này, mẹ của Yến đã nghỉ hưu, ba Yến ốm nặng. Một mình mẹ chăm sóc bốn người: gồm Ba bị bệnh, người chị gái, em trai bị khiếm khuyết về sức khỏe và con gái nhỏ của Yến. Thu Yến bây giờ thành trụ cột chính của gia đình.

 

Một hôm có một chú Việt Kiều ngoài năm mươi tuổi, trông phong độ, lịch lãm tới tiệm. Ông tên là Lý Đông được Thu Yến chăm sóc massage body, ông rất hài lòng dịch vụ nên hỏi lần sau đến đặt lịch và chỉ đề nghị đích danh Thu Yến làm cho ông mà thôi. Sau đó tuần nào ông cũng đến làm, có tuần hai ba lần, ông tip tiền hậu hĩnh. Ông bảo Thu Yến đừng gọi ông bằng chú mà xa cách, hãy gọi là anh cho gần gũi. Rồi Lý Đông hỏi thăm gia cảnh của Yến. Tiếp xúc nhiều rồi, nên Yến cũng không ngại kể ông nghe về hoàn cảnh của gia đình mình cũng như mối tình đầu sai trái của mình như thế nào, Lý Đông cũng kể là ổng đã có vợ con và sống bên Mỹ, nhưng ổng thường xuyên về Việt Nam làm ăn. Ông đề nghị là sẽ mướn một ngôi nhà rộng rãi cho Thu Yến dọn về ở và đem đứa con gái nhỏ của Yến lên sống chung với ổng như một gia đình. Khi nào qua Mỹ thì ông sống với vợ con. Khi qua Việt Nam thì Lý Đông sống với Thu Yến như lập phòng nhì vậy. Tiền bạc ông đủ sức lo cho Yến. Bây giờ Yến cũng không còn gì để mất bởi Yến đã lỡ một lần đò, cũng hết hi vọng vào tình yêu. Hơn nữa mục đích của Yến là làm việc để kiếm tiền về nuôi con và phụ giúp gia đình nên Yến đồng ý với lời đề nghị của Lý Đông. Từ đó trở đi Yến không làm ở tiệm massage nữa mà chỉ ở nhà phục vụ cơm nước và chăm sóc cho Lý Đông mà thôi. Đổi lại thì Lý Đông cũng cung phụng cho hai mẹ con Yến có một cuộc sống đủ đầy. Dần dà rồi Lý Đông cũng nói rõ công việc làm ăn của ổng. Lý Đông bảo làm ăn bây giờ cũng khó, nên tranh thủ kiếm tiền. Làm được gì kiếm ra tiền thì làm. Công việc của Lý Đông không những tuồn chất cấm vào VN mà còn chế biến và buôn bán nữa. Rồi ông ta bảo: “cũng nên tập dần cho em quen việc để xử lý khi không có anh”. Rồi ông ta dẫn Yến tới cơ sở sản xuất và bày cho Yến cách chưng cất chế biến. Ông bảo: “Yến phải biết để điều hành, lỡ sau này vắng anh thì Yến cũng biết cách kiếm tiền”. Yến lúc này ăn ở với Lý Đông như vợ chồng, có yêu thương và tin tưởng nên Đông bảo sao thì nghe vậy, không băn khoăn gì nhiều.

 

Đêm thất tịch mùng 7/7 âm lịch. Lý Đông mua quà tặng cho Yến gồm một chiếc nhẫn hột xoàn và một sợi dây chuyền có mặt tượng khắc tên hai người. Dù không có được danh phận gọi là vợ nhưng cũng là một sự tỏ tình của Lý Đông. Đông còn dặn dò và cùng Yến thề thốt. Đông nói: “Đây là nghề kiếm ra tiền nhưng nguy hiểm. Sau này lỡ một trong hai người có mệnh hề gì, một trong hai đứa sa cơ, bị bắt lao tù hoặc chết thì người còn lại vẫn chăm lo cả hai gia đình và con cái cha mẹ của người kia”. Thu Yến đồng ý và cùng thề thốt dưới ánh nến lung linh kỳ ảo. Họ giờ đây xem như cùng hội cùng thuyền, cùng chung số phận.

 

Dưới gầm trời này không có gì là bí mật được nên cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Chẳng bao lâu, trong thời gian Lý Đông về Mỹ, một mình Thu Yến cáng đáng điều hành việc bào chế phân phối ma túy. Một hôm công an ập vào cơ sở sản xuất bắt trọn ổ chế biến và buôn bán chất cấm. Thu Yến bị lao tù không có ngày về. Lúc này mẹ đem con gái Yến về dưới quê nuôi cùng với hai cậu dì của bé. Còn ba của Yến sau thời gian bệnh nặng cũng đã qua đời. Rồi cứ vài ba tháng mẹ Yến lại vào thăm nuôi con. Cứ mỗi lần vào thăm, Yến lại hỏi:

-Anh Đông có hỏi han, chu cấp tiền lo cho gia đình mình không?

 

Bà bảo:

-Không! Bặt vô âm tín!

 

Cứ thế thời gian trôi đi, Yến ở tù một năm rồi, cũng không thấy tăm hơi Lý Đông đâu cả. Quá thất vọng, dù chỉ là hỏi han động viên một câu cũng không có. Và dĩ nhiên việc hứa hẹn chu cấp tiền bạc cho gia đình Yến là lời nói gió bay. Lý Đông đã biến mất khỏi cuộc đời Thu Yến. Gã lặn không một chút sủi tăm kể từ lúc cơ sở bị bại lộ và Yến vào tù. Như vậy lời hứa đêm thất tịch đã đi vào quên lãng nhưng số phận nghiệt ngã thì đeo đẳng Yến chưa biết đến ngày nào ra. Câu chuyện của Yến để lại nhiều xót xa cho quý phụ huynh, người tiếp cận mà cũng là bài học tham khảo cho các bạn trẻ với hi vọng giúp ích được cho một ai đó trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc đời!

 

Saigon, ngày 15/8/2024

Hoàng Thị Bích Hà

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32667)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 38834)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32870)
Danh xưng cho những địa ốc sang trọng bề thế như vậy là, biệt thự, villa. Vài định tính bổ túc: cổ kính, trầm tịnh, và đúng hơn cả: hoang sơ. Tổng quát, đó là kết luận của những người đứng ngoài, những du khách. Ngoài những cảm nghĩ trên, từ họ, nếu gợn thêm lượng nào trắc ẩn thì nó cũng chỉ như vệt sơn mới, khó sức nhòa nhóa hết mọi vết tích trần thế phong sương của kiến trúc hơn nửa thế kỷ
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 45472)
Triệu Nguyên người Nguyên Thuỷ tỉnh Cam Túc, mồ côi cha mẹ từ hồi còn bé, đến nay cũng chẳng vợ con gì. Năm Diên Hựu nhà Nguyên, Triệu đến học ở Tiền Đường, trọ tại Cát Lãnh bên bờ Tây Hồ. Lân cận với nơi chàng ở trọ, là ngôi nhà của Thừa Tứơng Gỉa Tự Đạo đời Nam Tống. Triệu ở một mình, nên cảm thấy nhàn hạ thảnh thơi, thường quanh quẩn bồi hồi ra đứng ngoài cửa những khi chiều xuống.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 134490)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 34514)
Điều ấy quả là có thật. Mỗi lần nhìn đến chiếc áo ấy, hắn thấy gai ốc nổi lên, xương sống ớn lạnh. Nhưng hắn vẫn thích giữ nó, hắn vẫn thèm được mặc nó. Đã bao lần hắn định lấy ra mặc nhưng rồi hắn dừng lại. Hắn sợ. Chiếc áo ấy là quà của tên bạn thân tặng hắn sau chuyến du lịch Châu Á.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 36169)
Xe qua lại tấp nập, người đông hơn, hình thức cũng thay đổi như tấm thân lâu nay mặc áo vá, áo cũ hôm nay khoác lên chiếc váy lửng và chiếc áo hai dây, chân đi dép hộp, tình cảnh phố phường như người dàn bà sống trong thủ dâm đã lâu, nay có chàng trai đến gõ cửa, chẳng biết phải dâng phần nào cho chàng. Nàng lại nghĩ tấm thân nàng. Tấm thân như tàu lá cải muối rách bươn, nhầu nhĩ lên men mặn chát và chờ người mua.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 43574)
Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 42130)
Có tiếng nổ uỳnh uỳnh như tiếng cà nông, tiếng bánh xe lộc cộc trên đá dăm lao vào ngõ, gạt cánh cổng gỗ đánh xoẹt. “Thằng mất dạy nào đấy, có biết nhà ai đây không mà láo lếu thế hở? Thằng nào? Bà có ra mà lôi cổ nó vào đây tôi dạy cho một bài không! Con cái nhà ai thế không biết?”. “Bố! Con đây chứ thằng nào. Bố lại đang uống rượu à, may quá, con về đúng lúc. Đang thèm rượu muốn chết đây bố ạ”.