- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CẢM XÚC

24 Tháng Giêng 202012:16 SA(Xem: 21564)

TranhDinhCuong-phongcanh
Tranh Đinh Cường



Những ngày giáp Tết năm nay, tôi mang một ít hàng ra chợ trời bán cho vơi bớt hàng cũ.  Lúc đầu mới ra bán tôi rất ngại, lo sợ đủ điều nên thay vì tôi chọn chỗ đông người để bán cho đắt hàng, tôi lại chọn chỗ vắng hơn cho đỡ phải tranh giành bon chen với người khác.  Dần dần tôi lại cảm thấy ở chợ trời cũng nhẹ nhàng chứ không đến nỗi vất vả,  giành giựt như tôi nghĩ, tôi cũng có những người bạn mới từ nơi chốn này.

 

Sáng nay 26 tết, những người như chúng tôi ai cũng nhấp nhỏm, mong ngóng chờ mong khách đến mua để bán lẹ cho hết hàng.  Bên cạnh chỗ bán của tôi mấy hôm nay, có con bé Lan khá xinh, nói cười chào hỏi mọi người rất thân thiện, dễ mến.  Lan bằng tuổi con gái của tôi, năm nay 33 tuổi (tuổi sửu), nó bán khay hộp rim mứt. Sáng nay trường đã cho học sinh nghỉ Tết, Lan chở theo cậu con trai bảy tuổi đang học lớp một của mình ra chợ buôn bán với mẹ. Thằng bé gầy nhom, lăng xăng trải giúp mẹ tấm nhựa, phụ bưng hàng với mẹ, lấy ghế cho mẹ ngồi trông thấy thương lắm...

 

Đang bán cho khách, Lan quay lại thấy thằng bé cởi áo lạnh, bỏ khẩu trang xuống, Lan hét to :"mang khẩu trang dô, mặc áo khoát dô.  Thằng bé đang lơ đễnh nhìn vào dãy trường khuyết tật đang mở cửa không nghe tiếng mẹ nói.  Bỏ mặc khách đang đứng mua hàng Lan  đứng phắt dậy rút cái roi bằng thân cây đã róc hết lá  " Bước lai đây tao biểu ".  Lúc này thằng bé đã nghe được tiếng hét của mẹ.  Nó như tỉnh ngủ, mặt mày nó tái mét, dường như nó từng bị đòn nhiều lần, nó quỳ xuống chắp hai tay lạy mẹ  " Con xin lỗi mẹ con không dám".  Mọi khi Lan  nhìn rất hiền, tôi nghĩ chắc nó sẽ bỏ qua nhưng không ngờ Lan cầm lấy cây roi quất túi bụi vào thằng bé từ trên đầu đến cả tay chân.  Buổi sáng trời lạnh như cắt da,  thằng bé phong phanh trong chiếc áo mỏng co rúm người trong lằn roi của mẹ mà không dám chạy,  không dám khóc cứ chắp tay " Con xin lỗi mẹ " liên tục...

 

Tôi điếng cả người, chạy tới đỡ lấy thằng bé , cây roi của mẹ nó quất cả lên vai lên lưng tôi đau điếng, rát cả người.  Đánh xong con,  Lan  thở hổn hển quăng roi, quay lại bán hàng  nhưng những người khách trố mắt nhìn rồi bỏ đi hết không ai mua cả.

 

Vừa lúc đó,  một chiếc xe máy chở mấy bao dép nhựa đầy lút trờ tới.  Cô gái trên xe lần đầu tiên thấy bán ở vĩa hè này, cô cũng mang theo đứa con của mình đi bán.

Thằng bé bị bệnh " down". Cô gái trải tấm nhựa xanh ra vĩa hè rồi soạn hàng ra bán. Thằng con trai lăn đùng ra giữa đường quơ tay, quơ chân đạp trong không khí, người mẹ ngưng dọn hàng lật đật chạy ra đường bế thốc con thả trên tấm nhựa rồi tiếp tục dọn hàng.  Khách đến mua hàng cô lại nhỏm lên để lấy hàng cho khách.  Thằng bé chui tọt dưới mông của mẹ vừa gào khóc, vừa dùng tay cấu vào mẹ, người mẹ vừa bán, vừa ôm con dỗ dành.

 

- Mẹ biết con đói rồi, chờ mẹ bán xong mẹ lấy cháo cho con ăn

 

Một lát sau, khách tới đông hơn một chút.  Thằng bé đứng dậy, cái cổ quẻo quẻo, cái tay run run nó cởi phăng cái áo đang mặc ra, tuột cái quần ném mạnh ra giữa đường rồi chạy, chạy miết về phía trước.  Đang bán, người mẹ bỏ mặc khách đứng lựa hàng, hớt hải rượt theo con.  Thằng bé chạy từ trường cấp 1 Lê lợi đường Tăng bạt hổ băng qua cả đường Lê thánh tôn.   Chiếc xe hơi trờ tới thắng kít, thằng bé té xuống cũng vừa lúc mẹ nó tóm được nó mang về.  Tôi ngẩn ngơ một hồi, rồi cũng bỏ cái hàng của mình để trông dùm hàng,  giữ chân của khách đang mua của nó cho đến khi hai mẹ con về tới, người mẹ ôm chặt con trong lòng,  lấy tiền bán được bọc vào túi.  Khách đi khỏi hàng, cô ta lấy khăn ướt lau mặt mũi, tay chân cho con, thay quần áo sạch rồi bế con chạy ra đường lượm cái quần nãy giờ ở ngoài đường đã bị xe cán lên cho vào giỏ.  Thằng bé ở yên trong vòng tay mẹ,  một lúc sau khách lại đông hơn, mẹ nó lúi húi bán hàng thì nó lại bỏ chạy vù vù.  Tôi đang bán cũng không ngồi yên được, cứ phải ngó chừng nó, báo động cho mẹ nó, trông giùm hàng, kể cả bán dùm hàng cho mẹ nó luôn.

 

11 giờ30 trưa khách đã thưa dần,  người mẹ lại lau chùi sạch sẽ cho con,  dở cơm đút cho con ăn, ôm con vào lòng hát ầu ơ ru con ngủ.  Thằng bé ngủ ngon trong lòng mẹ.  Người mẹ rón rén lén con cho nó nằm ngay thẳng rồi cởi cái áo khoát đang mặc trên người đắp cho con.  Cúi xuống hôn con, nựng nịu con.

 

- Cảm ơn chị đã giúp em

 

- Em được mấy đứa

 

- Dạ có mình nó, ba mươi bẩy tuổi em mới sinh con, nó được tám tuổi rồi chị, bốn tuổi nó mới biết đi,  em lo bắt chết.  Giờ em đã bốn sáu tuổi rồi sinh gì được nữa.

 

- Sao em không để cháu ở nhà mà dắt đi bất tiện quá, may bữa nay không có công an chớ không là bị hốt sạch hết.

 

- Ở nhà nó phá quá, bà nậu bực mình nên đánh nó dữ lắm, có lần nó sợ chạy bị té từ cầu thang lăn xuống, lỗ máu đầu em xót lắm.  Nó bị "down" nên gởi không ai nhận hết chị ơi.

 

-!!!

 

- Chị biết không, hôm bữa nó lén bà nậu bỏ nhà đi. Ba và bà nậu đi tìm cả ngày không ra nó.  Em đi bán đến 8g tối em dìa, nghe tin mất con em điếng khan.  Em đi tìm nó, may sao tìm được, nó đi lên tuốt Cầu đôi.  Trời lạnh ngắt,   em mặc áo lạnh rồi vẫn lạnh, trong khi nó chỉ một lớp áo.  Nó nằm ngất xỉu trên vĩa hè hè mình thì sốt cao vì đói và lạnh.  Em  òa khóc luôn chị ơi.

 

- Sao em biết nó đi tới Cầu đôi mà tìm

 

- Em đi tìm các ngõ, tự dưng chân em lại lên đến Cầu đôi và tìm được nó.

 

Con bé Lan đánh con lúc sáng, đang ngồi kéo áo con nó lên xoa dầu lên những lằn roi, lên tiếng:

 

  - Thế hồi có thai, chị đi khám thai mà không biết nó bị " down" sao?

 

-Không biết, do hồi đó khổ, đến giờ đẻ thì đẻ chớ có thăm khám gì đâu.  Mà có biết chị cũng không phá thai đâu con của mình mà.

 

Tôi nhìn thằng bé con của Lan, trông nó như một con chim rủ cánh.

 

- Con đừng đánh con của con nữa, cô thấy tội nó quá đi.  Trẻ con nó không đủ sức tự vệ, mình người lớn mình dùng cả sức mạnh của mình đánh nó thật tàn nhẫn.

 

Lan chảy nước mắt

 

- Con cũng thương nó lắm chớ, nó bị đau tim con phải bán sạch xe cộ, vòng vàng rồi vay mượn mới đủ mổ tim cho nó nhưng tại nó lỳ nó giúng cha nó,  con hận cha nó.

 

.- Đừng bắt con mình phải gánh chịu bao lỗi lầm của người lớn con ạ.

 

- Dạ!

 

Chợt tôi nghe có tiếng gọi  "Má ơi ".  Tiếng của con trai bà  Năm

 

- Đi dìa má, có tiền rầu, con nhận được lương rầu má

 

- Thiệt hé con , ngừ ta trả đủ cho mình rầu họ có cho mình làm nữa không?

 

-Cho chứ má con làm giỏi nhất trong đám mà.

 

Cậu con trai ôm lấy vai mẹ, người mẹ cười hạnh phúc quay mặt lại dùng tay lau vết dơ dính trên mặt con trai.

 

Cậu con trai cúi xuống xếp lại gọn gàng cái hàng vàng mã nhang đèn mà mẹ bán, không quên chừa một chỗ trống cho mẹ.  Cậu bồng mẹ bỏ lên chỗ trống rồi đẩy xe về, cánh tay vẫy vẫy, màu áo xám bạc và nụ cười xa khuất...

 

Tôi nhìn lại đồng hồ đã hơn 12 giờ trưa, tôi dọn hàng về, hôm nay tôi xem phim nhiều quá.

 

Về đến Trung tâm thương mại, tôi ngả lưng một tí, cái góc nhỏ của vĩa hè kiếm sống nó như thu gọn trong trí nhớ của tôi.  A, hóa ra trong đời này dẫy đầy nỗi xót đau nhưng cách nhìn nhận vấn đề và bộc lộ cảm xúc lại  khác nhau.  Tôi cũng là người luôn để cảm xúc chi phối lý trí của mình, tuy tôi không hề đánh đập con cái như Lan, nhưng cách sống u uất, cay đắng với cuộc đời của tôi nó cũng làm tổn thương đến người khác. Cô gái con bị bệnh  "down"  kia cũng sống đầy cảm xúc nhưng cảm xúc đó thể hiện  bằng trái tim của người mẹ thật ấm áp tuyệt  vời.  Hai mẹ con bà Năm cũng như thế thật nhẹ nhàng.

 

Đức Phật dạy: " Cả  đời con gom củi, nhưng chỉ cần một niệm  sân hận nổi lên là đốt sạch cả rừng công đức ".  Niệm sân hận  ấy chính là cảm xúc mà ta không thể kềm chế nỗi.  Đau đớn hơn là ta thường trút hết cái sân hận ấy lên những người thân yêu nhất đời mình.  Trong kinh Pháp cú có câu :" Gặp nhau nào phải tình cờ,  mà vô lượng kiếp ta chờ gặp nhau " .Tất cả đã là duyên  là phận .Nếu bỏ đi những oán giận , chấp nhận số phận để sống yêu thương, tha thứ lỗi lầm cho nhau chắc chắn đời sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

 

Hãy như thế nhé hỡi  bạn và tôi ơi ...


Thai Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32668)
Asada Jiro sinh năm 1951 tại Tokyo. Bắt đầu viết văn từ 1991 khi đã 40. Chỉ ba năm sau, ông được tặng giải Tài Năng Mới mang tên nhà văn Yoshikawa Eiji qua tác phẩm Lấy Xe Điện Ngầm (Metoro ni Notte). Năm 1997, Nhân Viên Đường Sắt (Poppoya) mang về cho ông giải Naoki. Năm 2000, ông lại đoạt giải văn học mang tên nhà văn Shibata Renzaburo với Nghĩa Sĩ Đất Kinh Thành (Mibu Gishiden). Văn ông nhẹ nhàng, điềm đạm, mang mang hoài cảm, trầm trầm như bài thơ bình thanh. Độc giả Nhật bình thường, nhất là phụ nữ rất yêu thích.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 38834)
Con Rếch bật dậy lao nhanh ra ngoài cửa theo phản xạ. Giờ này Hoa đi làm về và bao giờ chị cũng nhấn ba nhát chuông báo hiệu cho con Rếch biết. Trong khi chủ mở cửa, Rếch quẫy đuôi mừng tíu tít. Nó chồm lên cửa, nó cào sồn sột xuống nền nhà, cổ họng rít ăng ẳng. Hoa vừa hé cửa, nó đã xục cái mõm vào khe cố lách qua để chồm lên người chị liếm láp. Quen rồi chị vẫn cứ thấy buồn cười.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32870)
Danh xưng cho những địa ốc sang trọng bề thế như vậy là, biệt thự, villa. Vài định tính bổ túc: cổ kính, trầm tịnh, và đúng hơn cả: hoang sơ. Tổng quát, đó là kết luận của những người đứng ngoài, những du khách. Ngoài những cảm nghĩ trên, từ họ, nếu gợn thêm lượng nào trắc ẩn thì nó cũng chỉ như vệt sơn mới, khó sức nhòa nhóa hết mọi vết tích trần thế phong sương của kiến trúc hơn nửa thế kỷ
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 45472)
Triệu Nguyên người Nguyên Thuỷ tỉnh Cam Túc, mồ côi cha mẹ từ hồi còn bé, đến nay cũng chẳng vợ con gì. Năm Diên Hựu nhà Nguyên, Triệu đến học ở Tiền Đường, trọ tại Cát Lãnh bên bờ Tây Hồ. Lân cận với nơi chàng ở trọ, là ngôi nhà của Thừa Tứơng Gỉa Tự Đạo đời Nam Tống. Triệu ở một mình, nên cảm thấy nhàn hạ thảnh thơi, thường quanh quẩn bồi hồi ra đứng ngoài cửa những khi chiều xuống.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 134490)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 34514)
Điều ấy quả là có thật. Mỗi lần nhìn đến chiếc áo ấy, hắn thấy gai ốc nổi lên, xương sống ớn lạnh. Nhưng hắn vẫn thích giữ nó, hắn vẫn thèm được mặc nó. Đã bao lần hắn định lấy ra mặc nhưng rồi hắn dừng lại. Hắn sợ. Chiếc áo ấy là quà của tên bạn thân tặng hắn sau chuyến du lịch Châu Á.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 36169)
Xe qua lại tấp nập, người đông hơn, hình thức cũng thay đổi như tấm thân lâu nay mặc áo vá, áo cũ hôm nay khoác lên chiếc váy lửng và chiếc áo hai dây, chân đi dép hộp, tình cảnh phố phường như người dàn bà sống trong thủ dâm đã lâu, nay có chàng trai đến gõ cửa, chẳng biết phải dâng phần nào cho chàng. Nàng lại nghĩ tấm thân nàng. Tấm thân như tàu lá cải muối rách bươn, nhầu nhĩ lên men mặn chát và chờ người mua.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 43574)
Đêm đặc như lớp nhựa trải trên mặt đường. Chàng ngồi trong vũng keo đặc ấy, cố tìm một hình bóng thân quen. Mưa ngoài khung kính. Không khí mát dịu. Những mảnh vụn của giấc mơ dán chập lên nhau. Rồi một mảnh vụn tuột ra, rơi xuống nền nhà. Cơn mơ nồng cháy bị cắt ngang vì tiếng đấu kiếm loang choang bên ngoài. Chàng mở choàng con mắt. Qua cái khe hẹp dưới khung cửa, ánh đèn phòng khách nhập nhòa.
21 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 42130)
Có tiếng nổ uỳnh uỳnh như tiếng cà nông, tiếng bánh xe lộc cộc trên đá dăm lao vào ngõ, gạt cánh cổng gỗ đánh xoẹt. “Thằng mất dạy nào đấy, có biết nhà ai đây không mà láo lếu thế hở? Thằng nào? Bà có ra mà lôi cổ nó vào đây tôi dạy cho một bài không! Con cái nhà ai thế không biết?”. “Bố! Con đây chứ thằng nào. Bố lại đang uống rượu à, may quá, con về đúng lúc. Đang thèm rượu muốn chết đây bố ạ”.