- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lòi Lông Thì Mới Là Giải Phóng

19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 35016)

hopluu99-142w_0_300x128_1Một vài năm trước đây, ở Việt Nam có một cuộc triển lãm nhiếp ảnh bị cấm vào lúc chót vì cho rằng không phù hợp với phong tục của nước ta. Nhiếp ảnh gia, nhà nghệ thuật này là một phụ nữ Việt kiều Nhật theo tôi nhớ và các tác phẩm của bà trình bày những bộ phận sinh dục nữ nhẵn nhụi.

Các bạn tôi, thuộc thành phần nghệ thuật cấp tiến ở trong nước, bèn lên tiếng bênh vực tác giả, sự dũng cảm của bà khi tụt cả quần lót của người mẫu để bước qua (mặt) của một cấm kỵ cổ hủ. Tôi chỉ có thể tán thành và đồng tình (nếu không nói là hưởng ứng), châu Âu từ mấy ngàn năm nay đã cặc dái lòng thòng ở những chốn trang nghiêm. Chốn trang nghiêm nhất là Vatican, Chapel Sistine nếu phải đếm vú với lại buồi thì phải mang theo một chuỗi hạt để lần đi lần lại, mãi vẫn không hết. Nhưng trong trường hợp trên, tác giả là người ở Nhật. 

"Mời (phụ nữ) về nhà để xem tranh Nhật bản (estampe Japonaise)" là một thành ngữ Pháp tương đương với lại thành ngữ Mỹ (tối) mời (phụ nữ) về nhà ăn sáng (vào ngày hôm sau). Đây là cách lòng vòng (chứ không phải lòng thòng) để ngỏ ý mây mưa (vân vũ) và chim chuột (điểu thử). Lý do là các thế kỷ trước khi ông Niepce phát minh ra nhiếp ảnh và trước khi anh em ông Lumière phát minh ra điện ảnh, ai muốn coi 36 kiểu đứng ngồi nằm hấp dẫn thì chỉ có phương tiện giấy bản mực tàu. Các tranh vẽ loại này tôi nghi là ở Nhật thông dụng hơn tranh vẽ sóng của Hokusai nhưng đến cuối thế kỷ 19, tức là thời Minh Trị, thì bị coi là thiếu văn minh và lạc hậu. 

Nhật bản bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường dưới định hướng phong kiến chủ nghĩa, hội nhập với thế giới. "Thế giới" lúc đó (cũng như ngày nay) không phải là châu Phi, Nam Mỹ mà là Tây phương, dưới ngọn cờ đầu của Anh quốc. Vì thế vào lúc đó, văn minh, hiện đại, phát triển, thời trang, tinh vi v.v... là phải mặc váy dài quét đất, không được hở cổ chân, có vén váy lên thì lại có váy lót lù sù bên trong và tụt ra hẳn váy trong váy ngoài vẫn còn quần lót, loại quần lót bảo vệ được thịt đùi cho đến đầu gối, rất thể taliban. Vào thời bấy giờ, nữ hoàng Victoria từng ra lệnh phải lấy vải che các chân ghế sa-lông vì nếu sa-lông không "mặc váy" sát đất là sa-lông hở hang tục tĩu! Nhật Bản muốn được như người (nghĩa là được như Tây phương và điển hình là Anh quốc), thay vì cấm xe ba gác và cấm bán hàng rong, thì cấm tranh phô bày các kiểu ái ân, nhất là cấm không cho thấy các bộ phận gợi cảm. 

Một thế kỷ sau, luật này vẫn còn hiệu lực, trở thành bản sắc và truyền thống dân tộc trong khi Tây phương đã quên những đường cong chân ghế đồi trụy của nữ hoàng Victoria để nam cũng như nữ ở ngoài bãi biển tồng ngồng. Các ấn bản Playboy, Penthouse khi sang đến Nhật trong thập niên 80 đều phải airbrush ảnh, các cô người mẫu trên hình bị sơn phết lại giữa hai đùi, coi như là búp bê bằng nhựa nhẵn thín và anatomically incorrect. 

Nhẵn thín nhìn cũng kỳ, thì chụp ảnh có mặc quần lót vậy. Theo lối những nhà xã hội học tay mơ, tôi nghĩ là tầm quan trọng của quần lót nữ trong tâm lý đàn ông Nhật Bản cũng từ cấm đoán này mà xuất phát. Bởi vì không được thấy bộ phận sinh dục trên phim trên ảnh nên mọi tơ tưởng nhục cảm dồn vào bình chứ không vào rượu. Phụ tùng phục sức này, tức là bình, tức là quần lót, nói kiểu Roland Barthes trở thành signifiant của cái gọi là signifié. Mặt khác, phần khứu giác trở nên phát triển để bù đắp thị giác bị luật pháp làm khó dễ, cho nên mới có máy bán quần lót nữ sinh đã mặc qua để hít hà, một cách vượt qua cái cấm cản. 

Trở lại lãnh vực của thị giác, nếu lịch sử của nhân loại là lịch sử của đấu tranh giai cấp thì ở đây cũng không ra khỏi biệt lệ đấu tranh này. Mâu thuẫn được giải quyết bằng biện chứng và (lại) nếu biện chứng ở Hegel lộn ngược đằng đầu thì biện chứng ở đây là biện chứng lộn ngược đằng mông. Tôi xin phép được trình bày rõ ràng hơn.

- Luật cấm (tranh, ảnh, phim...) hạ bộ trần truồng.

- Giải quyết bằng cách quệt đen phần hạ bộ trên những ảnh khỏa thân. Giải pháp dùng marker kiểu Ả rạp Saudi này không thoả mãn quần chúng được bao lâu. Nó lại thô thiển trong việc kiểm duyệt.

- Airbrush phần hạ bộ. Tinh vi hơn một bước, và có tế nhị. Thay vì là mực đen thì là màu da tuy nhẵn thín. Nhưng tế nhị thì tế nhị, ít ai ra tiệm đồ chơi mua búp bê Barbie mang về để tốc váy lên xem cho đỡ buồn. 

Hiện thực hơn, là có thể phát tán (nghĩa là có thể bán, thị trường là quyết định như ta được biết từ David Ricardo) có thể bán và bán đắt như tôm tươi những tranh, ảnh, phim phụ nữ mặc quần, và là quần lót. Quần lót này ngày càng mỏng theo xu hướng. Ôm mu cho sát, đây là giải pháp xích lại gần thêm tí nữa, theo kiểu hằn, kiểu nổi, kiểu phù điêu, kiểu 3D ba chiều ấn tượng và càng ngày càng bé lại (như ông bình vôi và những kiếp người sống lâu trăm tuổi). Đến đây công an phần dưới của Nhật Bản, tức là công an văn hóa, bèn lên tiếng, ra tay, không phải là ra tay thọc vào, mà ra tay ngăn chận âm mưu diễn biến rất là hòa bình này. 

Không ai cấm cho xem ảnh quần lót cả nhưng tự do không phải sinh ra để bị lạm dụng, tuyệt đối cấm không cho lòi lông. Nói cách khác, bình thì OK, nhưng rượu không được tràn (lòi) ra ngoài.

Giai đoạn này, ta bước sang lãnh vực của nhân chủng học. Như đã có đề cập thoáng, người Nhật có hai nguồn gốc, là thổ dân của thời kỳ Jomon từ miền Bắc Á đến trước, sau pha lẫn vẫn người Yoyoi đến từ Nam Á, tuy đến chậm nhưng là đa số về sau. Pha trộn này khiến các diễn viên Toshiro Mifune hay Takakura Ken đều có râu quai nón và nói chung là đàn ông Nhật nhiều lông hơn đàn ông Quảng Ngãi. Dùng đến phép suy luận thì nếu đàn ông Nhật nhiều lông hơn đàn ông Việt hay Quảng Đông, Quảng Châu thì đàn bà Nhật cũng vậy, nghĩa là nhiều lông hơn phụ nữ Quảng Ngãi. Phụ nữ Nhật nói chung đa mao (cho nên các Geisha kỹ nữ mới cạo lông mày) và lông trong hoài vọng của nam giới, từ đó, gắn liền với chỗ kín của phụ nữ. Điều lơ mơ (chứ không phải là lơ thơ) này, trong giai đoạn lịch sử được đề cập đến (thập niên 80-90 của thế kỷ trước) lại được luật pháp dùng cấm đoán tăng cường. 

Luật cấm lòi lông? Thế thì nào có khó gì, ta vặt luôn, nghĩa là bikini wax. Như thế, có thể bớt diện tích của quần lót lại mà vẫn không phạm pháp. Quần lót theo đà lui này mà thu hẹp mặt bằng, lùi đến đâu ta nhổ đến đấy (trong quân sự, đây là chiến thuật tiêu thổ kháng chiến). Trong lúc vừa đánh vừa vặt lông này thì ở Tây phương, xuất phát từ bãi biển Ipanema (Brazil), là hiện tượng quần tắm thong khiến công nghiệp bikini wax trở thành quyết liệt. Trào lưu quần tắm chẳng mấy chốc mà lan sang lãnh vực đồ lót, trở thành quần lót gọi là G-string. Giờ, nếu mặc G-string mà không muốn lòi lông ra hai bên mép (quần) thì chỉ có cách là nhổ hết cho tiện. Tại Nhật Bản, trong ngành giải trí gợi cảm, chỉ tiêu này được áp dụng triệt để. Dần dà đến mức, nếu cho thấy phần trên của bộ phận sinh dục phụ nữ (tức là khép hai đùi) và nếu nhẵn nhụi, chỉ thấy mép ngoài, thì công an Nhật giờ cũng phải ... nhắm mắt làm ngơ. 

Đây là thành quả của tương quan đấu tranh giữa lực lượng quần chúng và bộ máy kềm kẹp. 

Quay trở lại các tác phẩm nhiếp ảnh của Việt kiều Nhật bị Việt Nam cấm đoán. Các tác phẩm này tuy có khiêu khích phong tục, tập quán, văn hoá hay là luật pháp Việt Nam nhưng không hề xâm phạm cấm kỵ của Nhật Bản. Đây là một trường hợp, ở Nhật, phải gọi là đúng quy định của nhà nước và tuân thủ đường lối mà ở Nhật một Ban văn hoá tư tưởng nào đó đã... vạch ra. Về mặt taboo như thế tôi cho là xoàng ( về mặt nghệ thuật tôi không bàn), đó là tôi không nói đến mặt gợi cảm. Đây không có gì cách mạng, tiên phong, tiên tiến mà trong môi trường Nhật chỉ điển hình cái luồn lách và lươn lẹo lắm mưu vặt của con buôn cũng như nghệ sĩ trong phạm vi làm ngơ thả lỏng của chính quyền. "Cái nước Nhật nó thế đấy."

Về mặt này (về mặt nghệ thuật tôi vẫn không có tư cách gì để bàn đến), nó kém cái dũng cảm của nhà nhiếp ảnh Nobuyoshi Araki chẳng hạn, với những chân dung tự chụp của ông đang dí dương vật vào những cửa mình lông lá xum xuê, tức là cương qua tới mấy thứ cấm kị. Về mặt nghệ thuật thì theo như ông phát biểu, ông đeo đuổi những việc làm này vì làm nghệ thuật như thế rất là quá đã! Nếu không sáng tạo thì cũng sướng thân, và theo kinh nghiệm của tôi (người viết này) thì có khi chụp hình còn vui hơn cả làm thơ. 

Môi trường luật pháp địa phương như mới trình bày, hiện nay lại dẫn đến một éo le bất cập khác với thế giới (vẫn là thế giới phương Tây chứ thế giới ngoài phương Tây ra ai nói đến làm gì.) Nếu trào lưu ở công nghệ giải trí gợi dục Tây phương từ mười lăm năm nay là phụ nữ nhẵn nhụi (hay bất quá thì điểm một chút râu mép) thì vì những lý do trên, ở Nhật trào lưu lại là cho thấy lông, nếu không, trả tiền lại. Thì, như Kipling thở dài, "Đông phương là Đông phương." Năm 2007, luật thì vẫn hiện hành và vẫn phải giấu các bộ phận nam và nữ bằng kỹ thuật mosaic (phá hình bằng những ô vuông be bé). Trên thực tế, các mosaic này chỉ vừa đủ lớn để che phía bên trong mép và diễn viên Nhật nào cũng lông lá mượt mà như là một thách thức bộ phận... kiểm duyệt. Ngược đời vậy, khi ngay mà ở khối Đông Âu cũ, trong ngành này ai cũng đã cạo sạch như da lợn (lòng), nếu không phải vì lý do thẩm mỹ thì là vì lý do vệ sinh. 

Khi bức tường mới đổ, và một nhà làm phim X ở Tây Âu chạy sang bên kia bức màn tìm diễn viên dạng háng, ông đã phải than là "Các cô đến thi tuyển đều "bẩn" đến nỗi không có cô nào biết cạo lông!" May cho ông là ông không có đến Nhật Bản vào năm nay chẳng hạn, thấy ai cũng "bẩn". Hay là ngược lại, sang Afghanistan, Vương quốc Ả rạp Thống nhất (UAE) v.v… để mà thích thú ngạc nhiên là phụ nữ nào cũng đều "sạch" cả. Khái niệm "sạch/bẩn" mỗi nơi mỗi khác, bản sắc của đạo Hồi là phải nhổ sạch tận gốc, mặc dù (hay chính vì) phụ nữ Trung Đông, Trung Á, Pakistan… đều rất rậm rạp, không tin tôi thì chỉ việc nhìn mặt đàn ông các nơi này mà suy đoán, từ Pervez Musharraf đến bin Laden. 

Để kết thúc đề tài phim ảnh người lớn ở Nhật, tôi xin chào "Trực thăng nhân" tức Helicopter Man, một diễn viên trong ngành, tuy tầm vóc nhỏ (như người Nhật nói chung) nhưng có thuật, sau khi đã đẩy thân vào âm đạo của đối tác, thì chống hai tay, mà quay người vòng vòng như cánh quạt. Về mặt vật lý học, cái gì xoáy cũng có lực hơn là ra vào theo đường thẳng. Đạn thần công, súng dài súng ngắn chỉ đi xa và mạnh từ khi có phát minh nóng xoáy nhưng thôi tôi không miên man nữa những vấn đề mà tôi nắm không vững, những kỹ thuật mà tôi không biết sử dụng. Về trực thăng thì tôi "Blackhawk down", mặc dù về tầm vóc đã nhắc đến, thì ngang ngửa (chứ sao).

Đỗ Kh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 33573)
Gió thì chết già trên những tán lá rậm rạp. Nhưng gió thu không chết già mà chết trẻ. Heo may thế, mỏng manh thế làm sao sống quá vài phút dưới tầng tầng lớp lớp cơ man lá cành cổ thụ không có tuổi? Huệ mơ màng mộng mị sờ nắn những lớp vẩy cổ thụ đang chà xát vào tấm lưng trần của mình. Huệ không dám bóc lớp vẩy, như thế sẽ làm cổ thụ đau. Huệ chẳng muốn ai đau bao giờ. Lớp lụa mỏng líu ríu trên người Huệ, líu ríu gốc cổ thụ. Gió đang vướng vít chúng với nhau. Nhưng cổ thụ sẽ không làm hư chiếc váy lụa của Huệ, Huệ biết điều ấy.
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 30979)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 37361)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 31246)
Danh xưng cho những địa ốc sang trọng bề thế như vậy là, biệt thự, villa. Vài định tính bổ túc: cổ kính, trầm tịnh, và đúng hơn cả: hoang sơ. Tổng quát, đó là kết luận của những người đứng ngoài, những du khách. Ngoài những cảm nghĩ trên, từ họ, nếu gợn thêm lượng nào trắc ẩn thì nó cũng chỉ như vệt sơn mới, khó sức nhòa nhóa hết mọi vết tích trần thế phong sương của kiến trúc hơn nửa thế kỷ
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 43825)
Triệu Nguyên người Nguyên Thuỷ tỉnh Cam Túc, mồ côi cha mẹ từ hồi còn bé, đến nay cũng chẳng vợ con gì. Năm Diên Hựu nhà Nguyên, Triệu đến học ở Tiền Đường, trọ tại Cát Lãnh bên bờ Tây Hồ. Lân cận với nơi chàng ở trọ, là ngôi nhà của Thừa Tứơng Gỉa Tự Đạo đời Nam Tống. Triệu ở một mình, nên cảm thấy nhàn hạ thảnh thơi, thường quanh quẩn bồi hồi ra đứng ngoài cửa những khi chiều xuống.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 127956)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32948)
Điều ấy quả là có thật. Mỗi lần nhìn đến chiếc áo ấy, hắn thấy gai ốc nổi lên, xương sống ớn lạnh. Nhưng hắn vẫn thích giữ nó, hắn vẫn thèm được mặc nó. Đã bao lần hắn định lấy ra mặc nhưng rồi hắn dừng lại. Hắn sợ. Chiếc áo ấy là quà của tên bạn thân tặng hắn sau chuyến du lịch Châu Á.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 34621)
Xe qua lại tấp nập, người đông hơn, hình thức cũng thay đổi như tấm thân lâu nay mặc áo vá, áo cũ hôm nay khoác lên chiếc váy lửng và chiếc áo hai dây, chân đi dép hộp, tình cảnh phố phường như người dàn bà sống trong thủ dâm đã lâu, nay có chàng trai đến gõ cửa, chẳng biết phải dâng phần nào cho chàng. Nàng lại nghĩ tấm thân nàng. Tấm thân như tàu lá cải muối rách bươn, nhầu nhĩ lên men mặn chát và chờ người mua.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 41969)
Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 40635)
Có tiếng nổ uỳnh uỳnh như tiếng cà nông, tiếng bánh xe lộc cộc trên đá dăm lao vào ngõ, gạt cánh cổng gỗ đánh xoẹt. “Thằng mất dạy nào đấy, có biết nhà ai đây không mà láo lếu thế hở? Thằng nào? Bà có ra mà lôi cổ nó vào đây tôi dạy cho một bài không! Con cái nhà ai thế không biết?”. “Bố! Con đây chứ thằng nào. Bố lại đang uống rượu à, may quá, con về đúng lúc. Đang thèm rượu muốn chết đây bố ạ”.