- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Phiên toà

02 Tháng Tư 201911:03 CH(Xem: 20765)


Phien_Toa-bw
Phiên tòa - ảnh INTERNET

      Vân ra toà ly dị vợ.

      Thì chuyện đôi lứa nay hợp mai tan, thường mà. Ở thành phố bây giờ, ít ai quan tâm đến những cái phiên toà như vậy. Mà thực ra ly dị giờ êm lắm, mấy khi ồn ào toà tiếc lôi thôi đâu. Thuận tình ly hôn, đến toà hai anh chị đương kim vợ chồng, ký rẹt rẹt trước mặt thẩm phán là xong. Thành ra luôn cựu vợ cựu chồng.

     Cực chẳng đã mới phải lôi nhau ra toà.

     Phải đưa nhau ra toà để phân xử ly dị chỉ có hai lý do, một là con cái, hai là tài sản.

Tài sản thì hơn chục năm ở với nhau, vợ chồng tích cóp mua được căn cấp bốn hai mươi nhăm mét vuông trong hẻm mạn Bình Tân. Thêm cái ki ốt nhỏ cho thuê trên chợ Kim Biên, quận năm, mỗi tháng vẫn có vài triệu chi tiêu, cũng đỡ. Nay bỏ, thống nhất rồi, bán hết chia đôi, đồ đạc cũ không thèm tính. Của anh anh mang, của nàng nàng xách. Gọn. Chỉ còn vấn đề là hai thằng con trai. Một thằng mười lăm, một thằng mười hai.

     Mấy thằng bạn Vân bảo, mỗi đứa nuôi một thằng, khỏi ra toà chia chác hỏi han lôi thôi, tổn thương tâm hồn non nớt ngây thơ của chúng. Khoẻ.

     Nhung, vợ Vân (quên, cựu vợ) nói, tui nuôi thằng lớn, ông nuôi thằng nhỏ. Xong à.

     Nhưng mà suốt thời gian qua, Vân cứ bần thần không yên. Hai anh em nó quấn nhau lắm, giờ chia mỗi thằng mỗi ngả biết nói sao.

     Vân khó nghĩ quá.

     Hai thằng con, một tay Vân chăm sóc, nâng giấc. Vân mà có cái bụng đàn bà để đẻ và cái tí cho con, Vân cũng chả cần đến vợ làm chi cho nhọc.

     Buổi sáng Vân dậy từ bốn giờ, nấu cơm, để cho má con ôm nhau ngủ yên trên gác xép. Xong, lấy xe máy đi giao mấy mối hàng. Sáu giờ vòng lại nhà, đánh thức vợ con dậy, dọn cho thằng lớn ăn còn đến lớp. Dỗ thằng nhỏ ăn để má nó yên bữa. Bảy giờ, Vân lại có mặt ở công ty. Trưa qua nhà nấu cơm. Chiều cũng vậy. Tối tranh thủ đi bỏ thêm mấy mối hàng. Khuya lắc mới về tắm giặt, rũ đồ cho vợ con luôn thể. Vợ Vân chỉ ở nhà bế con. Ngày nào, tháng nào cũng thế. Hàng năm, hàng chục năm nay cũng vẫn thế. Hàng xóm, bạn bè trong công ty bảo, người Vân bằng sắt chứ không phải thịt da.

     Thế mà Nhung bỏ Vân.

     Nhung nói không thể chịu đựng được hơn nữa. Không thể ở nổi với ông chồng cả ngày chỉ cắm mặt xuống, buôn bán những thứ đồ vớ vẩn ở đất Sài Gòn đô hội này thì bao giờ mới khá chứ. Vợ con người ta lên xe xuống ngựa, quần áo xênh xang, vàng đeo đỏ tay, tối đi nhà hàng. Đằng này… không nói nữa.

    Vân làm công nhân ở một cái xưởng nhỏ gần nhà. Tranh thủ buôn bán thêm những thứ gia vị bắc bán cho các quán thịt cầy quanh vùng. Vân khá đắt hàng vì làm ăn tín nhiệm. Có khi quán thiếu vài kí giềng, Vân cũng sẵn lòng phóng xe mươi cây mang đến. Gặp lúc đông khách quá, Vân cũng sẵn sàng ghé hộ luôn một tay, chả nề hà gì từ bưng bê hay chạy lấy thêm cho khách chai rượu, nắm rau thơm.

     Lương công nhân, tiền cho thuê ki ốt, thu nhập từ bỏ mối gia vị thịt cầy của Vân cũng đủ để chi tiêu trong nhà, dư chút đỉnh. Vân tính chắt bóp để đổi lấy căn nhà rộng hơn. Hai thằng con cũng lớn rồi. Mà Nhung, mỗi lần làm tình, rất ồn ào. Nhung bảo là những lúc như thế, cần xả láng, không cần biết đến xung quanh làm gì, chỉ cần quan tâm đến cảm xúc cá nhân. Vân nghe thấy là lạ. Một cô công nhân chưa học hết phổ thông, nghỉ việc ở nhà trông con, suốt ngày loanh quanh tám chuyện với hàng xóm, sao lại biết nói những lời ấy.

    Nhưng mà Vân thấy ngường ngượng với hai thằng con trai. Nhất là thằng lớn. Năm nay nó đã mười năm tuổi, gần thành người lớn rồi. Vân rất yêu nó. Vì nó cũng mê bóng đá. Dù bận, nhưng một tuần Vân vẫn dành ra hai buổi chiều đi đá bóng để ba con có thời gian tâm sự với nhau. Thằng nhỏ em vẫn tỵ với anh là ba chiều anh hơn nó, ba toàn mua quần áo mới cho anh, bắt em mặc đồ cũ của anh. Nghe thằng bé con nói vậy, Vân cười, bảo anh là con cả trong nhà, nay mai sẽ gánh vác mọi việc, nên giờ phải ưu tiên anh ấy.

     Hôm biết là ba má không hàn gắn được. Nó rủ Vân đi đá bóng, nhưng hai ba con lại vào ngồi quán nước mía nói chuyện. Nó bảo là hai anh em nó đã bàn nhau và quyết định chỉ ở với Vân, quyết không nhận má nữa.

     Vân rớt nước mắt nói, con nên thương và thông cảm với má. Má con ở với ba cũng khổ vì chả được bằng người ta, chỉ vì ba kém cỏi.

    Thằng bé nói, má bỏ đi theo trai, ăn chơi xả láng một mình, có gì mà thương.

Vân không biết nói sao. Thấy mình có lỗi, chả giữ được má cho hai con. Nhung ở nhà, bế con đi chơi rong hàng xóm chán, lê la ngồi quán xá. Gặp một tay phong độ. Tay đó nói là đời phải cháy hết mình. Luôn và ngay. Mai xuống đất đen, như nhau cả. Sống le lói, dưa cà kho quẹt cũng là đời. Uổng. Uổng cả cái nhan sắc gái hai con rờ rỡ đi. Tưởng nói chơi vậy mà thành thật. Nhung mang hết tiền nhà, bỏ đi với chả, ngao du sơn thuỷ. Lên tận Sa Pa. Tiêu hết. Rồi về đòi ly dị chia nhà, chia con.

      Hôm xử, toà kêu cả hai đứa con ra hỏi ý kiến.

      Thằng nhỏ: Con ở với ba không đi đâu hết.

      Thằng lớn: Con ở với ba với em. Ai đi đâu thì đi tuốt luôn đi.

      Nhung gào lên: Trời ơi, mày có biết ông ấy không phải là ba đẻ của mày không?

      Con: Biết.

      Nhung: Biết sao còn đòi ở với ổng?

      Con: Vì đấy là ba con.

Thì Nhung lấy Vân khi đã có chửa thằng lớn. Người yêu là bạn Vân, bị tai nạn chết. Vân thương, đứng ra chăm mẹ con Nhung, rồi cưới.

Tan toà, ba cha con nhà Vân chở nhau trên cái xe tám mốt chiến, đằng sau, đằng trước đèo thêm mấy giỏ giềng, sả, hành ngò. Họ đi về mạn Bình Tân.

 

Trần Thanh Cảnh

     

Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Tư 20195:07 SA
Khách
Truyện hay, ly hôn bây giờ đơn giản. Nhưng " Hậu " ly hôn thì ai chịu, Xã hội à ?
03 Tháng Tư 201910:21 CH
Khách
Rất hay nhưng cũng rất buồn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36399)
B à ngoại tôi kể, dòng họ tôi đời nào cũng có một người chết vì tình. Có thể dòng máu đa tình chảy ngấm ngầm trong huyết quản, truyền từ đời nàng Công nữ Nguyễn Phúc Hồng Miên đầu tiên đã gieo mầm mống yêu si cuồng thái quá cho các nàng Tôn nữ. Thường chỉ là các nàng Tôn nữ mới đủ can đảm chết vì tình. Những người đàn ông trong dòng họ tôi chỉ đủ can đảm để bỏ chạy.
05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37259)
T ấm thân mịn màng như dải lụa, như ánh trăng ngà của Mẹ trông nguyên vẹn như đã được đắp rất kín rất kỹ, như đã thiếu một bàn tay ấm áp mặn nồng từ xa xưa lắm, là dấu tích, là chứng cớ âm thầm Mẹ mang theo đến hết cuộc đời.
05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 42004)
L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Luu, Uyên Lê là bút hiệu của Lê Huyền Mai Uyên, một người viết trẻ đang sống và việc tại Sài gòn. Với bút pháp tự nhiên và mềm mại như thơ, tác giả sẽ đưa chúng ta vào một không gian truyện huyền diệu như cổ tích. Mời quí văn hữu cùng bạn đọc cùng bước vào truyện “Đất, Lửa, Nước và Gió…”của Uyên Lê.
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34743)
.. . c ứ đến mùa lan ra hoa chính vụ, chúa đảo lại mở hội Tình Yêu để cho phép trai gái tìm nhau kết duyên. Ở đây không có chuyện tự tìm hiểu nhau mà quyền lực thuộc về chúa đảo. Ông ta sẽ truyền tất cả các gái chưa chồng đến dự hội, căn cứ vào nhan sắc mà định thứ tự thấp cao. Lại gọi tất cả thanh niên chưa vợ đến cho thi tài văn thơ. Thơ văn càng được xếp là hay thì sẽ được vợ đẹp! À, thì ra tận cái vùng đảo xa heo hút này cũng có phong trào thi hoa hậu và những “giải nhất văn chương” như trong đất liền. Thật lạ đời!
30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 37740)
T ôi tên Thê. Kiếp luân hồi của tôi được tính tuổi bằng khoảng sáu trăm năm, đã bảy lần đổi kiếp. Bên bờ sông, tôi đứng nhìn từng cơn gió thổi qua. Mái tóc tôi dài ngang lưng, tha thiết như gió. Gương mặt tôi mịn lấm tấm những hạt sương bay qua rồi đọng lại. Tôi luôn xin được làm đàn bà, để khi gặp tôi, người ấy có thể nhận ra tôi.
29 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33036)
Đ ặng Nguyên Sơn là bút danh của Trần Thị Phương Lan , đang sống và làm việc tại Quảng Trị. “Say Nắng” là tác phẩm đầu tiên mà Đặng Nguyên Sơn gởi đến bạn đọc Hợp Lưu. Truyện của Đặng Nguyên Sơn đam mê và cuốn hút từ những dòng đầu tiên. Mời quí bạn cùng đi vào không gian truyện “Say Nắng”.
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36934)
L ần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Phạm Tử Văn là một người viết rất trẻ, hiện sống và làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn “ Giấc mơ vượt đỉnh Mí Roòng” của Phạm Tử Văn đến với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu.
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 44137)
C ô gái nằm khỏa thân trên tấm nệm ga trắng muốt, đôi mắt lim dim nhìn anh không chớp. Cô ngạc nhiên không hiểu tại sao từ lúc dẫn cô vào khách sạn này, anh chỉ ngồi hút thuốc mà không hề để tâm đến cô. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, kể từ ngày cô dấn thân vào cái nghề nhơ nhớp này, cô mới gặp anh là một.
19 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 34712)
C hiếc xe hơi sang trọng hẳn chở một cán bộ quan trọng nào đó về xã tham quan hoặc công tác, anh Chấn nghĩ vậy và cuống quýt bắt con trâu cố vượt qua đám sình lầy để nhường đường cho xe ô tô. Anh Chấn lo sợ, mồ hôi đổ ra ướt đầm lưng áo.
09 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33497)
Ô ng quay ánh mắt nhìn về phía cô, ông nhớ mình đã nhìn cô như thế nào đêm hôm đó nhưng không muốn lặp lại. Thời điểm đó đâu chừng 5 g sáng. Ông thức dậy đã khoảng 30 phút ngồi nhìn cô và chìm đắm trong ý nghĩ lạ lùng bởi chẳng biết giải thích vì sao lại có sự kết hợp điên cuồng giữa cô và ông… Ông nghĩ về cô con gái duy nhất của mình giờ đã ra đi với mẹ nó...