- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KIẾN TÁNH

15 Tháng Ba 20171:21 SA(Xem: 31239)

pix-ngoquocphuong[4]

Tác giả: Ngô Quốc Phương, sinh năm 1970, nghề nghiệp: Nhà báo, nguyên Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang sinh sống tại Kent, Anh Quốc, từng có bài vở đăng trên Talawas, Văn Việt...


Sớm tinh mơ, sư chú đi đâu về mặt hớt ha hớt hải:

‘Bạch Thầy, thầy hoan hỉ giúp con, có một nữ thí chủ cứ đứng ngoài hiên cửa Chánh điện, con nói hoài giờ nhà chùa đang nghỉ, mà vị đó cứ đứng ở đó đợi hoài...”

“Con nói sao, thí chủ nào, đợi hoài là đợi cái chi vậy?”, sư cụ đang ngơi nghỉ trên giường chống tay ngồi dậy hỏi đệ tử trẻ.

“Mô Phật, bạch Thầy, người đó muốn xin nhà chùa một loài hoa cho được.... thanh thản ạ!,” sư chú khẽ khàng và lễ độ đáp.

“Vậy sao, có chuyện như thế mà con cũng phải vô hỏi thầy?”, sư cụ ngồi hẳn dậy, khẽ cười và bảo đệ tử.

“Dạ, bạch Thầy, con hiểu ý ngài ạ, nhưng nếu chuyện chỉ đơn thuần có thế, con đâu dám thất lễ vào làm kinh động ngài đọc sách ạ!”, sư chú chắp tay thưa lại.

“Vậy con đã ứng xử thế nào, con có mời thí chủ ấy vô không, hay là để người ta cứ phải đứng ngoài bất tiện thế,” ngài nói và đưa tay ra làm ý với học trò.

“Bạch thầy, con có mời nữ thí chủ vào trong, nhưng vị ấy nói là chỉ xin một loài hoa rồi đi ngay ạ!”

“Vậy sao, vườn nhà chùa đầy muôn hoa đấy, sao con còn chần chừ?”, sư cụ lấy chiếc quạt phe phẩy và khẽ mỉm cười, nói.

“Dạ, lúc đầu con ra sau ao, tìm vài bông sen, sen mùa này đẹp và thơm ngát Thầy ạ, con mang ra đưa tận tay dâng tặng nữ thí chủ, không quên nói là của nhà Chùa và Thầy trụ trì ban tặng,” sư chú nói.

“Nhưng thí chủ lạ lắm, nàng nhìn con và từ chối hương sen!”

“Có chuyện thế sao, Mô Phật! Vậy vị ấy còn muốn gì?,” sư cụ đỡ lấy chén trà sen từ tay đồ đệ sẽ sàng hỏi.

“Dạ, tín chủ muốn xin hoa hồng mà là hoa hồng đỏ thắm ạ? Và cứ nằng nặc đợi ạ,” chàng sư chú đáp và má ửng hồng cả lên.

“Thôi đến đây ta hiểu rồi, con và nữ thí chủ ấy có quen nhau từ trước không? Thế con có để người ta đợi nữa hay là không?”, sư cụ hạ chén trà xuống chiếc bàn nhỏ cạnh đầu giường, nơi có vài cuốn kinh sách ngài đang đọc dở dang.

“Dạ, bạch Thầy, con không dám ạ, con phải vào đây để vấn ý thầy ạ,” sư chú mặt đỏ hết cả lên và hình như hai tay của chàng hơi rung động.

“Mô Phật, con hãy nghe ta, ra ngay sau vườn, tìm khóm hồng nào thắm nhất mà tặng người ta, đừng bao giờ chấp cái gì là sen cái gì không phải là sen cả”, ngài hơi nghiêm giọng nói với học trò.

“Con phải biết ở đời đừng nên chấp bất cứ sự gì, hãy làm ngay những gì có thể, đặng để cho người ta thanh thản, hạnh phúc, an lạc thì làm, con nhé”, ngài nói rồi khẽ xua tay bảo đồ đệ lui ra và nhấc một cuốn kinh lên, khẽ lật trang rồi đọc tiếp.

Ngoài kia, hương thơm của muôn loài hoa theo làn gió mát chợt ùa vào, nghe đâu trong ấy có cả mùi oải hương nào tím lắm một ngày Xuân!

NGÔ QUỐC PHƯƠNG

(08/3/2017- Kent, Anh quốc)







Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Mười Một 20178:59 CH
Khách
"Chiếu kiến ngũ uẩn giai không" chính là đỉnh cao nhất của Phật pháp: “Con phải biết ở đời đừng nên chấp bất cứ sự gì, hãy làm ngay những gì có thể, đặng để cho người ta thanh thản, hạnh phúc, an lạc thì làm, con nhé”. Ở đây "thầy" là biểu tượng của người đạt đạo, còn "trò" là biểu tượng của người đang tu học. Không rõ tác giả có ý nào khác ?
14 Tháng Tư 20176:39 SA
Khách
Quá hay anh Phương câu chuyện tuy ngắn nhưng bao hết từng hơi thở của cuộc sống ,những gì làm được cho Tha nhân nên làm nếu có cơ hội
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 20197:04 CH(Xem: 21348)
Cuộc tình với Tuấn đôi khi kéo tôi thoát được nỗi ám ảnh về Dy. Con đường quen thuộc dẫn chúng tôi đến điểm hẹn hò sẽ đi qua một cây bông gòn cổ thụ duy nhất trong thành phố này, tiếp đến là cây gạo sừng sững. Tuấn thành thạo như đó từng là chốn cũ của anh. Anh hồ hởi lịch thiệp chào chủ nhà hàng, trêu chọc hoặc ngợi khen lũ chó mèo cảnh nuôi trong lồng mà vẫn cẩn trọng bước phía sau tôi khi lên cầu thang. Tuấn sợ đôi giầy cao gót khiến tôi vấp ngã. Tôi yêu Tuấn vụng dại như lần đầu trong đời. Dẫu lúc này, tôi đã ba mươi tuổi. Tôi có chồng con, một mái ấm bình ổn khiến nhiều người thầm ước ao. Tuấn cho tôi cảm giác tôi vừa là một người đàn bà đúng nghĩa lại vừa được chiều chuộng, nâng niu như trẻ nhỏ.
02 Tháng Tư 201911:03 CH(Xem: 20424)
Vân ra toà ly dị vợ. Thì chuyện đôi lứa nay hợp mai tan, thường mà. Ở thành phố bây giờ, ít ai quan tâm đến những cái phiên toà như vậy. Mà thực ra ly dị giờ êm lắm, mấy khi ồn ào toà tiếc lôi thôi đâu. Thuận tình ly hôn, đến toà hai anh chị đương kim vợ chồng, ký rẹt rẹt trước mặt thẩm phán là xong. Thành ra luôn cựu vợ cựu chồng.
28 Tháng Ba 201911:32 CH(Xem: 21500)
Phải như thế không? Tình yêu là gì mà ray rứt tâm hồn người ta như thế? Sao người ta không biết nâng niu quý trọng một người cả cuộc đời sống bên cạnh mình, bỏ cả năm tháng tuổi trẻ, thanh xuân, dành cho riêng mình, dâng cho mình đam mê tận tụy, âu yếm và chờ đợi không bao giờ mong đền đáp lại? Có phải con người chỉ mãi tiếc nuối những gì không có được trong tay, mà không nhận thấy một con tim đau đớn phập phồng thon thót nhịp đập vì mình ngày này qua tháng khác? Có phải tình yêu chỉ là thứ vô thường, đỏng đảnh, chua chát vậy không?
27 Tháng Ba 201912:04 SA(Xem: 20746)
Kha lên phố chợ ban ngày, tìm mãi chẳng gặp cánh cửa mở, chẳng một bóng người qua. Cậu lái xe hàng thuê cho nhà anh bị tử nạn lúc nửa đêm, cảnh sát đã làm xong hiện trường. Kha tức tốc lên đường bằng xe riêng, ý định tìm khoảnh đất trống nào đó lo hậu sự cho kẻ xấu số theo nghi thức của người chết dọc đường. Loanh quanh mãi lại về nơi đỗ xe. Từ gốc thông già nhìn lên, Kha nhận ra bóng người ngồi bên khung cửa sổ. Anh vẫy liên hồi, gọi khản tiếng, cô gái vẫn im như tượng.
08 Tháng Ba 20194:00 CH(Xem: 20755)
Hùng lấy rừng làm nghiệp chính để phụ giúp gia đình. Nói tiếng phụ nhưng anh là nhân vật không thể thiếu trong cái nhà gồm mười một con người. Sự sụp đổ của một chính thể - mà - cha và anh của Hùng là những thành viên đã kéo gia đình rơi tự do. Bao nhiêu của nả sau hai mươi năm lính đã trôi tuột vào hư vô. Cha và anh đi cải tạo nên Hùng phải chủ trì chuyện kiếm sống và thăm nuôi. Một mình không xuể vì thế những đứa em buộc phải nghỉ học. Đứa đi bán cà rem đứa chạy chợ. Má và chị Hùng bê mỗi người một thúng bánh ít trần đi rao khắp làng trên xóm dưới.
26 Tháng Hai 20199:58 CH(Xem: 21791)
Anh từ bên trong nhà bước ra khỏi cánh cửa , anh trở thành “ Một người khác ”. Khoảng cách rằn ranh giữa bên trong và bên ngoài là hai mặt tương phản trắng đen được thêu dệt chằng chịt bằng những đường ngang dọc, dọc ngang rối rấm như một đống bùi nhùi. Chỉ có tôi mới có đủ kiên nhẫn gở từng sợi nhỏ đan chen chi chít để tìm ra một cái gì đó ẩn giấu bên trong cái đầu của anh, nhưng đôi khi tôi cũng mù mờ và không đoán được anh đang nghĩ gì sau khi anh đã trải qua quá nhiều vết thương từ sâu thẳm trong tâm hồn và thể xác.
25 Tháng Hai 201911:55 SA(Xem: 22605)
Quê tôi làng Ngọc, không xa Hà Nội. Tôi cũng hay về nhưng chỉ một lát lại đi. Bố tôi mất đã lâu, mẹ tôi già, bà đã hơn tám mươi, sống cùng gia đình anh cả. Tôi có về những dịp giỗ chạp thì cũng chỉ hỏi thăm mẹ được dăm ba câu. Đưa biếu mẹ ít tiền, hỏi xem mẹ có cần gì, có thiếu thốn gì không…Mẹ tôi những lúc đó thường bảo tôi là chả thiếu gì, ở nhà đã có anh cả lo đầy đủ. Mẹ thường tranh thủ nói với tôi vài điều với cái giọng đầy lo lắng, y như cái giọng ngày xưa, hôm người ôm vai tôi ở bến sông quê. Mà tôi thì lớn khôn rồi đâu có còn như xưa. Mẹ tôi quy y tại gia từ đận bố tôi mất.
25 Tháng Giêng 201912:03 SA(Xem: 23591)
Bên trong là một xác người đang lủng lẳng, sợi dây thòng lọng được cột vào cây xà nhà. Mặt của xác chết quay về phía Lâm. Hai con mắt như lòi ra và cái lưỡi thè lè nhưng bị hai hàm răng cắn chặt lại. Lâm thấy rõ cái lưỡi. Thợ rừng ớn lạnh toàn thân. Trời ơi! Cái gì thế nầy? Não bộ Lâm chừng như tê liệt. Một cơn gió mạnh thổi đến làm bật cánh cửa sổ.
14 Tháng Giêng 201911:34 CH(Xem: 22838)
Mẹ Thúy Diễm là dược sĩ. Cha cô làm chi đó trên huyện. Lâu lâu ông có lên tỉnh để họp. Bà Thúy Thanh – mẹ của ba đứa con hai trai một gái, trong đó có Thúy Diễm - là chủ một Pharmacy rất bề thế của thị trấn Y. Diễm đến trường bằng xe hơi có tài xế đưa đi đón về. Hai anh trai của cô không đỗ đại học vì thế họ vào trung cấp dược. Ra trường thì nơi thi thố tài năng là cửa hiệu của gia đình. Bán thuốc theo toa bác sĩ hay khách hàng yêu cầu :“Cho tôi ba ngày thuốc cảm ho” thì Thúy còn bán được nói chi hai ông trung cấp.
07 Tháng Giêng 20194:17 CH(Xem: 21591)
Dịp gần đây tại nước Nam, có tay nhà văn trong một cơn hứng khởi rồ dại, bỗng nảy ra ý định viết lại những câu chuyện cổ tích bi thảm của nước hắn. Những câu chuyện hắn đã được nghe, kể, giảng giải từ bé. Nay lớn lên. Già đi. Hắn chợt thấy những câu chuyện kia không đâu vào đâu. Hơi ngớ ngẩn. Thậm chí là phi nhân. Truyện trò gì mà lại đi ca ngợi một con mụ ác như hổ, đem em gái mình- dù là cùng bố khác mẹ thì vẫn là ruột thịt, chặt từng khúc, ngâm thành mắm gửi cho mẹ nó ăn. Khiếp hãi. Thế mà thời nay có ông nhạc sĩ còn cho vào bài hát, cả nước véo von. Rồi nữa, chuyện một ông vua có mỗi cô con gái. Yêu thương nhất mực. Mất nước phải chạy trốn cũng mang theo. Thế mà chỉ nghe lời xúc xiểm của con rùa mà chém bay đầu con, để thành ra mối hận thiên thu không tan...