- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cấm

12 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 109294)

 

 


camdaibay_2-content


 Việc đặt biển báo cấm đái bậy ở công viên và thực hiện nghiêm túc những gì trong đó đã là phận sự không tránh được của những người quản lí công viên. Bảo vệ có tránh nhiệm trừng phạt những ai làm cái trò vô văn hoá đó.

 Hôm nay Hoàng - một bảo vệ trong công viên đã bắt được quả tang một người dám phá hoại luật lệ của công viên. Ông ta đái vào cây Lan Hồ Điệp đẹp và lớn nhất trong công viên. Công viên hoa này vậy đã thành ô uế.

 - Tôi thành thật xin lỗi, tất cả chỉ vì tôi không nhịn được mà trong công viên này nhà vệ sinh xây vẫn chưa xong.

 Người đàn ông luống tuổi, bộ dạng nhếch nhác, mái tóc bết đất cố nài nỉ. Hoàng giơ dùi cui lên, gã quát “ Ông bạn phải chịu trách nhiệm về chuyện này. Nếu đây là nước ngoài ông đã phải vào tù rồi”

 - Tôi rất xin lỗi. Tôi có thể bồi thường.

 Hoàng cau mày “ Không bồi thường gì cả. Ông xem, thứ nước bẩn thỉu của ông đã làm tổn thương anh bạn bé bỏng này. Nó sẽ chết vì thứ mùi ô uế này”

 - Tôi nghĩ cái cây này sẽ lớn nhanh hơn.

 - Ông đang huỷ hoại công viên đấy.

 Hoàng chĩa dùi cui vào mặt người đàn ông “ Tôi sẽ đưa ông tới gặp quản lí công viên. Ông ấy sẽ nói cho ông rõ”

 Người đàn ông vò đầu, ông bảo “ Chỉ là một bãi nước tiểu thôi mà.”

 - Ai cũng như ông thì công viên hoa này sẽ thành công viên nước đái.

 - Lỗi cũng ở các anh. Các anh xây một công viên lớn như vậy. Các chậu hoa đẹp và hệ thống tưới cây hiện đại cùng những nhà ăn sang trọng mà quên rằng khi đã ăn quá tải con người cần làm gì.

 - Xin lỗi ông. Những công trình hiện đại này là đủ cho một công viên rồi. Ông nhìn mà coi. Ở đâu mà lại đẹp và tự do như ở đây. Các ông có thể đưa tình nhân vào những rậm khuất rúc rích mà không ai nói gì, ông có thể mang bóng đến đá và thoải mái ngắm nhìn những loại cây đẹp nhất với giá vé rẻ mạt.

 - Tự do nhưng các người vẫn đặt biển báo.

 - Cái gì cũng có quy định. Đến đây ông được tự do nhưng sự tự do đấy vẫn phải theo quy định của công viên.

 Hoàng ngắm người đàn ông một lần nữa. Rõ là một ông già quê mùa dở hơi. Mùi thơm của những khóm hồng, lan chi hồ điệp không xua được thứ mùi chua nồng trên cơ thể ông. Hoàng nói “Ông già, hãy cùng tôi gặp quản lí. Nhưng trước hết hãy cho tôi xem chứng minh thư và giấy lái xe của ông”

 - Này. Anh là bảo vệ chứ không phải cảnh sát và tôi cũng không phải phạm tội gì lớn lắm.

 - Tôi muốn biết lai lịch của ông. Ông phải tuân theo quy định công viên chứ.

 Gã chỉ tay vào biển nội quy đặt ở gần đó. Ở mục gần cuối có ghi “ Nếu ai vi phạm và bị bảo vệ công viên bắt được. Bảo vệ có toàn quyền xử lí”

 Ông già đành nghe theo. Ông loay hoay rút chiếc ví da rách nát rồi lấy chứng minh và bằng lái xe ra. Hoàng xéo mắt nhìn, gã giật lấy ví. Người đàn ông bảo “ Anh làm gì vậy”. Hoàng nói “ Tôi muốn tự tay kiểm tra”

 Gã lục trong lục ngoài. Tiền chẳng nhiều lắm. Gã kéo khoá ngăn ngoài cùng. Có một tờ danh thiếp. Gã chun mũi vì mùi ẩm của cái ví. Khi tấm danh thiếp được lôi ra và những gì ghi trong đó in vào não gã thì gã bỗng kêu lên một tiếng. Hai con mắt bạnh to ra, khuôn mặt gã méo mó thảm hại.

 Nguyễn Thành Trọng

 Bộ trưởng bộ....

 .........................

 .........................

 Hoàng run rẩy khiến cái ví và tờ danh thiếp kia rơi xuống. Gã cúi xuống nhặt.

 - Dạ. Xin lỗi ông. Có lẽ tôi nhầm. Hình như mắt tôi có vấn đề. Vừa nãy là... Là một người khác đái bậy chứ không phải ông.

 - Chính tôi đã đái bậy.

 - Ôi, đúng là một sự thành thực vĩ đại. Chỉ có những bậc vỹ bậc như ngài mới có nghĩa cử cao quý như vậy.

 Người đàn ông im lặng, ông ta chẳng biết phải nói gì. Và gã bảo vệ đứng đắn kia vẫn tiếp tục bài diễn văn ngớ ngẩn

 - Nước tiểu của ngài. Đúng là thứ nước thánh. Ngài trông, cây lan hồ điệp đang nhấm nháp thứ chất bổ đó. Vài ngày trước cây lan đang khô héo nhưng giờ đây nó đã tươi trở lại. Ngài đã cứu nó.

 - Tôi đã vi phạm nội quy, anh sẽ dẫn tôi đi gặp quản lí chứ?

 - Dạ không. Ngài đã đi vượt lên cái nội quy đó. Ngài là một vị thánh, ngài đã cứu cây lan hồ điệp. Ngài có thể cứu thêm vài cây nữa chứ ?

 Hoàng khúm núm trông đến tội. Người đàn ông nhìn gã mà phì cười. Ánh mắt của gã đổi nhanh không ngờ. Ánh mắt đó như một sự sùng kính. Một lòng thành đáng khâm phục.

 Ngay cả khi người đàn ông đó đi rồi, Hoàng vẫn khép nép, cái miệng luyến thoắng chưa chịu khép.

 Cái công viên hoa rộng lớn này, khu vệ sinh vẫn bỏ trống. Quản lí công viên có lẽ đã quên mất điều này, ông ta và một vài người nữa đang dự tính xây thêm một đài phun nước nằm giữa công viên. Các khu bán đồ ăn mọc như nấm và dường như người ta vẫn phải cuống quýt tìm tới các bụi cây.

 Lại có một người nữa bị bảo vệ bắt được. Gã đã kiểm tra danh thiếp, chứng minh và giấy lái xe. Giờ đây gã cùng một người nữa đưa kẻ vi phạm tới gặp quản lí. Người kia vừa đi vừa lốp bốp nói, ông ta đi loạng choạng như người say “Các người đúng là ngu muội. Các người cấm người khác đái bậy trong khi chính các người lại đái bậy. Các người ở đây, cũng ăn cũng uống và các người sẽ làm gì khi mắc tiểu. Các người chẳng dám rời công viên để tìm tới một vệ sinh công cộng bên ngoài đâu. Các người chẳng dám. Nội quy này, các người sẵn sàng bước qua.”

 Tiếng nói ngắt dần. Xa xa, trong một rậm cây có một người đứng xoay lưng, hai tay đặt xuống háng. Hắn mặc trang phục bảo vệ. Tiếng nước chảy róc rách.

 Những biển nội quy mọc sừng sững. Bảo vệ công viên vẫn đi tuần và chiếc dùi cui kia sẵn sàng giơ lên khi thấy ai đó có dấu hiệu vi phạm. Quản lí công viên vẫn cần mẫn như con ong hút mật. Không lâu nữa công viên sẽ lại có một khu công trình mới.

 

Minh Hà

19.9.2010

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 201910:07 CH(Xem: 20708)
Gần 5 năm mới nhận được tác phẩm thứ hai của Nguyễn Trung. Truyện của ông rất đặc biệt, với lối hành văn cuốn hút, mạch truyện chuyển đổi gọn nhanh như những đoạn phim ngắn. Không khí truyện huyền ảo nhưng rất gần với xã hội chúng ta đang sống. Mời quý độc giả và văn hữu cùng vào không gian truyện “Rắn xanh chấm đỏ” của nhà văn Nguyễn Trung. Tạp Chí Hợp Lưu
14 Tháng Tám 20199:09 CH(Xem: 21204)
Mẹ tôi có tính tiết kiệm, ăn uống lúc nào cũng nhường món ngon cho chồng cho con ăn. Khi ba tôi mất, quần áo mới mẹ cứ cất tủ cho đến khi mất còn mới tinh, có cái mẹ chưa mặc. Tôi bây giờ y chang như mẹ, lâu rồi tôi cứ nghĩ rằng mình không có chồng có con nên đâu cần chưng diện làm gì. Con gái tôi thương mẹ nên nó sắm cho mẹ toàn bộ quần áo, son phấn... Tôi đơn giản không phấn son chưng diện... Nên đến hôm tôi dọn nhà tôi lôi ra đồ mới còn quá nhiều, áo quần đẹp, cả đồ lót phụ nữ còn nguyên lố lố mới kít. Tôi không thể mang hết vào SG nên tôi cho từ thiện hết toàn bộ. Tôi liên tưởng đến mẹ. Nếu tôi chết, con tôi nó sẽ chôn hết đống đồ này theo tôi như mẹ.
10 Tháng Tám 20197:07 CH(Xem: 18503)
Anh vừa ra được tập thơ. Tiền đi vay, lãi suất năm phần trăm. Trên đời này, hiện giờ không có gì rẻ hơn thơ và khốn khổ như nhà thơ phải ôm sách của mình đi bán lẻ. Khi đưa bản thảo cho nhà xuất bản, anh nghĩ, việc giải quyết "đầu ra" sẽ tính sau, trước mắt làm sao có được sách đã. Đến khi cầm tám trăm cuốn Đối thoại với dòng sông trong tay anh mới thật sự hiểu thế nào là kinh tế thị trường. Anh nhẫn nhục mang thơ đi phát hành. Bán khắp mọi nơi, bán cả ở những chỗ người ta nhiều tiền nhưng không hiểu thơ và chẳng cần thơ. Cái năm phần trăm của bảy triệu hàng tháng thúc bách anh. Tại một trường phổ thông trung học, khi anh nhờ mua giúp hai chục cuốn, ông hiệu trưởng lật xem qua rồi bảo :" Chúng tôi sẽ vận động các em mua". Ba tuần sau, anh trở lại, ông hiệu trưởng khả kính mang ra chồng sách phủ dầy bụi, nói như người có lỗi :" Ông thông cảm, học sinh bây giờ không thích thơ
09 Tháng Tám 201910:17 CH(Xem: 20037)
Nghe tiếng cót két dưới sân, tôi biết ngay thằng bạn trời đánh vừa tới. Chiếc xe đạp khô dầu, nói bao nhiêu lần là chỉ cần xịt vào đó chút dầu hoặc không có dầu thì quết lên sợi dây xích chút mỡ bò là trơn tru, mà cái thằng nhất định không nghe. Tiếng cót két cứ như tiếng nghiến răng của bà hàng xóm lúc ngủ mê, nghe đến nổi cả gai ốc.
08 Tháng Tám 201912:02 SA(Xem: 19124)
Tiếng bánh sắt siết trên thiết lộ đêm khuya hay không gian yên tĩnh của sân ga luôn có một sức hút lôi cuốn, thỉnh thoảng không có cơ hội cho một chuyến đi nào, tôi thường ra sân ga chỉ để ngồi thu lu một góc nào đó mà cảm nhận sự đoàn tụ và chia ly. Chẳng vì lý do gì hoặc có thể trong cuộc đời mình mát mát quá nhiều, đưa tiễn quá nhiều mà người ở lại luôn là người buồn hơn.
06 Tháng Tám 201912:28 SA(Xem: 22458)
- Tôi có thể ngồi chung bàn với chị được không? Quán hôm nay đông quá! Hắn bưng dĩa cơm chay trong chiếc đĩa nhựa xanh rẻ tiền khom lưng đứng trước mặt người đàn bà. Người đàn bà nhẹ nhàng ngước lên, đôi mắt đầy thảng thốt : - Không được. Tôi đang chờ một người quen. Hắn quay lưng bước đi, miệng lầm rầm cáu kỉnh: - Ăn chay mà cũng giành chỗ!
03 Tháng Tám 20199:42 CH(Xem: 20606)
Tôi thường hay đọc những câu chuyện của nhiều tác giả lạ quen trên các trang web văn học hoặc trên trang mạng xã hội Face Book, có những câu chuyện rất hay của nhiều người viết văn không chuyên với lối kể chuyện thật thà, đơn giãn nhưng sâu sắc. Một người phụ nữ đã lớn tuổi thường hay nói về nỗi buồn đời mình. Hình như người ấy độc thoại, viết cho mình chứ không phải cho một ai khác, tôi nhận ra điều này bởi vì không thấy người ấy trả lời hay “like” hay hỏi ai đó trong những bình luận. Trong bất cứ bài viết nào cũng vậy, một người phụ nữ lạ lùng, bí ẩn có “nickname” nguyetnga Một hôm, tôi đọc được đoạn văn, chợt giật mình nhận ra có điều gì đó gần gủi quá, và dường như nhận ra mình trong đó
31 Tháng Bảy 201910:24 CH(Xem: 18099)
Đám người xếp hàng dài trước cái quầy gỗ. Mùa hạ, thành ra trời ẩm và nóng nực. Hắn giũ nhẹ cổ áo cho chút gió hiếm hoi lùa vào cái lồng ngực đã bắt đầu hom hem. Hắn cứ tưởng tượng thế. Thực ra hắn còn trẻ. Mới ngoài ba mươi mà già nỗi gì. Nhưng mà nhìn cuộc sống trẻ măng ở chung quanh, hắn cứ thấy mình đã bị đẩy ra ngoài khung cửa của những cuộc vui hoang loạn tuổi trẻ.
28 Tháng Bảy 20198:48 CH(Xem: 20143)
Hắn vốn chưa bao giờ tin ở Định Mệnh. Nhưng, thời gian qua, có những sự việc buộc hắn dần phải tin vào một thứ lý lẽ của Trời Đất mà hắn thường cho rằng chỉ tồn tại trong văn chương cổ… Mọi sự lại bắt đầu bằng chuyện của người hàng xóm. Gần một năm nay, hầu như lần nào cũng vậy, cứ thấy hắn về tới cổng, chàng thanh niên nhà bên cạnh lại vội nhảy ra vồn vã, hồn nhiên: - Anh ơi, đã xin được việc cho em chưa? Hắn chỉ biết gượng nở nụ cười chó thui để khỏi dội nước lạnh vào hy vọng của thằng bé. Gọi là thằng bé thì quả quá đáng, vì cậu ta cũng hơn 30 tuổi, có điều tâm trí ngây thơ như một đứa trẻ mười hai chốn quê rừng.
25 Tháng Bảy 20199:26 CH(Xem: 21292)
Hai năm trước trên chuyến bay đi Bắc Mỹ từ Saigon, tôi đã nhặt được quyển nhật ký viết dở dang này. Hẳn là của một cô gái. Một cô gái đang yêu. Mãi đến hai năm sau, trong một nỗ lực hầu như là tuyệt vọng kiếm tìm tung tích của chủ nhân quyển nhật ký này, tôi mới đăng những trang nhật ký này lên, hy vọng cô gái chủ nhân của quyển nhật ký sẽ đọc thấy. Và có hai khả năng xảy ra: Hoặc cô gái ấy còn yêu và còn buồn, cô ấy sẽ tìm tôi để nhận lại quyển nhật ký. Hoặc cô gái ấy đã hết buồn và hết yêu (hoặc là bắt đầu một tình yêu khác vui hơn), cô gái ấy đã quên những gì mình viết ra trong ngày buồn. Quyển nhật ký sẽ vẫn ở lại với tôi.