- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Chị Mùi

18 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 41589)

Chị Mùi

Mấy ngày qua tôi liên tiếp nhận được video clip "Chị Mùi" do bạn bè gửi tới. Chị Mùi, nếu viết đầy đủ tên họ thì là Lý Thị Mùi, nhưng tôi lại chỉ muốn gọi là "chị Mùi". Nghe đơn giản hơn. Đơn giản như chính cuộc đời của chị. Chồng chị bị bệnh tâm thần phải vào nằm trong nhà thương. Gia đình chồng bảo chị cũng bị tâm thần nên đuổi chị ra khỏi nhà. Chị lang thang trên đường phố Hà Nội với đứa con trai khoảng ba, bốn tuổi tên Phá. Sống lang thang trên đường phố hẳn phải cơ cực, nhưng chị lại chẳng cảm thấy cơ cực chút nào. Trong những thước phim do nhiếp ảnh gia Ehrin Macksay quay cảnh sinh hoạt của hai mẹ con trên đường phố, chị sống rất thoải mái. Đầu chị cạo trọc lốc. Trên người chị độc nhất chỉ có chiếc quần xà lỏn đàn ông màu trắng rộng thùng thình. Chỉ có vậy, ngực trần phô ra giữa đường phố trước mắt người qua lại. Nếu cần kể thêm thì có thêm hai chiếc bao đựng rác màu đen toòng teng trên hai tay trong đó đựng chi không rõ. Tôi đoán là vật dụng sinh sống thường ngày của hai mẹ con.

Ban ngày hai mẹ con đi lang thang, chị cúi xuống lượm từng cọng rác, từng mẩu thuốc lá trên đường, miệng nói để cho đường xá sạch sẽ. Dưới gầm cầu, chị lượm những ống chích chắc của dân chích choác dùng xong vứt lại bừa bãi, miệng chị an nhiên nói để mọi người khỏi dẵm phải, nhất là những người đi chân đất như chị. Ăn thì có gì ăn nấy, miễn no bụng thì thôi. Có xin được chút gì kha khá thì để cho thằng con.

Tối thì tới lúc buồn ngủ, gặp chỗ nào là ngủ chỗ đó. Không cần chọn lựa. Không kiếm tìm chỗ tốt. Cứ như thú hoang phơi phới tự do. Cần tắm rửa thì ra bờ sông, hai mẹ con trần truồng vui đùa trên bãi cát, đắp bùn trên người, chạy nhảy vô tư. Chị mới biết tới đạo Phật được ít năm, nói chưa hiểu gì nhiều nhưng cũng tập thiền cho tâm trí rũ sạch hệ lụy. Chị tập các bài thiền trên cát, trần truồng. Tôi không nhìn thấy nét e thẹn nào trên mặt chị. Như đó là một chuyện tự nhiên không có gì mà đầu óc phải vương vấn. Chị thấy trần truồng không quần áo là thoát khỏi mọi vướng víu. Chị cho rằng sống như thế thật vui vẻ và thoải mái. Tha hồ muốn làm gì thì làm. Chị Mùi sống như vậy từ năm 1996. Năm nay 2008. Cũng đã qua một chu kỳ. Con giáp nọ đã đụng con giáp kia.

Xem xong đoạn phim ngắn, đầu óc tôi bị ám ảnh dài dài. Có một cuộc sống như vậy chăng? Cuộc sống của chúng ta có lớp lang. Ăn làm sao, mặc làm sao, nói năng làm sao, yêu ra sao, ngủ ra sao, chúng ta là những bản sao của nhau. Cứ nhìn người khác mà sống. Sống không cho mình mà nhìn người bên cạnh để sống. Bon chen, tị hiềm, ganh ghét. Có nhiều lúc chúng ta thấy chật chội tù túng trong cái khuôn vuông vức nhưng hình như chúng ta ngại nhúc nhích. Chúng ta như những con chim bị nhốt trong lồng quá lâu, khi được thả ra, rối cánh không còn muốn bay, cứ quanh quẩn bên cóng nước, máng gạo trong lồng.

Nhìn hai mẹ con chị Mùi trần trụi trong cuộc sống hồn nhiên, tôi bỗng thấy thương mình, thương người. Chúng ta là tù nhân của chính chúng ta chăng? Hình như vậy!

03/2008 

Màu Xe

Báo chí Việt Nam vừa loan báo một sự kiện chấn động dư luận: chiếc xe hiệu Phantom do hãng Rolls-Royce của Anh chế tạo vừa về đến Tân Sơn Nhứt ngày 29 tháng 1 năm 2008 để kịp lăn bánh trên thành phố vào dịp Tết. Chiếc xe được bà Dương Thị Bạch Diệp, một đại gia nhà đất, đặt làm theo ý riêng. Đặt chứ không phải mua. Logo xe có gắn tên bà. Bên trong xe được thực hiện theo ý bà. Xe được chở bằng máy bay mất hai ngày mới về tới Việt Nam. Hai chuyên viên của Rolls-Royce đã tháp tùng qua để hoàn tất những chi tiết cuối cùng tại Sài Gòn. Trị giá chiếc xe là một triệu rưởi đô la Mỹ.

Báo cũng có đăng bức hình bà Diệp ra Tân Sơn Nhứt đứng cạnh của quý. Hình quá nhỏ nên không rõ nét mặt bà lúc đó ra sao. Chiếc xe không được đăng ký bảng số tại Sài Gòn mà đăng ký ở Bình Định, nơi quê hương bản quán của chủ nhân. Ngoài lý do áo gấm về làng còn một lý do nữa là bảng số đăng ký ở đây mới có hàng số hiệu là 77L. Theo bà Diệp, số 7 theo tướng số của bà là số hên. Cũng vẫn bà tán tụng: con số 7 chứa nhiều yếu tố thần bí như 7 kỳ quan thế giới hay 7 bộ phận quan trọng trên khuôn mặt con người (2 mắt, 2 lỗ mũi, 2 tai và miệng). Bởi vậy nên không biết bằng cách nào bà lấy được số đăng ký là bốn con số 7 thành 7777. Như vậy bảng số xe là: 77L – 7777. Bà đại gia tán thêm: chữ L lật ngược lại cũng là số 7 nên bảng số của bà phải được đọc là 777 – 7777. Khi xe chạy trên đường phố mọi người nhìn vào bảng số thì không thấy chữ L lật ngược. Không biết chủ nhân có lật ngược chữ L không thì không một ai rõ.

Câu bà trả lời phóng viên báo mạng VnExpress khi lần đầu được ôm chiếc xe tại phi trường nhấn mạnh tới điểm bà ưng ý nhất là màu sắc lạ của chiếc xe mà chưa một chiếc xe nào lăn bánh trên đường phố Sài Gòn có.

Tôi đọc tin này cho bà cụ tôi nghe. Cụ ăn tiền già, mỗi tháng đều trích ra một hai trăm gửi về Việt Nam, khi thì giúp đỡ những bà con nghèo, khi thì giúp một thương phế binh mất chân mất tay hay mất cả cuộc đời. Nghe xong cụ lắc đầu không nói gì. Tôi thử ướm một con tính nhỏ trong đầu: vài trăm của cụ được bao nhiêu phần trăm của một triệu rưởi. Nếu với tay lấy cái máy tính thì ra ngay nhưng tôi ngại không dám tính. Tôi nghĩ đến những số tiền chắt chiu, người vài chục người một trăm, mà báo chí và các hội đoàn ở hải ngoại quyên góp để đưa về giúp đồng bào nghèo khổ ở Việt Nam. Đồng tiền đô có màu xanh. Màu chiếc xe quý giá của bà Diệp cũng là màu xanh. Nhưng hai màu khác nhau. Một màu tìm tới người khác và một màu tìm vào lòng hãnh tiến. Chẳng lẽ cùng là mắt người Việt mà mắt này nhìn khác mắt kia.

Khi tôi đi tù cải tạo về, phường khóm o ép tôi đưa gia đình đi vùng kinh tế mới, vùng tử địa cho những thị dân rời thành phố, tôi đã cố tránh né bằng mọi cách. Cùng đối đế tôi phải chui vào cái gọi là "Hội Trí Thức Yêu Nước" để được yên thân. Họ đưa tôi đi học một lớp nghiệp vụ sáu tháng để bổ tôi đi dạy học. Gọi là lớp nghiệp vụ nhưng thực ra trọng tâm là học triết học Mác – Lê. Ê a cho qua cơn bỉ cực, tôi chẳng nhớ gì được nhiều về cái triết học trở thành tôn giáo này. Nhưng tới bây giờ tôi còn nhớ đại khái một câu của Mác. Dĩ nhiên tôi không thể nhớ nguyên văn. Mác bảo là một con vật không thể đang tâm trau chuốt bộ lông của mình trước những đau khổ của đồng loại.

Chiếc xe Phantom giá một triệu rưởi đô la Mỹ không có lông, còn bà Diệp chắc chỉ có lá!

SONG THAO
03/2008

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 87956)
Trong mọi cuộc chiến tranh, chiến tranh nào cũng vậy, không có kẻ thắng. Nhưng bao giờ cũng có một kẻ bại, một kẻ bại duy nhất - là nhân dân. [...] Đừng lừa dối nhân dân bằng những lời nói suông. Nhân dân rất sáng suốt. Người ta biết ai là người trung thực và kẻ nào là tên bịp bợm. Hãy nhớ lời Nguyễn Trãi “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 103197)
C ơn mưa từ chiều đến giữa đêm vẫn chưa chấm dứt. Những cuộc hành hình liên tiếp bằng cách quấn rơm chung quanh kẻ bạo loạn rồi đốt giống như thui chó mấy ngày trước thịt vẫn còn khét. Sư bần thần đi lại trong thư phòng. Bất chợt một tiếng sét lớn sáng lòa đánh ngang cây gạo trước cổng chùa. Sư nghe thấy tiếng cây đổ vang dội trong tâm khảm. Điềm báo đến. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng, sư ngồi xuống, xếp bằng hai chân. Tịnh.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 94139)
...T ại sao lại đặt cột mốc trước và sau 30-4-1975 cho lý lịch của mỗi con người? Ngày chấm dứt chiến tranh, ngày hòa bình, ngày thống nhất đất nước. Đó cũng là ngày phán xử. Kẻ thua người thắng. Ngày định phận. Kẻ có công người có tội. Và mỗi lần khai lý lịch là mỗi lần xác nhận cái sự thua thắng, công tội đó. Một lằn ranh không cho phép ai vượt qua. Một sự chia cắt vĩnh viễn giữa các con người, giữa các công dân...
26 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 93569)
LTS : Nhà văn Cao Xuân Huy mất vào mùa Thu 2010, đã có rất nhiều bài viết về anh trên các báo in và báo mạng. Tạp chí Hợp Lưu trong thời gian đó chỉ kịp đăng lời phân ưu. Đến nay, Hợp Lưu 113 số tháng Ba và Tư của năm 2011, chúng tôi xin dành riêng một số trang đặc biệt để đăng những bài viết về anh của văn hữu Hợp Lưu, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt. Tạp C hí Hợp Lưu
23 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 188241)
LTS : V ới những trang viết thật ngắn, bằng nét phát hoạ tưởng như vô tình, Hoài Băng gởi đến độc giả một bức tranh, một khúc phim ngắn như vết dao cắt trong lòng người đọc về xã hội Việt Nam ngày nay.( TCHL)
13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 108780)
T ôi muốn hỏi cô gái “Tại sao cô lại xâm hình con rồng mà không phải cái gì khác?”. Cô gái nói: “Tôi thích”. Một câu trả lời không trả lời gì cả. “Tại sao cô thích?” Cô gái bảo: “Đi mà hỏi rồng”. Tôi muốn banh đít cô ra để hỏi, nhưng cô đang đối diện với tôi. Có nghĩa là tôi đang đối diện với cái điều “hữu hạn thì hư ảo mà cái vô hạn thì bất khả tri”.
12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109075)
-  T ôi rất xin lỗi. Tôi có thể bồi thường. Hoàng cau mày “ Không bồi thường gì cả. Ông xem, thứ nước bẩn thỉu của ông đã làm tổn thương anh bạn bé bỏng này. Nó sẽ chết vì thứ mùi ô uế này” - Tôi nghĩ cái cây này sẽ lớn nhanh hơn. - Ông đang huỷ hoại công viên đấy.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 42180)
N ghe tràng súng "tắc-cù" dưới ghe bắn lên, viên phi công vội vàng nghiêng cánh bay đi. Không biết được báo cáo ra sao mà liền sau đó, hai chiếc trực thăng như tử thần ồn ào xuất hiện. Một chiếc đứng im yểm trợ cho chiếc kia lượn quanh một vòng, hai vòng, rồi chẳng nói chẳng rằng nó xà xuống nhắm chiếc ghe của thím Tư Đực mà khạc dạn xối xả, xong bồi thêm một trái M 79.
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 78333)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97169)
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong sạch mấy đời bần nông của gia đình.