- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA TRÊN PHỐ

17 Tháng Năm 201812:16 SA(Xem: 25531)



mua xuan dau tien - photo UL
Mùa Xuân Đầu Tiên - ảnh UL

Cuối cùng thì nắng ấm cũng về, mùa đông và những cơn gió lạnh đại dương cũng lui dần…

Thấm thoắt mà đã mười mấy mùa xuân ở xứ người, lũ trẻ ngày nào đứa ngơ ngác, đứa ẵm ngửa, nay cũng đã lớn, đi trường nọ lớp kia, và chúng cũng lại làm anh làm chị của đứa bé hơn…

Những ngày được đưa chúng đến trường anh chọn đường đi bên trong, tuy xa hơn nhưng yên ả, để dẫn lũ trẻ đi và được yên tĩnh hơn lặng ngắm xuân về. Từ ngày biết được căn bệnh của mình, anh nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn.

Cuộc sống là thế đấy, lúc trẻ thì chưa biết gì, lúc lớn lên thì vào đời, chuyển số, đạp ga, tăng tốc, rẽ chỗ này, phanh chỗ kia, vụt chỗ nọ… Qua hết chặng này thì lại đến chặng khác, dường như chẳng có lúc nào dừng lại như các Thiền sư dạy, để mà nhìn lại cuộc đời…

Nhưng nay thì anh có thể dừng lại. Thời gian không còn nhiều… Nhưng thời gian là gì nhỉ?

Kết quả xét nghiệm lần cuối cùng cho thấy các thể bệnh đã phát triển khá nặng, nhưng anh không muốn tất cả trở thành một bộ phim, như loại phim Hàn quốc xem nát một thời bên nhà bởi các bà hàng xóm của mẹ anh và bọn trẻ cấp hai, cấp ba…

Anh cũng không bắt chước những bệnh nhân bên Phi châu gồng mình lo toan cho con cái, trồng luống rau cạnh lỗ huyệt mộ tự đào, để lo trước cho các con sau khi họ ra đi… 

Anh không nghĩ gì hết, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn trời mây và lũ trẻ…

Anh không giấu chị gì hết, hai vợ chồng hiểu mọi sự, chị cũng chăm sóc, động viên anh nhiều. Trừ đứa lớn ra, bọn nhỏ chưa biết gì nhiều, đứa nhỡ chỉ hơi biết bố dạo này mệt nhiều và phải đi bệnh viện thường xuyên hơn…

Anh sợ nhất là bạn bè… Anh ít bạn lắm, vì anh cũng quen sống khép kín lâu nay rồi.

Cuộc sống bây giờ là networking, nhưng với anh thì anh vẫn mong được ẩn mình. Anh vừa ngại phiền mọi người, và cũng ngại phải xử lý quá nhiều mối quan hệ mà anh thường nói là mình ốc không kham nổi hết.  

Đã bao lâu rồi hai vợ chồng không gần nhau. Không phải hoàn toàn do thể lực và bệnh tật, nhưng từ lâu anh thấy cũng chẳng còn nhu cầu ấy.

Anh cũng thẳng thắn với vợ, thương chị, nhưng không muốn xúc phạm chị và anh cũng không muốn ai thương hại ai…

Anh vẫn động viên chị khi nào rảnh rỗi thì nên đi chơi, gặp gỡ bạn bè, cà phê, píc-níc, hay barbecue… Những khi ấy anh lo chăm con và tổ chức cho chúng các chương trình riêng…

Có những đêm lũ trẻ đi ngủ rồi, cửa nhà khẽ mở và khép lại. Anh biết chị về…

Anh đã để phần một bữa tối nho nhỏ với mảnh giấy để trên bàn, dặn chị có thể làm gì với lò vi sóng và lũ thức ăn…

Anh nấu ăn cũng không tồi, và luôn đoán được khẩu vị của vợ… 

Cũng có khi anh ngửi thấy một vài mùi lạ từ khăn tóc của chị, dù chị dùng nước hoa khá đậm như là để át đi mùi thuốc lá, rượu hay là cả mùi nước hoa đàn ông…

Anh cũng thương vợ lắm, có với nhau mấy mặt con, đến lúc công việc tương đối ổn định hơn thì bệnh tật không thể giúp anh hoàn thành những bổn phận của một người chồng…

Thuốc thang làm cho anh thay đổi sinh hoạt và tâm tính, dù anh cố gắng làm nhẹ các tác dụng phụ của chúng, như việc chúng làm anh mệt hơn, ít muốn hoạt động, hay buổi tối thì nặng mi mắt, buồn ngủ hơn…

Chị là người quảng giao, chị ưa gặp người này, làm quen người kia…

Lắm lúc anh nghĩ là mình chẳng nên nghĩ gì cả, cái gì đến sẽ đến…

Bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ mà anh mua từ nhiều năm trước khi phát hiện bệnh chắc sẽ là một món quà bất ngờ cho chị và các con, cả bây giờ và sau này, nhưng nghĩ tới mấy thứ đó làm gì cho cuộc đời thêm mất nghĩa sống…

Đêm nay, anh sẽ nói với chị một điều, điều mà anh chưa thể nói với chị tự bao giờ…

Anh phải nói thôi, thời gian không còn nhiều…

Và chị, chị dường như cũng có điều gì đó cần phải nói với anh, bởi nếu không, những lọ nước hoa, mỹ phẩm ngày một đầy sọt rác kia càng thêm vô nghĩa…

Đêm hôm ấy dài lắm, và chị đã nói:

-Em biết chứ, anh có một người phụ nữ mà anh lâu nay vẫn chưa dứt bỏ quan hệ. Em biết tính anh, anh là người cả nể, sợ họ đau đớn.

-Em đã giải quyết xong xuôi hết rồi, em đã nói chuyện với họ, để họ biết mà liệu cách ứng xử.

-Còn em, anh cũng biết rồi, Simon rất thương em, nhưng em không thể… Không phải là vì em vẫn còn chồng còn lũ con, mà vì em thực sự yêu anh.

-Em không dối anh là giữa chúng em có thể có gì, nhưng anh đừng nghĩ em như những người đàn bà khác. Tất cả với em chỉ là công việc thôi. Công việc, gia đình với lũ con và anh!

Anh lặng yên nghe vợ.

Anh không nói gì thêm, mà biết nói gì bây giờ.

Anh chỉ biết rằng, ngoài kia, ngày mai sẽ là một ngày khác. Anh sẽ còn có thể đưa lũ con đi học… Và hoa xuân đang nở khắp con đường, đợi các con anh…

Kent, Anh quốc, 20/4/2015
NGÔ QUỐC PHƯƠNG
(truyện đăng lần đầu ở Văn Việt

http://vanviet.info/van/hoa-trn-pho/)





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 103182)
C ơn mưa từ chiều đến giữa đêm vẫn chưa chấm dứt. Những cuộc hành hình liên tiếp bằng cách quấn rơm chung quanh kẻ bạo loạn rồi đốt giống như thui chó mấy ngày trước thịt vẫn còn khét. Sư bần thần đi lại trong thư phòng. Bất chợt một tiếng sét lớn sáng lòa đánh ngang cây gạo trước cổng chùa. Sư nghe thấy tiếng cây đổ vang dội trong tâm khảm. Điềm báo đến. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng, sư ngồi xuống, xếp bằng hai chân. Tịnh.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93935)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93526)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 188153)
LTS : V ới những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.( TCHL)
13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 108766)
T ôi muốn hỏi cô gái “Tại sao cô lại xâm hình con rồng mà không phải cái gì khác?”. Cô gái nói: “Tôi thích”. Một câu trả lời không trả lời gì cả. “Tại sao cô thích?” Cô gái bảo: “Đi mà hỏi rồng”. Tôi muốn banh đít cô ra để hỏi, nhưng cô đang đối diện với tôi. Có nghĩa là tôi đang đối diện với cái điều “hữu hạn thì hư ảo mà cái vô hạn thì bất khả tri”.
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109053)
-  T ôi rất xin lỗi. Tôi có thể bồi thường. Hoàng cau mày “ Không bồi thường gì cả. Ông xem, thứ nước bẩn thỉu của ông đã làm tổn thương anh bạn bé bỏng này. Nó sẽ chết vì thứ mùi ô uế này” - Tôi nghĩ cái cây này sẽ lớn nhanh hơn. - Ông đang huỷ hoại công viên đấy.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 42174)
N ghe tràng súng "tắc-cù" dưới ghe bắn lên, viên phi công vội vàng nghiêng cánh bay đi. Không biết được báo cáo ra sao mà liền sau đó, hai chiếc trực thăng như tử thần ồn ào xuất hiện. Một chiếc đứng im yểm trợ cho chiếc kia lượn quanh một vòng, hai vòng, rồi chẳng nói chẳng rằng nó xà xuống nhắm chiếc ghe của thím Tư Đực mà khạc dạn xối xả, xong bồi thêm một trái M 79.
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78313)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97149)
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong sạch mấy đời bần nông của gia đình.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91010)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.