- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những kẻ thích ăn “cờ tây”

02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112245)


cotay_khiemnhu_2-content
 
Bác sỹ nói Bình không thể tiếp tục ăn thịt chó nữa. Lắm chuyện. Khi thì nói tốt chó sức khỏe. Khi nói thừa đạm. Bệnh với tật.
Da đen sạm, chỉ đợi ngày chết nữa thôi. Tạm thời hắn vẫn ăn thịt chó, sáng trưa chiều tối, thậm chí là khuya. Lúc nào cũng khuyến cáo, nghe khiếp.
Dấu hiệu tuổi già đến bằng mấy sợi tóc bạc.
Bình ăn thịt chó như ăn cơm bữa, nhìn hắn ăn thấy xấu quá, thảm hại, tóc nhờn bóng, mồ hôi, da mặt nhầy nhà nhầy nhụa. Cô người yêu không còn gần gũi với Bình như trước, thấy mình đếch còn cần gái gú gì nữa…, mà đời này mình cần gì ai chứ. Chẳng thèm bận tâm đến ai, cũng chẳng còn ai bận tâm. Bình- kẻ thích ăn thịt chó nhất thế gian.
Hắn sẽ chết sớm vì ăn quá nhiều thịt chó cho mà xem.
 
***
Con kênh đã được nạo vét tươm tất, nhưng chẳng cây bèo nào con cá nào sống nổi. Người ta không còn gọi nó là dòng sông Chết nữa. Hai bên bờ kè, quán nhậu nhan nhản, lấp lánh đèn xanh đỏ mờ ảo. Tiếng chúc tụng líu lo leng keng. Ông Thư nói, hôm nọ ngồi uống, mười hai giờ triều cường dâng, không biết có phải vì rượu vô hay không mà nghĩ là đang ngồi bên dòng sông Sen. Ông này đúng là khéo tưởng tượng. Lại còn cầm ghi ta ra nghêu ngáo hát, nhìn như tâm thần. Mỗi lần ông Thư nói, nói thật nhìn hai con mắt lồi ghê chết đi được. Làm mấy con bé phục vụ cứ đùn đẩy nhau, chẳng đứa nào muốn lại gần cái Bàn 13 quỷ quái đó.
Quán 29 Món chó mới tám giờ đã không còn một chỗ ngồi. Đến chậm chân đành ngậm ngùi dắt xe về. Họ đã mua thêm bao nhiều bàn ghế, thuê thêm bao nhiêu nhân viên nhưng vẫn không phục vụ hết được. Có khi thực khách khúm núm ngồi ké bàn, ăn được mới cam lòng. Quán cà phê cũng vậy, không hiểu sao bọn trai gái cứ thích ngồi ngoài bờ kè tâm sự. Cũng như thịt chó, bao nhiêu quán cà phê mở ra cũng không đủ. Đặc sản bắc trung nam tràn ngập sôi động.
Đối diện với chó là phố nướng. Cá nướng & Các đặc sản khác. Những cái bảng hiệu đọc nghe vui tai. Câu lạc bộ thịt cầy- là địa điểm nổi bật nhất. Hầu như khách cả hai bốn trên hai bốn. Bà chủ quán lại tốt bụng chứ. (Tôi đang làm việc quảng cáo nên có thể hơi phảng phất chút bệnh nghề nghiệp. Bà chủ quán đó là cô ruột của tôi chứ ít gì).
Chó Cố Đô, Chó Thủ Đô, Chó Thái Bình, Chó Nhật Tân, Chó Cao Nguyên, Chó Phố Núi, Chó Thui Rơm, Chó viết bằng tiếng Anh, Chó ngồi lê vỉa hè uống rượu Kim Sơn, Bàu Đá, Chó ngồi bàn ghế gỗ hương uống Tiger rượu ngoại. Chó xướng danh lên hóa đơn đỏ để khấu trừ mỗi chuyến khách đi công tác. Quán Nhậu Anh Em Đặc sản chó và dê. Quán nướng Tứ Xuyên. Dê nướng Ninh Bình. Sơn Dương Quán. Điểm hẹn Thịt Cầy. Cầy tơ bảy món. Chó Hà Nội.
Quán ruột của Bình hơi vắng một chút, dân dã, quê quê, vậy mới thích. Khách Việt Kiều, nước ngoài, ai hắn cũng dẫn đến đây. Chủ quán Cây Xoài được Bình đặt tên là Thằng chó già nhưng hắn không giận, thậm chí còn khoái. Mỗi lần thấy Bình đến, có bận đến mấy, Thằng chó già cũng đến uống một ly, rỗi thì uống nhiều, nói chuyện thời sự, sang thì đọc thơ.
Thằng chó già nói Bình là bạn hữu. Say say lên hai thằng lại than vãn sự đời, vợ con, bạn bè, đứa này chơi bẩn, đứa này chơi được, đứa này sòng phẳng, thời quái gì mà học sinh suốt ngày đánh nhau rồi quay phim, mất dạy. Lâu lâu đánh mấy ván tiến lên. Thằng chó già có con vợ béo núc ních, thấy chồng thua tiền thì ả lườm ả nguýt, ả nói bóng nói gió, thắng thì cười khoe hết cả hàm răng ra, mắt híp lại. Răng lại vừa hô vừa vàng. Vợ chồng Thằng chó già uống bao nhiêu thuốc, đi khắp nơi cúng vái cũng không có con nên xin đứa con nuôi. Con bé đó nấu thịt cầy ngon hết sẩy.
Hôm nay Bình uống ít, nói tửu lượng tao mỗi ngày một kém. Chỉ thèm ăn mày ạ. Ăn cả ngày mà chẳng thấy no cứt gì cả.

***
Mồng hai tết, Bình lao xuống bếp thấy có chén nước để trên kệ bếp, uống một hơi, ai dè uống nhầm phải mỡ. Gớm chết đi được. Mà lại là mỡ chó chứ. Mấy ngày tất niên vừa rồi đã biến hắn ì ạch như con gà công nghiệp. Hắn nôn thốc tháo ra bồn rửa chén. Con vợ hắn đứng nhìn. Thường tình nhậu nhẹt hắn cũng vậy nên hơi đâu mà lo. Cái bồn rửa chén lênh láng mỡ, ngập ngụa như giun bò. Nôn chán nôn chê. Mỡ chó lềnh bềnh. Chắc phải xả mất hai khối nước. Mắt trợn như long ra. Mồm há hốc. Quái quỷ. Mỡ chó. Hay con vợ mình nó gài. Nó muốn giết mình? Mà giết làm gì chứ. Ngà ngà chẳng thấy gì. Kệ cha nó.
Nôn chán lại đói. Mà vợ hắn kiếm đâu ra mà nhiều mỡ chó vậy chứ. Vợ nói nhà có ma, xin ít mỡ chó về trừ ma. Không có một hạt cơm để ăn. Tết, quên mất, tết, tết mà. Hắn tu sáu chai DR Thanh mát gan giải độc thanh lọc cơ thể không lo sợ nóng trong. Hai ngày hai lốc mười hai chai. Ba ngày ba lốc, không lo sợ nóng trong người nữa. Dạ dày ơi, dạ dày ơi. Gan ơi, mật ơi, phổi ơi.
Cái dạ dày quợ quậy không yên. Nhưng hắn không thể không thương cái miệng thèm ăn của mình. Rồi ba ngày tết cũng hết, phải ăn cho bằng được thịt chó. Không lẽ mười mấy quận không kiếm nổi một cái quán. Điên tiết, hắn rồ gào chạy như thằng dở hơi ra đường. Đường vắng tanh. Đèn đỏ mặc, cũng chẳng có công an giao thông, đi nhanh thôi, không để dạ dày nó quằn quại như vậy. Mấy ngày tết hắn đã phải uống thuốc ngủ rồi. Chỉ có cảm giác mệt rã rượi và buồn ngủ. Giờ phải ăn, quên mẹ nó đi, chó sạch chó bẩn, chó vỉa hè chó nhà hàng tao cũng ăn. Chó đánh bả tao cũng ăn. Chết cũng được.
Khỉ thật. Họ treo bảng Chó Khai Xuân mà chả thấy chó đâu. Ông chủ nói, lấy ngày cho đẹp, chưa bán, xin lỗi, mong bác thông cảm. Có gì mồng bảy bác ghé. Ba chìm bảy nổi. Mồng bảy thì nói làm gì. Hắn lại rồ ga phóng như ăn cướp, như thượng đế hiểu hắn, chẳng có một đèn đỏ đèn vàng nào cản trở hắn. Đi thì đi cho trót, không lẽ về. Nhục.
Chủ quán thịt chó nói nhớ hắn. Hắn đã thề, đanh thép, sẽ không bao giờ rớ đến miếng thịt chó nữa.
Có cho tao vàng tao cũng không ăn. Cứt.
Mấy ông bạn của hắn đến, miệng nặc mùi chó và bia, rủ hắn, làm tăng ba. Hắn khua tay. Cứt. Tao đ. đi. Hắn thấy lợm lợm miệng.
Cho cái gì vô miệng, hắn cũng nôn ra cho bằng sạch. Lúc nào cũng đói, cồn cào như kiến bò trong bụng. Mấy ngày sau, hắn đi viện, họ nói viêm dạ dày. Uống rồi tiêm và truyền dịch, rồi tẩm bổ. Chẳng được gì. Hắn gầy hẳn. Cái mặt béo bệu của hắn giờ chảy dài ra. Da bụng tùa lại thành đống, lỏng bỏng. Chỉ cần đưa tay lên xoa xoa bụng, những lớp mỡ bụng cứ chảy qua bên này, chảy qua bên kia. Buông tay ra, chúng như muốn rời khỏi thân thể hắn.
Hắn hù vợ đốt nhà, nếu vợ hắn cứ tiếp tục xử sự với hắn như vậy.
Bệnh viện chật cứng người vì ăn uống không điều độ. Có một phần bị ngộ độc. Nhóm bạn, mà hắn gọi là chính hữu, hai mươi lăm thằng nằm viện. Da vàng chạch, khô queo như vỏ chanh. Bọn này mới ham vui chứ, bày đặt nằm chung một nơi. Có đứa, cũng có vợ đi chăm sóc, cái mặt cũng đẹp, tận tình, ân cần. Có mấy thằng thì có bồ đến. Nhưng mấy con này không làm ăn được gì, tay chân khều khều, móng dài ngoằng, nhọn hoắt đỏ như máu vẽ vời lên dày như sáp. Nước hoa với son phấn thơm nức. Lượn lờ, nhắn tin, vuốt ve, ấu yếm, gọi điện, cười, nhăn nhó rồi lườn lờ.

***
Bệnh dạ dày cuối cùng cũng chữa khỏi. Nhìn đống thuốc mà nhớ đời. Nhưng không sao.
Hai giờ rồi. Đi làm một bữa cho đã đời, nhớ quá.
Giữa bao nhiều là người, nhưng hắn vẫn ăn vội vàng, hắn sợ họ ăn hết của hắn. Vì thịt chó quá ngon, và nhất là quán này. Nó chẳng cần nhiều tiền. Vậy mới sướng.
Hắn thường ngồi bên bờ kè ăn thịt chó, và nhìn dòng sông trôi. Nói cho đúng, thì cái hắn gọi là dòng sông đã không còn là sông từ lâu lắm rồi.
Hắn có bốn mươi năm tuổi ăn thịt chó. Vợ hắn nghĩ hắn chỉ ăn vài ba năm nay. Không hiểu sao hắn dấu diếm hay đến vậy. Hắn lắc đầu, cười, bí mật. Hắn nói con chó hơi già. Làm được mấy món, ăn ngon, thích, nhớ đời.
Quán thịt chó này ngon nhất Sài Gòn. Tọa lạc bên bờ kè. Như thách thức mưa gió, thậm chí là mỗi chiều những trận triều cường lên bẩn thỉu. Tắc đường cũng chẳng là gì. Một con chó chế biến được hai mươi chín món. Mà món nào cũng ngon. Ăn một lần là nhớ mãi. Mặc dù dòng sông này ai ngửi phải mùi của nó đều viêm xoang, nhưng chẳng thể nào làm giảm đi cái vị cay nồng và thơm ngon đặc biệt của thịt chó, của rượu, của bia trong lúc họ ngồi đàn hát.
Họ đã ngồi từ hai giờ chiều. Họ hẹn một số người bạn. Đây là quán mối của họ, ở đây đã nảy sinh những mối quan hệ. Đến nay câu lạc bộ của họ đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ tám. Bình có đến hơn một trăm người được hắn gọi là bạn hữu.
Sáng điểm tâm thịt chó. Trưa thịt chó. Tối thịt chó. Khuya thịt chó. Chó mọi nơi mọi lúc, có thể. Nếu một ngày không cho thịt chó vào miệng thì vô nghĩa quá. Như ban đầu giới thiệu, kẻ mê thịt chó này tên Bình. Hắn không chơi với Thằng chó già, vì món dồi của hắn không nuốt được nữa. Làm ăn kiểu đó, mất cả bạn hữu. Hắn chơi với Long. Đúng là cặp trời sinh, cứ như sinh ra để kết bạn và nhậu thịt chó với nhau.
Hắn không đặt bút ký vào lá đơn ly hôn nhưng việc ly hôn của họ vẫn diễn ra bình thường. Vợ hắn coi hắn là quái vật, bây giờ không có sự trên đời ghê tởm bằng chồng mình, nàng nhập viện tâm thần hai tháng, ra viện vẫn không thay đổi được điều gì. Mỗi khi Bình chạm vào nàng chỉ gây cho cô ả cảm giác mình đang đối diện với một con chó sói mắt đỏ, lưỡi thè dài ra nhễ nhại nước miếng. Thậm chí hắn dám không nhìn đối diện.
Cũng may cho vợ hắn. Mấy ngày sau đó, không hiểu có phải đó là chứng bệnh gì đó hay không mà Bình mắc chứng đi lui. Ai cũng thấy lạ, cả phố xếp hàng nhìn hắn. Nghìn nghịt tắc cả đường. Cảnh sát phải dẹp đường. Họ ban bố lệnh cấm, nên mọi người đỡ bớt đổ ra đường xem hắn đi lui.
Hắn bị chứng bệnh đi lui.
Hắn đi một đoạn, nhận ra điều này. Nó khá xa nhà rồi. Hắn hơi sợ, tay chân hắn run, miệng va vào nhau cầm cập. Hắn lại thử thêm một đoạn. Hắn lẩm bẩm, vô ích rồi, Bình ơi. Dù mặt mũi hướng về trước nhưng cái lưng và chân hắn vẫn cứ đi lui. Hắn không thể đi đứng bình thường, hắn buồn quá. Đến thành phố B, ai cũng ngạc nhiên nhìn hắn. Tiếp tục đi. Cái đầu hắn vẫn bình thường, nhưng chân thì đi lui. Cụ thể là không có sự thay đổi gì, chẳng ai bẻ cổ ngược ra sau, cả tấm thân cũng vậy.
Thôi thì đến thành phố C. Nhìn xung quanh, chẳng ai đi đứng kiểu như hắn, nhưng hắn chẳng thấy khó khăn gì cả. Hắn giao tiếp bình thường.

KHIÊM NHU
Sài Gòn, Tết 2011

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 40740)
Hương leo lên một con dốc nhỏ, con dốc không dài lắm, gió thổi nhè nhẹ và mùa hè hình như vừa đi qua, hoa dã quỳ đã nở ngập ngừng hai bên lối đi, báo hiệu mùa thu đang bước vào thành phố. Con dốc này thân quen với cô lắm, cả một tuổi thơ của cô giấu trong những lùm cây, bụi cỏ, luống hoa và bay lang thang cùng những bông cỏ may nơi đây.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87556)
C húng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Tết Giáp Tuất. Tôi về sống ngôi nhà của Quý, phía nam phần lục địa. Trái đất xoay như thỏi đá cứng, những cạnh gai góc cắt vào chốn vô hình. Mỗi trưa, tôi với Quý và Chiến - cũng một người bạn ở nhờ - bầy những tiệc rượu đón bắt những vô hình mà cả ba đều linh cảm rất rõ, theo sóng của cây rừng tràn đến tận thềm. Cả một triền núi lươn lướt tắp đến bàn rượu. Cơ ngơi của Quý to lớn sừng sững.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86754)
Những cái chết sau quá khứ về sau vẫn tiếp tục tiếp diễn mãi cho đến tận bây giờ. Những cái chết trên biển, bên kia biển, và bên này đất liền.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87517)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98964)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92907)
Nguyễn Thị Thảo An sinh ngày 03 tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn, tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, hiện định cư tại Kennesaw Georgia, USA . Tác phẩm : *Tuyển Tập (in chung với 4 tác giả khác) *Bức Phù điêu Khắc Cạn (tập truyện, Văn Mới 2001)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 88338)
Bạn có thấy đâu đó, người ta bày bán ba hình tượng ngồi riêng rẽ với hai bàn tay bịt kín hai mắt, bịt kín đôi tai, bịt kín miệng? Hay có lúc ba người ngồi chồng lên nhau theo thể hình tháp. Đứng nhìn lâu, có chút sảng khoái ở nghệ thuật mời chào. Nhưng đem về tập tành chủ nghĩa sống theo. Không thấy. Không nghe. Không nói. Bạn mới thấy nỗi niềm của từng nhịp thở ở đôi tay người.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 95814)
Sự thật là tôi không khóc khi chị cướp mất người đàn ông của tôi. Chị trơ trẽn mơn trớn anh ngay trước mắt tôi, rồi lại giả đò lúng túng vì những hành động ấy. Giá tôi có thể đẩy chị về nơi thật xa. Đẩy chị vào khoảng không vô chừng của bóng tối, trong sa mạc, cát bụi.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82931)
Thật trơ trẽn, chúng nó hít hà, giá mà bóp vú em - dù chỉ qua lớp áo bà ba và áo nịt - được cái thì dù tử thần bảo phải nhượng cho mươi tuổi thọ, chúng cũng ký cả hai tay. Chàng cười diễu, bọn mày chẳng biết thế nào là tình ái. Chẳng chịu khó tìm phương đến đích. Nếu chinh phục được họ, sá gì hai quả đào mưng sữa kia chứ, bao nhiêu hầm mỏ ruộng nương mà các cô không dâng sạch cho tình lang?
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94548)
...Cô y tá nựng tôi! Tôi chồm lên ngang vai rồi liếm vào mồm, cô ngã ngửa ra, tôi tiếp tục vồ lấy. Tôi hôn cô. Tôi hít cô. Tôi xé quần áo cô. Tôi kiên quyết không rời cô. Tôi không có ý thức, mà cũng chẳng biết đạo đức là gì? Tôi đã tấn công cô y tá, đấy là họ bảo tôi thế, có người bàn thiến hai hạt dái của tôi...