- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHÍA BÊN KIA CUỘC CÁCH MẠNG 1945: ĐẾ QUỐC VIỆT NAM (3-8/1945)- PHỤ BẢN

30 Tháng Tám 202012:31 SA(Xem: 15670)


TranTrongKim NC
Nội các Trần Trọng Kim

 

 

 

 

Phía Bên Kia

Cuộc Cách Mạng 1945:

Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945)

[The Other Side of the 1945 Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945)]

Vũ Ngự Chiêu (*)

 

 

 

Ph Bản I:

Quốc Hiệu Việt Nam

 

1/6/1802 [2/5 Nhâm Tuất]: Nguyễn Chủng lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. (ĐNTLTB, I, 11-12, 1962:230-264, & ĐNTLCB, I, I, 2:1778-1802, 1963:27, & XVII, 3:1802-1809, 1963:23-24)

Ban chiếu: Kinh Xuân Thu trọng nghĩa nhất thống là để chính danh nghĩa khi mở đầu. Từ tiên thái vương ta dựng nền ở miền Nam, thần truyền, thánh nối đã 200 năm. Gần đây Tây Sơn nổi loạn, vận nhà Lê đã hết, hơn vài mươi năm trong nước không có chính thống. Năm Canh Tí [1780] ta mới ở thành Gia Định, được các tướng sĩ suy tôn, đã lên ngôi vương để giữ lòng người. Duy đô cũ còn chưa phục, nên còn theo niên hiệu cũ [nhà Lê] (ĐNTLCB, I, XVII, 3:1802-1809, 1963:23-24)

Tháng 5-6/1817 [5 Đinh Sửu, 15/5-13/6/1817], Nguyễn Phước Chủng lại tuyên bố: Lấy được cơ nghiệp từ Tây Sơn, không phải nhà Lê. [Việc Lê Duy Hoán mưu với con Nguyễn Văn Thành là] phản nghịch. (ĐNTLCB, I, LV, 4: 1809-1820, 1963:321-322)

Sai Trịnh Hoài Đức, Thượng thư Bộ Hộ, đi Quảng Đông trao trả ấn tín nhà Thanh đã phong cho Tây Sơn. Phái đoàn có Ngô Nhân Tĩnh (Tham tri bộ Binh), và Hoàng Ngọc Uẩn (Tham tri bộ Hình) (ĐNTLCB, I, XVII, 3:1802-1809, 1963:29-30; Khâm Định Đại Nam Hội Điển sự lệ).

 [Tháng 11 Nhâm Tuất, lại sai Lê Quang Định đi sứ, xin lấy quốc hiệu là Nam Việt. Nhưng năm 1804, Ngung Diễm, tức Thanh Nhân tông Gia Khánh [Jiaqing] chỉ cho quốc hiệu Việt Nam để khỏi lầm lẫn với Mân Việt và Đông Việt (Quảng Đông và Quảng Tây).(ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:91, 157-158)]

Dẫn đại quân thủy bộ đánh ra Bắc.

Ngày 16/6/1802 [17/5 Nhâm Tuất]  Lê Văn Duyệt dẫn bộ binh, Nguyễn Văn Trương cầm đầu thủy binh xuất phát. Ngày 20/6/1802 Nguyễn Phước Chủng rời Huế ra Bắc, ngày 26/6/1802 thủy binh phá đồn Hoành Sơn, ngày 27/6/1802 Hà Trung, ngày 30/6/1802 chiếm Vĩnh Dinh Nghệ An, ngày 16/7/1802 bộ binh tới chân thành Thăng Long; dân Kinh Bắc bắt được Nguyễn Quang Toản, giao nộp.

Ngày 20/7/1802 [21/6 Nhâm Tuất] Nguyễn Phước Chủng vào Hà Nội. Trong vòng một tháng, thu phục tất cả 14 trấn, 47 phủ, 187 huyện, 40 châu. ĐNTLCB, I, XVII, 3:1802-1809, 1963:37, 42-43; ĐNCBLT, XXX: 55AB, (Sài Gòn: 1970), tr 222-225 [ghi là ngày 22/7/1802, tức 23/6 Nhâm Tuất])

23/2/1804 [Ngày Quí Mão, 13/1 Giáp Tí]: Hà-Nội: Sứ nhà Thanh là Tề Bố Sâm, án sát Quảng Tây, làm lễ tuyên phong Nguyễn Phước Chủng làm Việt Nam Quốc Vương.

Dụ của Ải Tân Giác La Ngung Diễm (niên hiệu Gia Khánh [Jiaqing], tức Thanh Nhân Tông, 1796-1820)

"Đặt chữ Việt lên trên, tỏ ý vẫn theo cương thổ đời trước, đặt chữ Nam ở dưới để biểu dương phiên quốc mới được sắc phong." [mà đối với với tên gọi cũ của Lưỡng Việt lại phân biệt hẳn]; (ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:157-158; Bửu Cầm, tr. 108)

Sai bọn Lê Bá Phẩm, Trần Minh Nghĩa, Nguyễn Đăng Đệ đi sứ tạ ơn và cống lễ. 2 năm cống một lần. Bốn năm gom lại đi sứ một lần. (ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:157-158;

28/3/1804 [Đinh Sửu 17/2 Giáp Tý]: Huế: Nguyễn Phước Chủng làm lễ Thái Miếu, tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam. (ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:169-170)

Ra Chiếu về quốc hiệu Việt Nam (Việt Thường), không được xưng An Nam nữa.

Báo tin cho các nước lân bang Xiêm La, Lữ Tống cùng các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng]; (ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:169-170; Bửu Cầm, tr. 108; QTCBTY 1971:58-59).

2 [3?]/3/1804 [Tân Hợi, 21/1 Giáp Tí]: Nguyễn Phước Chủng rời Hà Nội. ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:161;

6/3/1804 [Ất Mão, 25/1 Giáp Tí]: Nguyễn Phước Chủng về tới Thanh Hóa. ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:161;

?4/3/1804 [22/1 Giáp Tí]: * Thanh-Hoa: Nguyễn Phước Chủng ban chỉ dụ về 5 điều lệ hương đảng cho các xã dân Bắc Hà. “Nước là họp các làng mà thành. Từ làng lên nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước.” ĐNTLCB, I, XXIII,  3:1802-1809, 1963:162-169;

1. Về tiết ăn uống.

2. Về lễ vui mừng.

3. Về lễ giá thú

Lễ cưới châm chước trong 6 lễ; tùy khả năng, không được viết giấy khế cầm cố ruộng đất.

Hương trưởng thu tiền cheo 1 quan, 2 tiền nhà giàu; 6 tiền, nhà vừa, 3 tiền nhà nghèo. Làng khác, gấp đôi.

Chửa hoang, gian phụ phạt 30 quan; cha anh 3 quan để giữ phong hoá.

4. Việc tang tế:

5. Việc thờ thần, thờ Phật: Không được sửa chữa các nhà thờ, chùa chiền v.. v.. nếu không được phép của các quan địa phương. Nếu vi phạm, xã trưởng phải bị đầy đi xứ xa, dân thì sung làm dịch phu, nhẹ thì đánh roi hay trượng, "để bớt tổn phí cho dân, mà giữ phong tục thuần hậu." (ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:166-269. Tài liệu truyền giáo ghi ngày 4/3/1804, khi Nguyễn Phước Chủng đang trên đường từ Hà Nội vào Thanh Hóa; Phan Phát Huồn 1960, I:267-268).

Về đạo Ki-tô:

"Lại như đạo Gia tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa đặt ra thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phu ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết. Từ nay về sau, dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia tô đổ nát thì phải trình quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì đều cấm."

Mục đích nhắm “cố đổi tệ cũ, kính giữ giáo điều. Nếu cứ quen theo thói làng, can phạm phép nước, có người phát giác thì xã trưởng phải đồ lưu đi viễn châu, dân hạng, nặng thì sung dịch phu, nhẹ thì xử roi hay trượng, để bớt tổn phí chi dân, mà giữ phong tục thuần hậu.” (ĐNTLCB, I, XXIII, 3:1802-1809, 1963:168-169)

 

 

Ph Bản II:

 

CƯỜNG ĐỂ (1882-1951)

Sinh năm 1882 ở Sài Gòn.

Dòng dõi Thái tử Cảnh, được Phan Bội Châu và các đồng chí như Nguyễn Hàm [tức Thành], Đỗ Tuyển, Châu Thơ Đồng ở Quảng Nam, ông đạo Trần Nhật Thị ở Thất Sơn, cùng một số giáo dân Ki-tô từ Quảng Bình tới Nghệ An chọn làm Minh Chủ lo việc chống Pháp.

27/1/1906 [Mồng 3 Tết Bính Ngọ], Cường Để rời Huế, vào Quảng Nam, rồi xuống tàu ở Đà Nẵng ngày 4/2/1906 [11 Tết] cùng Đặng Tử Kính và Đặng Thái Thân, ra Hải Phòng. Vào Nam Định ít ngày, rồi trở lại Hải Phòng, xuống tàu của Lý Tuệ chạy đường Hong Kong. Người hộ vệ là Đặng Tử Kính (CĐCMCĐ 1957: 20-2).

26/11/1906: Levecque báo cáo về tình trạng những người có thể kế vị Thành Thái: Phải loại bỏ Cường Để (GGI, 9577).

1908: Rời Nhật qua Trung Hoa, rồi Xiêm.

1909: Ở Trung Hoa. 1913: Có mặt tại Singapore. Vợ con bị bắt ở Nghệ-an. 9/1913: Có mặt tại Gênes, rồi Berlin, Charlottenburg và London.

5/9/1913: Hội Đồng Đề Hình (Commission Criminelle) tuyên án tử hình khiếm diện Cường Để (còn được biết như Hoàng Thực, Vong Xóc Kỳ Ngoại Hầu).

Ngoài ra, còn có:

- Phan Bội Châu (1868-1940), bí danh Sào Nam Tử;

- Nguyễn Quýnh Chi (1874-?): Tức Thường Sinh, Thạc Chi, Hai Thạc, Trọng Thường, Trọng Thường, Tư Thanh, Thày Tư Thanh (Con thứ hai Tán Thuật; gốc thôn Xuân-dục, xã Xuân-đào, tổng Bạch-sam, huyện Mỹ-hào, tỉnh Hưng Yên. Anh của Cả Sinh, đã bị chém ở Bần Yên Nhân năm 1903, con nuôi Nguyễn Thiện Hiếu, tức Quang Phủ hay Tiêm Quì, anh của Tán Thuật và Hai Kế. Lấy con gái Cử nhân Nguyễn Tịnh, Tri phủ Tòng Hoá, gốc làng Bình-lao, huyện Cẩm-giàng, tỉnh Hải Dương. Đặc điểm: Teint noir, marques légères de variole, grand et fort. Quelques brins de moustache, cheveux coupés.

- Nguyễn Cẩm Giang (1877-1959): Tự Nguyễn Hải Thần, Hải Thần, Tú Đại-từ. Sinh tại làng Đại-từ, huyện Thanh-trì, tỉnh Hà Đông. (Em Nguyễn Bá Nhuân, nho tại Tòa công sứ Lào-kay. Anh em họ của Nguyễn Bá Hoạt, ở Quảng Tây. Trước khi xuất ngoại, ở Hà Nội, số 20 phố Hàng Quạt, nhà của các cô, như Nguyễn Thị Phúc).

- Nguyễn Văn Thúy (1882-1913): Tự Hàn Minh, hay Tài Xế. Gốc thôn Mỹ-thanh, xã Lương-quan, tổng Quỳnh-hoàng, huyện An-đương, tỉnh Kiến An. Thợ máy của công ty Hoả Xa Đông Dương và Vân Nam [cho tới tháng 12/1910]. Sống tại Gia Lâm, nhà người anh là Nguyễn Văn Tư, nhân viên của cùng hãng hỏa xa nói trên. Theo một nguồn tin, chết vào đầu tháng 6/1913, chôn tại núi Lang Đông, phủ Kinh-môn, Hải Dương.

- Nguyễn Bá Trác: Tức Cử Trác. Gốc làng Bảo-an, phủ Điện-bàn, tỉnh Quảng Nam. 8/7/1913: Bị bắt ở Hong Kong, được tạm thích với tiền thế chân 2,000$.

- Nguyễn Thiện Kế (1849-?): Tức Nguyễn Văn Vân, hay Trung Khả, Đương Dân, Hai Kế. Sinh ngày 11/8/1849 (28/6 Kỷ Dậu). Anh Nguyễn Thiện Thuật. Có 2 vợ. 1. Phạm Thị Sinh, cùng làng Bạch-sam, Mỹ-hào, Hưng Yên. Sinh ra Thống Chi. 2. Trần Thị Thìn, làng Dương-xá, huyện Cẩm-giàng. Sinh ra 1 gái (Yên Thư), 1 trai (Kỷ Chi). Cao khoảng 1.65 mét. Visage plein, teint foncé, cheveux noirs, yeux grands injectés de sang, barbe noir, fournie, longue de 10cm environ, moustaches longues, noires, grand nez busqué, dents jaunatres, ongle long. Trong thời kháng chiến Bãi Sậy, cạo đầu như các sư và thường ngụy trang làm hòa thượng. Đầu hơi nghiêng về phía vai trái và khi đi phải di động vai để lấy thăng bằng. Lý do là từng bị thương nặng ở đùi.

- Đặng Hữu Bằng (1883-?) Tức Đặng Trọng Hồng, Đặng Han, hay Cả Bằng, Cậu Thông, Xung Hồng. Gốc làng Hành-thiện, Nam định. 1905: Qua Nhật. Tốt nghiệp trường võ bị Nhật. 1908: Giáo quan Trung Hoa. 1913: Có mặt ở Long Châu. Án: Đầy.

- Nguyễn Văn Đông (1885?-?) Tức Đương, hay Nghĩa Phương. Gốc làng Phương-liệt, ngoại ô Hà Nội. Liên lạc viên của các nhà cách mạng, giữa Sài Gòn và Long Châu. Án: Đầy.

- Văn Thiên: Tức Quản Tiên, hay Cai An. Gốc huyện Bình-lục, Nam Định. Từng làm "cai" cho Linh mục Duhamel tại Hoàng-xá, phủ Quốc-oai, tỉnh Sơn Tây. Sau đó làm tại đồn điền Courret, tại Phúc Yên. Án: Đầy.

- Nguyễn Hảo Vĩnh (1891?-?): Tự Xưởng Chi, Sư Chi, Sư Ông, Hai Vĩnh. Gốc Sa-đéc. Con Nguyễn Hảo Văn, cựu thư ký de l'inspection ở Cần Thơ. 1908: Qua Hong Kong. Nói khá thành thạo tiếng Mỹ và Pháp. Án: Đầy.

- Đặng Bỉnh Thành (1891?-?): Tự Hoàng Bỉnh Sinh, Huỳnh Bỉnh Sanh, tự Joseph Thành, tự Nông Hoang. Gốc Vĩnh Long. 6/1913: Bị bắt ở Hong Kong. Tự khai là chế bom, chuyển về Nam Kỳ. Bị án 6 tháng tù ở, phạt vạ 250$. Án: Đầy.

Mùa Thu 1913: Từ Berlin (Đức), Cường Để ủy Trương Duy Toản cầm hai lá thư gửi cho Phan Châu Trinh và Toàn Quyền Albert Sarraut. Trinh dẫn Toản tới gặp Pierre Guesde, Phụ tá Chánh Văn Phòng Bộ Thuộc Địa.

3/1914: Trở lại Trung Hoa. 4/1914: Đi Bắc Kinh. 1915: Trở lại Nhật.

1919: Viết một loạt thư ngỏ đòi tự trị cho An-Nam. Một số báo Trung Hoa đăng thư Cường Để.

1923: Có phong trào vận động ủng hộ Cường Để tại Nhật.

2/1939: Thành lập Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội ở Hong Kong. Sau đó qua Đài Loan cầm đầu một chương trình phát thanh tiếng Việt về nội địa.

1940: Tổ chức của Cường Để thành lập Việt Nam Kiến Quốc Quân, do Trần Phước An, Trần Trung Lập và Hoàng Lương chỉ huy.

9/1940: Kiến Quốc Quân vào Lạng Sơn. Tuy nhiên, sau đó được lệnh Nhật phải rút qua Quảng Châu.

11-12/1940: Trần Trung Lập và 2,000 quân quyết định ở lại đánh nhau với Pháp. Ngày 26/12, bị Pháp bắt cùng hơn 20 thuộc hạ. Sau bị Pháp giết.

11/1/1944: Cường Để viết bài "Kỳ Ngoại Hầu Khuyến cáo Quốc dân." Bài này chỉ đăng trên báo Nước Nam vào mùa Xuân 1945 (NN, 14/4, 28/4, 5/5 và 12/5/1945).

16/1/1945: Hai con là Tráng Cử và Tráng Liệt được Nhật đưa qua Bangkok, ở chung với Đặng Văn Ký, Trần Trọng Kim (Kim 1959:34,38,40).

3/1945: Nhiều nhân vật thế lực ở Tokyo vận động cho Cường Để về nước, nhưng Tướng Tsuchihashi, Tư lệnh Quân Đoàn 38, không đồng ý. Bị áp lực, có lần Tsuchihashi tuyên bố với thuộc hạ: "Cứ đưa hắn về đây. Ta sẽ tống cổ hắn vào Côn-lôn."

20/7/1945: Cường Để họp báo, cảm tạ những người bạn Nhật. Hứa là khi về nước sẽ hợp tác trung thành với Nhật.

30/7/1945: Làm tiệc chia tay để về nước giữ chức Cơ Mật Viện trưởng của Bảo Đại. Tuy nhiên, không có phi cơ, và rồi Nhật đầu hàng.

5/7/1946: Cường Để viết thư cho Tổng Lãnh sự Pháp, yêu cầu trả tự do cho Việt Nam.

13/8/1946: Mật thám Pháp báo cáo về Cường Để.

17/8/1946: D’Argenlieu viết thư cho BHN, nói Cường Để không đáng chú ý. CAOM (Aix), HCFI, CP 255.

10/8/1948: Viết thư cho Chủ tịch Quốc Hội Pháp, yêu cầu thương thuyết với Bảo Đại để cứu Việt Nam khỏi họa Cộng Sản (7F 29, p. 15).

8/1950: Gặp Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục khi hai người này ghé Nhật, trên đường qua Mỹ và Roma. Mưu định thành lập một chính phủ chống Cộng.

1951: Chết tại Nhật. Được truy điệu linh đình ở Việt Nam.

Kim's historic achievement was promptly overshadowed by external pressure and internal schism. On July 26, the leaders of the United States, China and Great Britain issued a declaration demanding Japan's unconditional surrender. Japan's position was no longer to win the war but simply to search for an honorable cease-fire. Worse still, the possibility of future punishment by the Allies for collaboration with the Japanese discouraged many who might have sided with Kim. Kim's ministers and collaborators fell away. The Imperial Commissioner of Bac Bo, Phan Ke Toai—flanked by his own son and other Viet Minh sympathizers or underground Communists like Nguyen Manh Ha and Hoang Minh Giam—submitted his resignation. Nguyen Xuan Chu, a leader of the Vietnamese Patriotic Party and one of the five members of Cuong De's National Reconstruction Committee, could not be persuaded to replace Toai.( 93)

93. Nguyen Xuan Chu, Hoi Ky [Memoirs] (Houston: Van Hoa, 1996), pp. 271-73. It should be noted that during this period, rumors of Cuong De's homecoming began to spread around the country. Thông điệp đề ngày 11/1/1945 của Hoàng thân được đăng trên ruần báo Nước Nam ở Hà Nội, số 264, 266-268, ngày 28/4 đến 12/5/1945. Đại diện VN tham dự Hội Thảo Đại Đông Á tại Kudan (Nhật) vào tháng 5/1945, dưới sự bảo trợ của Tổng Nha Phát Triển Á Châu của Hội Trợ Giúp Hoàng triều của Tướng Matsui. Ngày 21/5, Kỹ sư Vũ Văn An, một người ủng hộ Cường Để, từ Tokyo trở lãi Sài Gòn, tuyên bố sẽ có thay đổi lớn trong tương lai gần (Hải Phòng, 1/6/1945). Ít ngày sau, báo Thông Tin ở Hà Nội đăng hình năm người thuộc Ủy Ban Kiến Quốc (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Vũ Văn An, Vũ Đình Dy và Lê Toàn). (Thông Tin, 10/6/1945) Ngy 28/5, Trần Văn Ân, lãnh tụ Phục Quốc miền Nam, rời Singapore về Sài Gòn. Sau đó, được cử làm Chủ tịch Hội Nghị Nam Bộ. Ngày 30/7/1945, Nippon Times đi tin Cường Để đăng lời cảm tạ của Cường Để với Hoàng gia Nhật, và tiết lộ Hoàng thân đang chơ phi ơ về nước giúp Bảo Đại, coi Cơ Mật Viện. (Nippon Times, 30/7/1945). Nhưng Cường Để không về nước, và tình trạng thiếu phi cơ có lẽ là lý do chính đáng. Sau này, Cường Để viết thư cho Pháp, nhưng Pháp không đánh giá cao Hoàng thân. Năm 1950, trên đường qua Mỹ, Diệm gặp Cường Để bàn việc lập chính phủ chống Cộng, nhưng Hoàng thân chết ít lâu sau. (CAOM (Aix), HCFI, CP 255)

[ The Prince's message to his citizens, dated January 11, 1944, was published in a weekly magazine in Hanoi in April 1945 (Nuoc Nam, Nos. 264, 266-268, 28 April -12 May 1945). Vietnamese representatives reportedly attended the Greater East Asia Conference held at Kudan (Japan) in May, under the auspices of General Mitsui's Asian Development General Headquarters of the Imperial Rule Assistance Association. On May 21, Vu Van An, one of Cuong De's followers, returned to Saigon from Tokyo and declared that there would be an important change in Vietnamese politics in the very near future (Hai Phong, 1 June 1945). A few days later, the Hanoi weekly Thong Tin [Information] published a photograph of five patriots belonging to the Committee for National Reconstruction [Uy Ban Kien Quoc], including Vu Van An, Vu Dinh Dy, Ngo Dinh Diem, Nguyen Xuan Chu and Le Toan—all of whom had been rumored to be members of Cuong De's exile government prior to March 9, 1945. (Thong Tin, 10 June 1945) Meanwhile, on May 28, Tran Van An—known as one of the two leaders of the Phuc Quoc in Nam Bo—was brought back to Saigon after nearly two years in exile in Singapore. According to Shiraishi (“La presence japonaise,” pp. 239-240), in a meeting with Bao Dai on June 11, Tsuchihashi brought up the issue of Cuong De and obtained Bao Dai's approval for his return to Viet-Nam as president of the Privy Council. Not much more than this, however, is known about the Tsuchihashi-Bao Dai meeting. What we can be certain of is that there was a tentative plan to bring Cuong De back to Viet Nam. On July 20, 1945, General Matsui declared in Japan that the Prince was to return to Viet-Nam to assist his nephew, Bao Dai, in state affairs. Five days later, Cuong De also issued a statement stressing his gratitude to Japan and pledging his sincere collaboration with Japan after his home return. (Nippon Times, 30 July 1945) Cuong De, however, did not return to Viet Nam. The sudden end of the war might be a plausible explanation].

 

Trần Văn Chương (1898-1986)

Sinh ngày 2/6/1898 tại Phủ Lý. Con Trần Văn Thông, Tuần phủ Hải Dương (sau này lên tới Tổng đốc), và Bùi Thị Lan, em gái Bùi Quang Chiêu.

1922: Lấy Thân Thị Nam Trân, con gái Thân Trọng Huề. (Sinh được 1 trai, 2 gái). 1913: Học ở Algeria và Pháp. Tiến sĩ Luật năm 1922. 24/3/1922: Về nước. 16/9/1924: Vào quốc tịch Pháp. 1925-1933: Luật sư ở Nam Kỳ. 1933-1945: Luật sư ở Bắc và Trung Kỳ.

1936: Tham dự việc thành lập Đại Hội Đông Dương. 1938: Phó Chủ tịch Thượng Hội Đồng Kinh Tế và Lý Tài Đông Dương. 1941-1943: Hội viên Thượng Hội Đồng Đông Dương.

Từ 1942 có liên lạc với Yokoyama, Tashiko, Kowagaya và Minoda. 4-8/1945: Ngoại trưởng, và rồi Phó Tổng lý chính phủ TTK.

21/12/1946: Bị VM bắt, dẫn qua Hà Đông. Sau được tha, ở Phủ Lý, rồi Thái Bình. Cuối cùng trốn vào Phát Diệm. 6/7/1947: Trở lại Hà Nội. 1/8/1947: Bị Pháp chỉ định cư trú ở Hòn Gay. 23/11/1947: Được phép trở lại Sài Gòn. 27/11/1947: Lên tới Đà Lạt. 23/10/1948: Được miễn chỉ định cư trú. 9/9/1949: Qua Pháp.

5/7/1954: Quốc Vụ Khanh (10H 4195). 1955-1963: Đại sứ tại Mỹ.

[14/6/1962], 21G00-24G30: Trần Văn Chương nói chuyện với Valeo, cộng sự viên của Mansfield.

Nói Diệm đang gặp nhiều khó khăn. Do tình gia đình, sự cô lập với thực tế. Hàm ý đảo chính sẽ xảy ra. (II:457) Muốn biết ý kiến Mansfield về trường hợp có đảo chính. Trước đây Mansfield tuyên bố hoặc Diệm, hoặc cắt viện trợ. Vì vậy Pháp và Bảo Đại chịu thua. Quan điểm hiện tại của Mansfield ra sao? Valeo khẳng định là Tổng thống Kennedy quyết định. (II:458) Theo Chương nếu có đảo chính, đó là sự phối hợp giữa quân sự và trí thức bất mãn. Sẽ giống như Park ở Đại Hàn. (II:458) Chương sợ rằng khối CS sẽ dùng lá bài trung lập để xâm chiếm Đông Nam Á. Chương muốn nhắn với Mansfield là còn nhiều người có khả năng ngoài Diệm. (II:459) (Memo ngày 15/6/1962; FRUS, 1961-1963, II:457-459 [TL 218]).

Thứ Sáu, 8/3/1963: Forrestal ăn trưa với Đại sứ Chương. Thảo luận về báo cáo Mansfield. Chương nói đáng lẽ đã từ chức từ lâu, nhưng không biết làm gì khi trở lại VN. Chương không dám viết thư cho cả em trai (cựu ngoại trưởng Trần Văn Đỗ). Chương biết rõ con rể mình. Nhu chẳng bao giờ chịu từ bỏ quyền lực.  Vì Nhu mà chính phủ VN mất đi sự phục vụ của nhiều người có tài. Có kế hoạch nhằm đưa những người có khả năng ra khỏi chức vụ và lưu vong. Trong vòng 6 tháng nữa, thực trạng cho thấy chính phủ Diệm không thể thắng Cộng Sản. Tuy vậy, Mỹ không thể triệt thoái khỏi Đông Nam Á. Chương có vẻ tin ở những gì mình nói. (III:142-143)

[1/8/1963]- Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Mỹ CBS, Lệ Xuân tố cáo các lãnh tụ Phật giáo đang âm mưu lật đổ chính phủ. Theo Lệ Xuân, tất cả những gì Phật tử đã làm chỉ có "nướng chả sư" (barbecue a bonze) với xăng nhập cảng (imported gasoline). (Tel 190, 8 Aug 1963, Nolting gửi BNG; quoted in Memo ngày 9 Aug 1963, Forrestal gửi TT; FRUS, 1961-1963, III:559n6 [559-560] [TL 249]) [Xem 8/8/1963]

Thứ Bảy, 3/8/1963: Lệ Xuân tuyên bố như trên trong một lớp mãn khóa huấn luyện bán quân sự cho Thanh Nữ Cộng Hoà: Phật tử là thành phần phản loạn đang sử dụng các thủ thuật Cộng sản để phá hoại quốc gia. [She denounced the Buddhists as seditious elements who use the most odious [xảo quyệt, khả ố] Communist tactics to subvert the country]. (Tel 173, 3 Aug 1963, Nolting gửi BNG; III:553)

- Trong một cuộc phỏng vấn của Reuters, Nhu tuyên bố: Sẽ xuống tay với chùa Xá Lợi vì nuôi dưỡng âm mưu đảo chính. Nếu vấn đề Phật giáo không giải quyết được, sẽ có một cuộc đảo chính chống Mỹ và Phật giáo. [Ngày 5/8, NY Times đăng lại tin này của Reuters]. (Tel 160, 5 Aug 1963, Ball gửi Nolting; III:553 [TL 245]) [Xem 9/8/1963]

Thứ Ba, 6/8/1963: Đài VOA phát thanh buổi phỏng vấn Đại sứ Trần Văn Chương về những lời tuyên bố của Lệ Xuân. Chương lên án con gái là “vô lễ và hỗn hào” (impertinent and disrespectful). (Tel 190, 8 Aug 1963, Nolting gửi BNG; III:561n4)

 [Tâm Châu trích lời Đại sứ Chương: “Bà Ngô Đình Nhu đã tỏ ra vô lễ, không có tư cách, khi tuyên bố vê Phật Giáo.” (HS 8541)]

21/8/1963: Bị cách chức Đại sứ vì phản đối việc đàn áp Phật Giáo.

6/9/1963: Lên án con gái là “vô lễ và hỗn hào.”

9-10/1963: Theo chân con gái khi Lệ Xuân qua Mỹ giải độc, bị Nhu đe dọa sẽ “treo cổ tới chết tại bùng binh Sài Gòn.”

24/7/1986: Bị giết ở Washington, DC cùng vợ.

Người bị cáo buộc giết hai vợ chồng Chương là Trần Văn Khiêm (1926-?), con trai duy nhất. Khiêm cũng hành nghề Luật sư ở Việt Nam. Năm 1954, Khiêm được cử làm Phát ngôn viên của chính phủ Diệm. Từ năm 1963, Khiêm ngả theo vợ chồng Nhu, trong khi Chương và Nam Trân chống lại. Từ đầu thập niên 1970, Khiêm sống lang thang khi ở Mỹ, lúc Italia, lúc ở Pháp. Một thời gian, vợ chồng Chương coi Khiêm như “một tên bất lực, vô tài,” mỗi tháng trợ cấp 300 Mỹ kim, nhưng không cho Khiêm hưởng gia tài trị giá khoảng 650,000 Mỹ Kim. Năm 1986, Khiêm trở lại Oat-shinh-tân sống với vợ chồng Chương. Vài tháng sau, ngày 24/7/1986, vợ chồng Chương chết vì nghẹt thở trong phòng ngủ. Trước đó vài giờ, Nam Trân điện thoại cho con gái lớn là Lệ Chi ba lần (lúc 21G19, 21G30 và 21G56), thông báo Khiêm và Chương gây gổ với nhau, và Nam Trân “sợ hãi cho Chương.” Theo Etienne Oggeri, một người Pháp, từ Roma, Lệ Xuân muốn vợ chồng Oggeri và Lệ Chi thay đổi lời khai với Cảnh sát, và tin rằng cha mẹ mình chết tự nhiên. Nhưng vợ chồng Oggeri nghĩ rằng Khiêm đã phạm tội giết cha, giết mẹ [matricide and patricide] vì tức giận không được hưởng gia tài. Luật sư của Khiêm muốn xin tòa đình hoãn phiên tòa vì lý do Khiêm bệnh thần kinh, nhưng Khiêm không chịu.

Trong thời gian bị giam cứu, Khiêm viết rất nhiều thư và hoàn tất một bản thảo dày khoảng 800 trang, với tựa đề “Âm mưu của Do Thái chống lại Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, John Kennedy, Robert Kennedy và tôi” [“The Israeli Plot Against Ngo Dinh Diem, Ngo Dinh Nhu, John Kennedy, Robert Kennedy and Me.”] Khiêm còn cảnh giác Reagan là coi chừng sẽ bị ám sát. Saundra Saperstein and Elsa Walsh. “A Muder in the Family: Behind the tragic death of a prominent Viet couple.” Sunday Punch, Nov 8, 1987, p. 3.

 

PHAN ANH (1912-1990)

Con Phan Điện, đồ ở Hà Đông; anh Phan Mỹ (Luật sư, chánh văn phòng của HCM sau này)

Sinh ngày 1/3/1912 tại Hà Tĩnh. (INF, c.360/d.2814). Học ở  trường Bưởi, rồi Đại học Luật Hà Nội.

1/12/1937-1940: Qua Pháp tu nghiệp. Định làm luận án về công điền, công thổ, nhưng chiến tranh bùng nổ, chưa kịp trình luận án. 1940: Về nước; kết hôn với một dược sĩ VN [Đỗ Thị Thao]. Luật sư tập sự, văn phòng Bùi Tường Chiểu. Dạy tại trường Gia Long và Thăng Long.

1941: Cố vấn Hội Ái hữu Trường Cao Đẳng Luật. Gia nhập Đảng Xã Hội Pháp (SFIO).

Một trong 5 sáng lập viên nhóm Thanh Nghị: Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Hoàng Phúc Tấn (chủ xưởng dệt Tấn Thanh), Lê Huy Vân. (Hoè, 2004:19) Thực ra, người được giấy phép xuất bản là Doãn Kế Thiện (1/9/1939), từng hợp tác với Trung Bắc Tân Văn, mua lại với giá 300 đồng. (Hoè, 2004:19) [xuất bản ngày 15/5/1941 mục trẻ em; 6/1941: phần người lớn]. (Hoè, 2004:60)

24/3/1945: Phan Anh, Vũ Văn Hiền theo Hoàng Xuân Hãn vào Huế. (Hoè, 2004:166)

17/4/1945: Bộ trưởng Thanh Niên chính phủ Trần Trọng Kim. Theo tài liệu Pháp, là "lãnh tụ" của Đảng Tân Việt Nam. [Xem Vũ Đình Hoè, 166ff]

20[?]/4/1945: Họp nhóm Thanh Nghị ở nhà Vũ Văn Hiền. Yêu cầu Thanh Nghị yểm trợ chính phủ với điều kiện “độc lập thực sự,” “dân chủ thực sự.” (Hoè, 2004:166-167) Đồng ý vận động Tân Việt Nam Hội.

5/5/1945: Báo Thanh Nghị tái bản sau 2 tháng đóng cửa. [Đồng thời báo Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới của Nguyễn Tường Bách, và Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Phùng Bảo Thạch. (Hoè, 2004:169n2)] Nhóm này còn báo Hải Phòng Nhật Báo của Nguyễn Thế Nghiệp. (Hoè, 2004:192n2)]

 Công bố thành lập Tân Việt Nam Hội. Trụ sở 24 phố Hàng Da, Hà Nội. 19 trong số UVTƯ Lâm thời thuộc nhóm Thanh Nghị. (Hoè, 2004:168-72)

6/7/1945: Hoè vào Huế. Gặp Phan Anh và Vũ Văn Hiền. Anh và Hiền nói sẽ ra Hà Nội hôm sau. Hoè gặp Tôn Quang Phiệt và Phạm Khắc Hoè, nói muốn chuyển chỉ thị VM cho Anh và VV Hiền từ chức. (Hoè, 2004:188-89)

7/1945: Hoè, Yêm, Đỗ Dức Dục gặp Anh và Hiền ở Hà Nội. Vũ Văn Hiền cương quyết không chịu. (Hoè, 2004:189-92) 30 hoặc 31/7/1945, Hoè đi chiến khu. Gặp Đồng. Cho biết sẽ thêm tên Hoè vào chính phủ lâm thời. (Hoè, 2004:198-206)

11/8/1945: Thanh Nghị đình bản. (Hoè, 2004:206)

17/8/1945: Phan Anh reportedlly carried with him Royal Decree 105 [of 7 Aug 1945], authorizing the Viet Minh to form a new government, but he was arrested in Hà Tĩnh for several days and was later converted to the Viet Minh by his younger brother, Phan My, the future Office Director of Ho Chi Minh. After Aug 19, 1945 (on Aug 29, Giap told Hoe about Anh’s release; Hoè, 2004:210-11) [He secretly met with Giap and Dong at Hoe’s residence] Tối 31/8, Hoè mời Phan Anh ăn cơm tại nhà, có Đồng và Giáp tham dự. Phan Anh nói từ Huế ra tới HàTĩnh thì bị bắt. Ngày còn học ở trường Bảo hộ, từng bỏ ra ba tối đọc Le procès de la colonisation francaise trong nhà cầu. (Hoè, 2004:737)

2/3/1946: Bộ trưởng Quốc phòng [làm vì]. (Hoe, 2004:211-12) 19/7/1947: Bộ trưởng Kinh tế. 1950: Ủy viên Hội Bảo Vệ Hoà Bình VN. Sáng lập viên Hội Thân Hữu Việt-Trung. 1951: Trong Ban Thường vụ Liên Việt. (10H xxx [621]).

11/1/1959: Theo phái đoàn Lê Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, qua thăm TH. 1959: Bộ trưởng Ngoại thương.

1982: Phó Chủ tịch Quốc Hội. 1984: Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới. (ND, 19/12/1984). 1990: Chết.

 

TRỊNH ĐÌNH THẢO (1901-1986)

Sinh ngày 20/7/1901 tại Hà Nội. 1929: Tiến sĩ Luật; Luật sư tại Marseille. Về nước trong năm này. Hành nghề tại Sài Gòn (CMBC, 1993:928).

22/2/1937: Tham gia Đảng Dân Chủ của Nguyễn Văn Thinh; nhưng sau bị áp lực phải rút ra.

9/1938: Từ chối tham gia nhóm "hợp pháp" của Đảng CSĐD (CP 191). 4-8/1945: Bộ trưởng Tư pháp (trong chính phủ Trần Trọng Kim). Sau tháng 8/1945, về Sài Gòn, không hoạt động gì. Tháng 2/1947, khi Kim từ Hong Kong về Sài Gòn, ở lại nhà Thảo, trước khi tới nhà anh vợ là Bùi Khải.

1954: Tham gia Phong Trào Bảo Vệ Hoà Bình tại Sài Gòn.

1966-1967: Ngả theo Bắc Việt.

Thứ Bảy, 20/4/1968, Đại hội ra mắt Ủy Ban Trung Ương Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Miền Nam Việt Nam, tức Mặt Trận II [cho tới ngày 21/4/1968].

Chủ tịch: Trịnh Đình Thảo. Phó Chủ tịch: Lâm Văn Tết, Hoà thượng Thích Đôn Hậu. TTK: Tôn Thất Dương Kị; Phó TTK: Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị, Lê Hiếu Đằng. Ủy viên thường trực: Nguyễn Văn Kiết, Huỳnh Văn Nghị, Trần Triệu Luật.

Theo tài liệu CS, tham dự có: Mười Cúc Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư TƯCMN; Nguyễn Hữu Thọ.

6/1969: Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn (Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch) CPLT/CHMNVN.

Ủy viên: Y Bih Aleo, Huỳnh Cương, Thích Đôn Hậu, Huỳnh Văn Trí (sinh 1908), Nguyễn Công Phương, Lâm Văn Tết, Võ Oanh, Lê Văn Giáp, Huỳnh Thanh Mừng (1915-1970), Phạm Ngọc Hùng, Bà Nguyễn Đình Chi. (CMBC 1993:967)

1969: Di tản ra Hà Nội.

31/3/1986: Chết.

Hồi ký:

Suy nghĩ và hành động (Sài-gòn: NXB TPHCM, ?)

 

PHAN BÔI ( - 1947)

x Hoàng Hữu Nam

Người Điện Bàn, Quảng Nam. Anh Phan Thanh. Em họ Phan Khôi. Từng bị đầy đi Madagascar.

1942: Một trong 7 tù nhân chính trị tại Karianga (Madagascar) Việt Nam được cơ quan tình báo Bri-tên tuyển mộ (trong số 27 tù) để đưa về Đông Dương hoạt động. [Hoàng Đình Rong, Lê Giản, Dương Công Hoạt, Phan Bôi [Hoàng Hữu Nam], Pallat Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Ngọc và Vũ Văn Địch]

Rong, Dương Công Hoạt là hai người đầu tiên qua Madagascar. Rồi đi thủy phi cơ qua Mumbasa (Kenya), đáp tàu đi Bombay. Năm người khác cũng liên tục tới Bombay. Rồi chuyển tới Calcutta. Qua lớp huấn luyện tình báo tại đây. Cuối 1942, mãn khóa huấn luyện, Rong được đưa về Côn Minh mở đường giây với nội địa. Liên lạc được tỉnh ủy Cao Bằng. Trở lại Calcutta.

Hoạt động ở vùng Cao Bằng.

Cuối 1944, Lê Giản và Rong nhảy dù xuống cách Cao Bằng khoảng 2 cây số. Một tháng sau, Hoàng Hữu Nam và Dương Công Hoạt nhảy xuống Khau Tòng, quê Hoạt. Tháng 5/1945 : Ba người cuối được thả xuống Tiên Lữ, Chương Mỹ, Hà Đông.

1945: Rong trực tiếp chỉ huy cướp chính quyền Cao Bằng, Bí thư Cao Bằng. Chỉ huy đoàn quân Nam tiến, trở thành Tư lệnh Khu 9 [Vũ Đức]. Chết trận.

Lê Giản : Giám đốc Công An Trung Ương. Vũ Văn Địch : Cục trưởng tình báo quân đội. Dương Công Hoạt : Bí thư Cao Bằng. Nguyễn Văn Ngọc: Giám đốc Công An Ttrung Bộ. (CAND.com.vn., 2/9/2005)

5/1945: Đón HCM từ Tĩnh Tây về Pác Bó. Tham dự mật đàm với Pháp [nhân vật sau lưng Hoàng Minh Giám]. 3-12/1946: Trưởng đoàn Liên Kiểm Việt-Pháp. 11/1946: Thứ trưởng Nội vụ. Trưởng đoàn liên lạc Pháp-Việt. 4/1947: Chết đuối (?) ở Tuyên Quang. (Lê Văn Hiến, 2004, I:135-136).

 

TRẦN VĂN ÂN (1903- 2002)

Sinh ngày 28/1/1903 tại Long Xuyên. Gốc Triều Châu.

1923-1928: Học Đại học Văn Khoa Aix-en-Provence Pháp. Xuất bản tờ L'Annam scolaire, có nhiều bài chống Pháp.

 (Trong một thư riêng cho tác giả năm 1983, Ân nói từng qua TH trước ngày sang Pháp).

1928: Hợp tác với Đuốc Nhà Nam của Dương Văn Giáo (cùng trụ sở với La Tribune indochinoise) (La Tribune indochinoise, 12 &14/2/1941). 1935: Liên lạc nhóm La Lutte của Tạ Thu Thâu. 1941: Đại lý gạo ở Thốt Nốt, Cần Thơ.

2/1941: Bị câu lưu điều tra về Việt Nam Nhơn Dân Thống Nhứt Cách Mạng Đảng. Đảng này thành lập từ tháng 10/1940, có khuynh hướng Trốt-kít. 16-17/4/1941: Ân và 3 người khác được tha bổng. 18/4/1941: Bị nhốt ở Bà Rá cho tới tháng 6/1941.

5/1942: Móc nối với Kempeitai và làm việc cho cơ quan này (14PA, Carton 2). Hoạt động cho Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội của Cường Để. Đứng hàng thứ ba trong danh sách Pháp muốn Nhật phải giải giao (dưới Huỳnh Phú Sổ và Lương Trọng Tường). 9/1943: Di tản qua Chiêu Nam Đảo [Syonan, tức Singapore]. 1/1944: Cùng Đặng Văn Ký đến thăm Trần Trọng Kim và Dương Bá Trạc tại Quốc tế Phú Sĩ Binh Trạm trên đường Grame Road.

24/3/1945: Báo The Syonan Shimbun đăng một bài về Trần Văn Ân, có đoạn:

Ông ta bị gửi qua Pulau Kondor [Côn Đảo] từ đó ông ta được các giới chức Nhật cấp cứu. Hiện nay ông ta đang ở Syonan, trên đường trở lại quê ông ta (was sent to Pulau Kondor where he was rescued by the Nippon authorities. He is now in Syonan, en route to his homeland). Trong một cuộc phỏng vấn, ông ta tuyên bố: "Hiện nay, khẩu hiệu của chúng tôi là 'Chết và sống với Nhật Bản'."

Có lần, Ân tự xưng, hoặc được giới thiệu, là Tổng Tư lệnh Phục Quốc tại Đông Nam Á. [Năm 1983, trong thư gửi tác giả, Ân cho rằng "không có" việc này. Có lẽ Trần Văn Ân quên bài phỏng vấn trên báo The Syonan Shimbun]

28/5/1945: Về tới Sài Gòn, cùng Nguyễn Văn Sâm thành lập Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng (L'Action, 4/6/1945). 21/7/1945: Chủ tịch Hội Nghị Nam Bộ. 1/8/1945: Xuất bản báo Hưng Việt.

9/1945: Biến khỏi Sài Gòn. Gia nhập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. 1/10/1947: Bộ trưởng Tuyên truyền chính phủ Xuân. 11/1947: Tham gia phái đoàn 24 người qua Hong Kong gặp Bảo Đại. 30/3/1948: Qua Pháp. 1/4/1948: Bị cách chức.

1948-1949: Thành lập Việt Đoàn. Thập niên 1950: Theo Bình Xuyên. 9/1954: Qua Pháp vận động cho Bảy Viễn làm Thủ Tướng nhưng không thành công.

22/3/1968: Bộ trưởng Thông tin của chính phủ Nguyễn Văn Lộc (Tôn Thất Thiện thay khi Trần Văn Hương lập chính phủ ngày 25/5/1968).

Sau 1975, chết ở Rennes, Pháp.

 

Trần Văn Giàu (1911-2007),

tức Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1911 tại Tân An. Từng du học Pháp và rồi Viện Thợ Thuyền Đông Phương [KUTV] từ 1930 tới 1932. Xuất hiện ở Nam Kỳ từ năm 1933, tích cực tái tổ chức Đảng CSĐD. Năm 1934 bị khai trừ khỏi ban lãnh đạo, được qua Macao phụ giúp soạn thảo tài liệu cho Đại Hội Kỳ I, nhưng không được bầu vào Ban Chấp Ủy Trung Ương. Bị Pháp bắt sau khi từ Macao trở lại Sài Gòn, kết án 5 năm tù, đầy ra Côn Đảo. Bị tập trung ở trại Tà Lài Biên Hòa sau khi mãn hạn tù, nhưng trốn trại vào tháng 3/1941 cùng 17 người khác, kể cả Rémy Trần Văn Kiết hay Lê Văn Kiệt. Từ năm 1943, tái tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ, nhưng không móc nối được với miền Bắc hay hải ngoại. Năm 1944, ấn hành hai tài liệu kêu gọi liên minh với Pháp tự do chống phát xít Nhật. Từ tháng 3/1945, bị nhóm Phạm Văn Vi (hay Di), Nguyễn Thị Thập, v.. v.. chống đối, thành lập một xứ ủy khác và mặt trận Việt Minh khác. Sau khi nhóm Vi-Thập liên lạc được với miền bắc, hai nhóm tạm thời hợp nhất để hoạt động. Tháng 8/1945, phe Trần Văn Giàu cướp chính quyền Sài Gòn/Chợ Lớn ngày 25/8/1945. Đầu tháng 9/1945, khi Nguyễn Thị Thập cùng Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh từ bắc vào tới Biên Hòa, còn thấy hai loại cờ vàng sao đỏ của phe Trần Văn Giàu và cờ đỏ sao vàng của nhóm Vi-Thập. Ngày 8/9/1945, Hoàng Quốc Việt cử Luật sư Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch Ủy Ban Lâm Thời Hành Chính và Kháng Chiến; Giàu chỉ còn giữ ghế ủy viên quân sự. Sau ngày liên quân Bri-tên, tù binh Nhật và Pháp tự do cướp chính quyền ở Sài Gòn trong dịp cuối tuần 22-23/9/1945, Giàu cùng Phạm Ngọc Thạch bị gọi ra Bắc tham khảo. Khoảng 1800 tù chính trị Côn Đảo được đưa về đất liền ngày 23-24/9/1945 lập tức được phân bổ cho các địa phương khiến thế lực Đảng CSĐD đủ sức cầm cự với cả Pháp lẫn các tổ chức không Cộng Sản. Sau đó, Hồ còn gửi một số cán bộ chỉ huy quân sự như Hoàng Đình Rong (bí danh Vũ Đức), Vũ Nam Long, Đàm Quang Trung, v.. v.. và khoảng 70 tân sĩ quan tốt nghiệp trường quân chính vào tăng cường cho mặt trận phía nam vĩ tuyến 16. Sau đó, do áp lực của Trung Hoa, Hồ điều động Nguyễn Bình, tức Nguyễn Phương Thảo, tư lệnh chiến khu Đông Triều, vào Nam Bộ thay Giàu làm ủy viên quân sự, kiêm Tư lệnh khu 7. Giàu được gửi qua Bangkok và Yangon (Myanmar) làm đại diện, phụ trách việc thu mua vũ khí. Lâm Ủy Hành Chánh và Kháng Chiến Nam Bộ phiêu giạt ra tận Tuy Hòa, Quảng Ngãi. Chỉ từ sau ngày ký Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946, Lâm Ủy Hành Chánh Kháng Chiến và rồi Xứ Ủy Nam Kỳ mới được cải tổ dưới sự chỉ đạo của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ trung ương. Rồi chính thức trở lại miền nam từ cuối năm 1946, đầu 1947.

 

VŨ VĂN HIỀN (1910-1961)

Gốc Thổ Cầu, Kim Động, Hưng Yên. Nhà nghèo, con nuôi một thông phán tòa Đốc lý Hải Phòng. (Vũ Đình Hoè, 2004:22)

Từng du học Pháp, Tiến sĩ Luật (1937-1939). Phụ tá cho Cousin, Tổng Giám đốc Tài chính Đông Dương.  Thời Decoux, tập sự với Trần Văn Chương; rồi hành nghề Luật sư ở Hà Nội. (Vũ Đình Hoè, 2004:26)

Một trong 5 sáng lập viên báo Thanh Nghị [xuất bản ngày 15/5/1941 mục trẻ em; 6/1941: phần người lớn]. (Hoè, 2004:60): Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Hoàng Phúc Tấn (chủ xưởng dệt Tấn Thanh), Lê Huy Vân. (Hoè, 2004:19) Thực ra, người được giấy phép xuất bản là Doãn Kế Thiện (1/9/1939), từng hợp tác với Trung Bắc Tân Văn, mua lại với giá 300 đồng. (Hoè, 2004:19)

24/3/1945: Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn vào Huế. (Hoè, 2004:166) 17/4/1945: Bộ trưởng Tài Chính chính phủ Trần Trọng Kim.

20[?]/4/1945: Họp nhóm Thanh Nghị ở nhà Vũ Văn Hiền. Yêu cầu Thanh Nghị yểm trợ chính phủ với điều kiện “độc lập thực sự,” “dân chủ thực sự.” (Hoè, 2004:166-167) Đồng ý vận động Tân Việt Nam Hội.

5/5/1945: Báo Thanh Nghị tái bản sau 2 tháng đóng cửa.

Công bố thành lập Tân Việt Nam Hội. Trụ sở 24 phố Hàng Da, Hà Nội. 19 trong sốUVTƯ Lâm thời thuộc nhóm Thanh Nghị. (Hoè, 2004:168-172)

[Đồng thời báo Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới của Nguyễn Tường Bách, và Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Phùng Bảo Thạch. (Hoè, 2004:169n2)] Nhóm này còn báo Hải Phòng Nhật Báo của Nguyễn Thế Nghiệp. (Hoè, 2004:192n2)]

6/7/1945: Hoè vào Huế. Gặp Phan Anh và Vũ Văn Hiền. Anh và Hiền nói sẽ ra Hà Nội hôm sau. Hoè gặp Tôn Quang Phiệt và Phạm Khắc Hoè, nói muốn chuyển chỉ thị VM cho Anh và VV Hiền từ chức. (Hoè, 2004:188-189)

7/1945: Hoè, Yêm, Đỗ Dức Dục gặp Anh và Hiền ở Hà Nội. Vũ Văn Hiền cương quyết không chịu. (Hoè, 2004:189-192) 30 hoặc 31/7/1945, Hoè đi chiến khu. (Hoè, 2004:198-206)

11/8/1945: Thanh Nghị đình bản.

12/8/1945: Phan Anh reportedlly carried with him Royal Decree 105 [of 7 Aug 1945], authorizing the Viet Minh to form a new government, but he was arrested in Thanh Hoa for several days and was later converted to the Viet Minh by his younger brother, Phan My, the future Office Director of Ho Chi Minh. After the Aug 19, 1945 revolution, he secretly met with Giap and Dong at Hoe’s residence and on March 2, 1946 was appointed as Minister of Defense. (Hoe, 2004:211-212)

Hiền không tham gia chính phủ. Năm 1954, di cư vào Nam. Chết năm 1961.

 

Tác phẩm:

Luận án : « La propriété communale au Tonkin. »

"Les institutions annamites depuis l'arrivée des francais; l'impôt personnel et les corvées de 1862 à 1936." Trong Revue indochinoise juridique et économique (1940).

12/8/1945: Phan Anh reportedlly carried with him Royal Decree 105 [of 7 Aug 1945], authorizing the Viet Minh to form a new government, but he was arrested in Thanh Hoa for several days and was later converted to the Viet Minh by his younger brother, Phan My, the future Office Director of Ho Chi Minh. After the Aug 19, 1945 revolution, he secretly met with Giap and Dong at Hoe’s residence and on March 2, 1946 was appointed as Minister of Defense. (Hoe, 2004:211-212)

VŨ ĐÌNH HOÈ (1913 [1912]-)

Sinh ngày 1/6/1913 tại Hải Dương [tuổi thực, 1912].

1936: Cử nhân Luật. Giáo sư trường Hoa kiều, Thăng Long (1933-1936), Gia Long (1936-1945). Cha vợ là Tuần phủ Thái Nguyên, sau Tổng đốc Sơn Tây. Nhờ vậy, được cấp đồn điền ở Thái Nguyên. (Vũ Đình Hoè, 2004:20)

Tham gia các hoạt động xã hội với Nguyễn Tường Tam, Hoàng Thúc Tấn [em Hoàng Thúc Trâm, 1902-1977], Lê  Huy Vân [1914-1986], v.. v...), tức Hội Ánh Sáng. Cuối 1940, đầu 1941, được mời tham gia Đại Việt Duy Dân [?] của anh em Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng. Không nhận lời, nhưng duy trì liên hệ. Sau khi ra báo Thanh Nghị khoảng nửa năm, Vũ Văn Hiền hỏi còn liên lạc với nhóm Ngày Nay hay sao? Sau vụ nổi dạy của Trần Trung Lập, nhắn tin cho NTTam là đã ở trong nhóm Thanh Nghị.  Tham gia Đảng Xã Hội Pháp [SFIO].

5/1941: Chủ nhiệm báo Thanh Nghị. (Vũ Đình Hoè, 2004:63-4)

Tuần báo Thanh Nghị [xuất bản ngày 15/5/1941 mục trẻ em; 6/1941: phần người lớn]. Chủ nhiệm, một trong 5 sáng lập viên báo. (Vũ Đình Hoè, 2004:60)

Một trong 5 sáng lập viên báo Thanh Nghị [xuất bản ngày 15/5/1941 mục trẻ em; 6/1941: phần người lớn]. (Vũ Đình Hoè, 2004:60): Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Hoàng Phúc Tấn (chủ xưởng dệt Tấn Thanh), Lê Huy Vân. (Vũ Đình Hoè, 2004:19) Thực ra, người được giấy phép xuất bản là Doãn Kế Thiện (1/9/1939), từng hợp tác với Trung Bắc Tân Văn, mua lại với giá 300 đồng. (Vũ Đình Hoè, 2004:19)

30/6/1944: Dương Đức Hiền được Việt Minh cử làm Tổng thư ký Việt Nam  Dân Chủ Đảng.

24/3/1945: Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn vào Huế. (Vũ Đình Hoè, 2004:166) 17/4/1945: Vũ Văn Hiền Bộ trưởng Tài Chính; Phan Anh, Thanh Niên; Hoàng Xuân Hãn, Quốc Gia Giáo Dục, chính phủ Trần Trọng Kim.

20[?]/4/1945: Họp nhóm Thanh Nghị ở nhà Vũ Văn Hiền. Yêu cầu Thanh Nghị yểm trợ chính phủ với điều kiện “độc lập thực sự,” “dân chủ thực sự.” (Vũ Đình Hoè, 2004:166-67) Đồng ý vận động Tân Việt Nam Hội.

5/5/1945: Báo Thanh Nghị tái bản sau 2 tháng đóng cửa.

Công bố thành lập Tân Việt Nam Hội. Trụ sở 24 phố Hàng Da, Hà Nội. 19 trong số UVTƯ Lâm thời thuộc nhóm Thanh Nghị. (Vũ Đình Hoè, 2004:168-172)

[5/5/1945: báo Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới của Nguyễn Tường Bách, và Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Phùng Bảo Thạch. (Vũ Đình Hoè, 2004:169n2)] Nhóm này còn báo Hải Phòng Nhật Báo của Nguyễn Thế Nghiệp. (Vũ Đình Hoè, 2004:192n2)]

6/7/1945: Hoè vào Huế. Gặp Phan Anh và Vũ Văn Hiền. Anh và Hiền nói sẽ ra Hà Nội hôm sau. Hoè gặp Tôn Quang Phiệt và Phạm Khắc Hoè, nói muốn chuyển chỉ thị VM cho Anh và VV Hiền từ chức. (Vũ Đình Hoè, 2004:188-189) 7/1945: Hoè, Yêm, Đỗ Dức Dục gặp Anh và Hiền ở Hà Nội. Vũ Văn Hiền cương quyết không chịu. (Vũ Đình Hoè, 2004:189-92)

30 hoặc 31/7/1945, Hoè đi chiến khu. (Vũ Đình Hoè, 2004:198-206) 11/8/1945: Thanh Nghị đình bản.

29/8/1945: Bộ trưởng Giáo dục chính phủ lâm thời VNDCCH.

2/3/1946: Bộ trưởng Tư pháp chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

1948-1949: Bị loại dần khỏi quyền lực.

1948: Nguyễn Văn Huyên xin từ chức.

(Vũ Đình Hoè, 2004:900-901, 911-916). “Hồng hơn chuyên.” (Vũ Đình Hoè, 2004:899-905).

SL số 13, ngày 24/1/1946: khẳng định sự độc lập của tòa án. Điều 69 của Hiến Pháp 1946: tái khẳng định quyền độc lập cuả tòa án; các cơ quan khác không được can thiệp vào. (Vũ Đình Hoè, 2004:900-1).

Sắc lệnh 156-SL ngày 17/11/1950: Thống nhất các “tòa án nhân dân.” Bổ sung Hội thẩm nhân dân, cử thẩm phán vào Tòa án nhân dân. (Vũ Đình Hoè, 2004:899-901).

Sắc lệnh 85-SL ngày 22/5/1950: “cải cách bộ máy tư pháp”: “dân chủ hóa” bằng cách thiết lập “Hội thẩm nhân dân” thay cho Phụ thẩm nhân dân [Điều 65 Hiến pháp 1946] Những Hội thẩm Nhân Dân này do HĐND bầu ra. Như thế, không còn mâu thuẫn và tranh chấp giữa tư pháp và hành chánh. Tư pháp sẽ đứng trên lập trường công nông. (Vũ Đình Hoè, 2004:902-903).

“Các quyền dân sự chỉ được hành xử và bảo vệ nếu phù hợp với quyền lợi nhân dân.”

Trần Công Tường, Thứ tưởng Tư Pháp, còn muốn hủy bỏ cả vai trò Luật sư thay bằng “bào chữa viên nhân dân.” (Vũ Đình Hoè, 2004:904-905).

 (Vũ Đình Hoè, 2004:911-916). 1950: Hoè từ chức, Hồ không đồng ý, khuyên theo gương Nguyễn Văn Huyên. Huyên tặng Hoè cuốn Le chemin des tourmentes của Alexis Tolstoi [Con đường khổ ải], nói về thân phận trí thức trong chế độ CS. [916]

Sau Đông Khê, Vũ Đình Hoè được cử làm đại diện HCM đi ủy lạo thương binh tại Long Châu. Lê Quảng Ba [Đàm Văn Mông] bị thương nặng trong trận Thất Khê. Hoè từng gặp Lê Quảng Ba, người Tày, vì cha vợ là tri huyện Thất Khê, mẹ vợ người Tày [Thất Khê]. (Vũ Đình 2004: 916-20)

1960: Về hưu [47 tuổi].

Hồi ký: Hồi ký Vũ Đình Hoè (Hà Nội: NXB Hội Nhà Văn, 2004).

 

NGÔ ĐÌNH KHÔI (?-1945)

Con cả Ngô Đình Khả, và vợ chính (mất sớm). Sinh không rõ năm tại Đại Phong Lộc, Lệ Thủy, Quảng Bình. Học trường Quốc Tử Giám. Con rể Nguyễn Hữu Bài. 1910: Tùng sự tại Bộ Binh của Bài; 1916: Chủ sự [chánh lục phẩm] tại Phủ Phụ Chính. 1917: Tri huyện Phù Cát [tòng lục phẩm; Bài lên làm Thượng thư Bộ Lại năm này]. Tri phủ Tuy An (Phú Yên); 1919: Án sát [chánh ngũ phẩm tới tứ phẩm]] Phú Yên; 1920: Bố Chánh Bình Định. 1926: Tuần vũ [tam phẩm] Quảng Ngãi. 1930: Tổng đốc [nhị phẩm] Quảng Nam. 1933: Tổng đốc Kinh lược các tỉnh miền Nam Trung Kỳ (Souverains 1943:42).

Khôi, theo các viên chức Thuộc Địa Pháp, không dấu sự ganh ghét với Phạm Quỳnh. Khôi cũng cảm thấy bị mất mặt, khi Khâm sứ Maurice Grandjean lên nhiệm chức năm 1941, Khôi viết thư, nhưng Grandjean không hồi âm. Càng bi phẫn hơn nữa khi Grandjean không đưa Khôi lên làm Thượng Thư trong cuộc cải tổ triều đình vào tháng 5/1942 (Báo cáo của Arnoux, 20/8/1944; CAOM [Aix], 14 PA, c.2).

1943: Bị Grandjean ép về hưu không được hàm Thượng Thư [nhị phẩm]. 8/1945: Bị Việt Minh bắt cùng con trai là Huân, thư ký riêng của Yokoyama Masayuki, giết tại làng Hiền Sĩ, Phong Điền, Thừa Thiên.

Đầu năm 1943, Y sĩ Trương Kế An, thủ lãnh Liên Đoàn Ái Quốc Việt Nam, gặp Diệm ở Hà Nội. Pierre Đệ, anh rể hụt của Nhu, cũng có mặt.

Trong khi đó, Khôi cho Diệm dùng dinh thự Tổng đốc Nam-Ngãi của mình để tiếp xúc với những cá nhân thân Nhật. Khôi còn che chở cho tín đồ Cao Đài (đang bị nghi ngờ thân Nhật, ủng hộ Cường Để) trong vùng cai trị. Mật thám Pháp tìm thấy trong nhà một người cháu họ Khôi ở Quảng Nam, Ngô Đình Dậu (Đẩu?), tài liệu liên quan đến Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường Để. Vì việc này, tân Khâm sứ Grandjean (6/1941-8/1944) chẳng những không hồi âm thư chúc mừng của Khôi, mà trong buổi gặp mặt trên đèo Hải Vân, bắt Khôi về hưu không được hàm Thượng thư. Tháng 1/1944, Grandjean còn cho lệnh Bảo Đại bí mật trục xuất Diệm khỏi Huế, chỉ định cư trú ở Quảng Bình. Anh em Diệm thêm một lần trút mọi hờn oán lên Quỳnh, đương kim Tổng lý [Tể tướng] triều đình.

Mùa Hè 1944, Mật thám Pháp khám phá ra tổ chức Đại Việt Phục Hưng của Diệm, gồm khoảng 50 đảng viên tích cực, kể cả một số giáo sĩ; nằm ngay trong đội lính khố xanh (Garde indochinoise), cảnh sát, công chức, v.. v... Một trong những lãnh tụ là Trần Văn Lý, Tuần vũ Hà Tĩnh. Pháp bèn cho lệnh khám xét tư thất Diệm, nhưng Diệm đã sớm tẩu thoát.

 

ĐÀM NGỌC LỰU (1921-1995)

x Đàm Quang Trung (1921-1995)

Sắc tộc Tày. Sinh năm 1921 tại Sóc Giang, Hà Quảng, Cao Bằng. 1937, bắt đầu hoạt động. 2/1939: Vào đảng. 5/1940: Bị bắt ở Cao Bằng. 3/1941: Ra tù, qua Qủng Tây huấn luyện du kích. 9/1944: Về nước, xây dựng chiến khu vùng biên giới. 22/12/1944: Trung đội trưởng đoàn võ trang tuyên truyền.

1945-1954: Thủ trưởng đặc khu Hà Nội, Trung đoàn trưởng, Chỉ huy trưởng MT Quảng Nam-Đà Nẵng, Khu phó LK 5, Đại đoàn phó 312.

3/1955: TL Đại đoàn 312, rồi TL/QK Đông Bắc, kiêm TL Đại đoàn 332. 4/1958: Phó TL QK Tả Ngạn, TL QK Việt Bắc, TL QK 4, Bí thư QK ủy. 1974: Thiếu tướng.

7/1976: TL kiêm Bí thư QK 1. 12/1976 & 3/1982: UVTWĐ. 1980: Trung tướng; 1984: Thượng tướng.

ĐBQH khoá V, VI & VIII. 1981: UV HĐNN.

12/1986: Bí thư TWĐ, phụ trách các vấn đề dân tộc. (QH, HS 5865) 1987-1992: Phó Chủ tịch NN.

Đàm Quang Trung [Đàm Ngọc Lựu, 1921-1985], “Từng có một đội quân hỗn hợp Việt-Mỹ tiến vào Hà Nội;” [Once there was a mixed Vietnamese-American military unit marching into Ha Noi]. Tuoi Tre [Young Age] (Saigon), vol. 11, no. 34-93 (514), August 29, 1993, p. 5;

5/8/1944: India: Sở Công Tác hay Hành Động (Service d'Action) của Pháp chính thức thành lập.

Thực tế, đã bắt đầu hoạt động từ 19/11/1943 khi Alger gửi nhân viên qua India nhờ Force 136 của Bri-tên huấn luyện; và bắt đầu những công tác bí mật tại Đông Dương từ 1/5/1944 (SHAT, 10H xxx [85]). Trung tá Crèvecoeur, Chỉ huy trưởng, làm việc bên cạnh Bộ Chỉ huy Force 136 ở Kandy. Có nhân viên tại Kandy, Calcutta và Côn Minh. Sau ngày Đồng Minh đổ bộ Normandie và Provence, cơ quan DGER gửi chuyên viên sang điều khiển Sở Hành động.

Theo Lê Giản, một năm 1942 cơ quan tình báo Bri-tên đã bắt đầu tuyển mộ bảy trong số 27 tù nhân chính trị Việt Nam bị Jean Decoux đưa sang nhốt tại Karianga (Madagascar) để đưa về Đông Dương hoạt động.

Hoàng Đình Rong, Dương Công Hoạt là hai người đầu tiên được đưa qua Madagascar. Rồi đi thủy phi cơ qua Mumbasa (Kenya), đáp tàu đi Bombay.  Năm người khác—Lê  Giản, Phan Bôi [Hoàng Hữu Nam], Pallat Nguyễn Văn Minh (cựu thư ký Bắc Kỳ), Nguyễn Văn Ngọc và Vũ Văn Địch—cũng liên tục tới Bombay. Rồi chuyển qua Calcutta, huấn luyện tình báo tại đây. Cuối 1942, mãn khóa huấn luyện, Rong được đưa về Côn Minh mở đường giây với nội địa. Liên lạc được tỉnh ủy Cao Bằng. Trở lại Calcutta. Cuối 1944, Lê Giản và Rong nhảy dù xuống cách Cao Bằng khoảng 2 cây số. Một tháng sau, Hoàng Hữu Nam và Dương Công Hoạt nhảy xuống Khau Tòng, quê Hoạt. Tháng 5/1945, ba người cuối được thả xuống Tiên Lữ, Chương Mỹ, Hà Đông.

Rong trực tiếp chỉ huy cướp chính quyền Cao Bằng, rồi chỉ huy đoàn quân Nam tiến, trở thành Tư lệnh Khu 9 [Vũ Đức]. Dương Công Hoạt : Bí thư Cao Bằng. Vũ Văn Địch : Cục trưởng tình báo quân đội. Lê Giản : Giám đốc Công An Trung Ương. Nguyễn Văn Ngọc : Giám đốc Công An Trung Bộ. (CAND.com.vn., 2/9/2005)

 

NGUYỄN THẾ NGHIỆP (1906-1945)

x Trương Nguyên Minh

Sinh ngày 3/6/1906 tại làng Đồng Tu, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Bố là Chánh quản trong quân đội Pháp. Đậu bằng Thành chung, thư ký cho Pháp. Sáng lập viên VNQDĐ.

12/1928: Chủ tịch Ban Hành Pháp VNQDĐ.

2/7/1929: Bị kết án 10 năm cấm cố; nhưng được Jules Bride phóng thich vào đầu tháng 8/1929 để đi bắt Nguyễn Thái Học và Xứ Nhu. 7/1929: Trốn qua Hồ [Hà] Khẩu, Vân Nam, đối diện Lào Cai. Nhờ một cơ quan Tin lành giới thiệu lên Côn Minh (Vân Nam Phủ), nhưng vì không biết tiếng Trung Hoa, Mục sư Woods không sử dụng được.

- Trở lại Hồ Khẩu, gặp Nguyễn Kim Ngữ và Dương Tự Thành (Thành đã qua Vân Nam mua súng, nhưng không thành công).

- Lập Ban Hải Ngoại VNQDĐ ở Vân Nam. Nòng cốt có Ngữ và Đào Chu Khải (lúc đó đang ở A-mi Châu).

3/1930: Dương Tự Thành trở lại Hồ Khẩu, ở nhà Ngữ. Thời gian này, VNQDĐ hải ngoại có Nghiệp, Ngữ, Khải và Thành. Khoảng 300 cán bộ.

9/1930: Vũ Văn Giảng (Vũ Hồng Khanh) qua tới Trung Hoa.

15/9/1930: Nghiệp rời Vân Nam qua Bhamo, Miến Điện, gồm 15 người.

5/1931-4/1933: Bị tù vì vụ ám sát Nguyễn Kim Ngữ.

22/6/1935: Xin ra đầu thú với Pháp ở Thượng Hải. 1/7/1935: Có một người TH của toà lãnh sự Thượng Hải tiếp xúc. 29/9/1936: Được khoan hồng (INF, c. 370/d.2967).

1936: Cùng Lê Thành Vị toan tổ chức VNQDĐ tại Bắc Kỳ, nhưng không thành công.

1939-1940: Sống tại Tuyên Quang. 26/6/1940: Catroux ký nghị định an trí tại Tuyên Quang (JOIF, 52:53, 3/7/1940, tr. 1905).

2/1945: Cùng nhóm Nguyễn Xuân Tiếu, Nguyễn Tường Long, Trương Tử Anh, Ngô Thúc Địch, Bùi Như Uyên, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống, Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Xuân Dương tức Lạc Long thành lập Đại Việt Quốc Gia Liên Minh ở miền Bắc.

5/5/1945: Ra Hải Phòng Nhật Báo. 9/1945: Bị Việt Minh bắt giữ. Sau đó, mất tích. Có tin là bị cắt cổ, rồi ném xác xuống sông.

 

PHẠM QUỲNH (1892-1945)

Sinh năm 1892 tại Hà Nội. 1908: Tốt nghiệp trường Thông Ngôn. 1908-1917: Thừa phái (secrétaire) tại Trường Viễn Đông Bác Cổ. 1917-1920: Thừa phái hạng 5 tại Nha Hành Chánh và Chánh Trị Bản Xứ (Direction de l'Administration et Politique indigènes).

1917-1932: Chủ bút nguyệt san Nam Phong.

8/1918: Bộ Thuộc Địa hỏi ý kiến Hà Nội cho Quỳnh làm phụ giảng (répétiteur) tại Trường Sinh Ngữ Đông Phương. (Aix, Amiraux, 19065).

1920-1924: Nghị viên Hà Nội.

1922: Tháp tùng Khải Định qua Pháp; có cả Nguyễn Văn Vĩnh.

1925-1926: Thành lập Đảng Jeune Annam. 24/12/1925: Nhóm Jeune Annam viết thư cho Toàn quyền Alexandre Varenne yêu cầu ân xá cho Phan Bội Châu nếu không muốn phải cai trị Đông Dương bằng bạo lực (Aix, F03-68). 1926: Cùng nhóm Trần Đình Nam thành lập Việt Nam Tiến Bộ Dân Hội, cử người xin gặp Varenne, nhưng Varenne không tiếp (GGI, Contribution, I:18). Sau đó, Nam bị thuyên chuyển khỏi Huế, và trở thành tử thù của Quỳnh.

1925-1928: Chủ tịch Hội Tương Trợ Giáo Dục Bắc Kỳ. 1926: Nghị viên Viện Dân Biểu Bắc Kỳ. 1929-1931: Phó Chủ tịch Đại Hội Đồng Đông Dương. Sáng lập viên và Tổng Thư Ký Hội Khai Trí Tiến Đức. 1931-1932: Phó Chủ tịch Hội Địa Lý Hà Nội. 1931-1932: Tổng Thư ký Hội Từ Thiện Bắc Kỳ.

11/11/1932: Ngự tiền Tổng lý của Bảo Đại. 2/5/1933: Thượng thư Bộ Học. 5-8/1939: Tháp tùng Bảo Đại qua Pháp. 12/5/1942: Thái Tử Thiếu Bảo, Thượng Thư Bộ Lại. (Souverains, 1943:71-2).

Thứ Sau, 9/3/1945 [25 tháng Giêng Ất Dậu], chiều tối: Chiến dịch Meigo. Nhật đảo chính Pháp. Chiến dịch này đã được Nhật chuẩn bị từ mùa Xuân 1944, nhưng mãi tới nay mới thực hiện. Trên đường ra Quảng Trị săn đêm, Bảo Đại được đưa về Huế. Thấy lính gác điện, tự hỏi chuyện gì đang xảy ra ["Je m'interroge: que s'est-il passé?"] (1980:99-101; Phạm Khắc Hoè, 1987:13) [Đầu tháng 3/1945: Đã nhờ Antonin Drapier, Đại diện Vatican ở Huế, liên lạc với phe de Gaulle].

Thu Bay, 10/3/1945: Khoảng 10G00, Phạm Quỳnh cùng Yokoyama Masayuki, Cố vấn tối cao Nhật ở Huế, vào gặp Bảo Đại. Sau đó qua gặp Từ Cung, khoảng 11G30 mới về. (Phạm Khắc Hoè, 1987:15) [Theo tác giả Le Dragon d’Annam, tức hồi ký của Bảo Đại), lúc 11G00 Chủ Nhật, 11/3/1945, Yokoyama vào gặp Bảo Đại. Nói chuyện bằng tiếng Pháp (1980:101). Chi tiết này không đúng].

Chiều đó, Phạm Quỳnh gọi điện thoại triệu tập phiên họp Cơ Mật vào sáng hôm sau. Hoè không được thông báo. (Phạm Khắc Hoè, 1987:16)

Chủ Nhật, 11/3/1945: Theo báo Nhật, Bảo Đại tuyên bố độc lập, hủy bỏ Hoà ước 1884 và hứa hợp tác toàn diện với Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.

11/3/1945, 7G00: Phạm Khắc Hoè (1901-?), Ngự tiền văn phòng tổng lý, vào Đại Nội.

Bảo Đại đang “tàng” [ngủ].” Vào cung Diên thọ gặp Từ Cung. Đã có mặt: Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải (Hộ), Bùi Bằng Đoàn (Hình), Ưng Úy (Lễ), Trần Thanh Đạt (Học), và Trương Như Đính (Công). (Phạm Khắc Hoè, 1987:14)

08G00: Họp Cơ Mật ở Điện Kiến Trung. Bảo Đại cho lệnh Phạm Quỳnh bắt đầu nói. Quỳnh tuyên bố mục đích buổi họp là để tuyên bố độc lập. Chiều qua, Yokoyama đã vào gặp Bảo Đại, đề nghị tuyên bố độc lập, và Yokoyma sẽ giữ chức Tối Cao Cố Vấn. (Phạm Khắc Hoè, 1987:16-7)

Bảo Đại hỏi ý kiến, mọi người đều đồng ý. Bùi Bằng Đoàn đề nghị phải tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước với Pháp. Phạm Quỳnh cho biết đã soạn sẵn dự thảo. Khải và Đính tấm tắc khen hay. Không ai có ý kiến gì thêm. Bảo Đại cho lệnh Hoè mang bản thảo ra ngoài hoàn tất thủ tục.

10 phút sau, Hoè trở lại, Bảo Đại đang hăng say thuật chuyện bắn được một con bò tót ở Cam Lộ hai ngày trước. Đợi Bảo Đại dứt chuyện, Hoè mới đưa Bảo Đại ký Tuyên Ngôn Độc Lập.

Sau khi Bảo Đại và 6 thượng thư ký xong, Ưng Úy (Lễ) đề nghị ngày 14/3 [1/2 Ất Dậu] tiến hành lễ báo cáo độc lập với Liệt Thánh. (Phạm Khắc Hoè, 1987:17-8) Ngày 12/3/1945: Bảo Đại cho lệnh Hoè thảo Dụ cử Phạm Quỳnh làm đại diện liên lạc với Nhật. Hoè tìm cách dèm xiểm Quỳnh là “người xấu, bị mọi tầng lớp nhân dân oán ghết và giới nhân sĩ, trí thức khinh bỉ”, nhưng Bảo Đại vẫn cho lệnh thi hành. Hoè bèn thảo một “Chỉ” [lệnh ở hàng thấp nhất, dưới Dụ và Sắc]. (Phạm Khắc Hoè, 1987:19)

Tối 14/3, Hoè đến gặp Tôn Quang Phiệt (1900-1973), người cùng Nghệ Tĩnh đồng châu phổ” bàn việc hạ Phạm Quỳnh. Cựu lãnh tụ Phục Việt, rồi Bí thư Trí Kỳ của Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1928, nhưng đã bí mật gia nhập Đảng CSĐD, Phiệt tán thành, đồng ý đưa người ra lập nội các. (Phạm Khắc Hoè, 1987:20; Chữ, 1996:141-42)

15/3/1945: Hoè đi thuyết phục Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy. Cả hai đồng ý loại Phạm Quỳnh, nhưng tuyên bố sẽ về hưu.

Chiều 15/3, Bảo Đại sai Hoè mời Huỳnh Thúc Kháng vào bái kiến, nhưng Kháng không đồng ý. (Phạm Khắc Hoè, 1987:21)

17/3/1945:Bảo Đại trao cho Hoè một bản ghi chú nói muốn xuống chiếu đích thân cầm quyền, theo tinh thần "dân vi quí."

Theo Hoè, chẳng hiểu Phụ Đạo Lê Nhữ Lâm hay Yokoyama mớm ý cho Bảo Đại. Nhưng dựa vào ý kiến mới mẻ này—lấy từ sách Mạnh Tử—Hoè thảo Dụ số 1 ngày 17/3/1945. (Phạm Khắc Hoè, 1987:22) Chiều đó, Hoè mang bản dịch Dụ số 1 gặp Kháng. Kháng đang ngồi nói chuyện với Ngô Đình Khôi. Thấy Hoè, Khôi bỏ đi bằng cửa sau. Kháng vẫn chưa muốn gặp Bảo Đại, đề nghị Bảo Đại miễn thuế một năm. Khi Hoè tường thuật việc này, Bảo Đại không trả lời.

Tối 17/3, Hoè gặp các Thượng thư, thuyết phục họ đồng loạt từ chức. (Phạm Khắc Hoè, 1987:24-5)

 19/3/1945: Bảo Đại cho Phạm Quỳnh biết muốn tự nắm quyền. Quỳnh từ chức (Le Dragon d'Annam, 1980:106).

10 giờ sáng: Triều đình cũ [Phạm Quỳnh (Lại), Hồ Đắc Khải (Hộ), Bùi Bằng Đoàn (Hình), Ưng Úy (Lễ), Trần Thanh Đạt (Học), và Trương Như Đính (Công). (Phạm Khắc Hoè, 1987:14)] xin từ chức. Bảo Đại chấp thuận. (Phạm Khắc Hoè, 1987:25).

2 giờ chiều: Phạm Khắc Hoè, Ngự tiền văn phòng Tổng lý, nạp cho Bảo Đại danh sách 14 "nhân sĩ" đã có sự bàn bạc của Bùi Bằng Đoàn, Ưng Úy, Tạ Quang Bửu và Tôn Quang Phiệt ("Nghệ tĩnh đồng châu phổ" [1987:20] với Hoè): Huỳnh Thúc Kháng (Huế), Tôn Quang Phiệt (Huế), Trần Đình Nam (Đà Nẵng), Lê Ấm (Qui Nhơn), Hồ Tá Khanh (Phan Thiết?), Lưu Văn Lang (Sài Gòn), Vương Quang Nhường (Sài Gòn), Ngô Đình Diệm (Sài Gòn), Hoàng Xuân Hãn (Hà Nội), Vũ Văn Hiền (Hà Nội), Phan Anh (Hà Nội), Trịnh Văn Bính (Hà Nội [Hải Phòng]), Hoàng Trọng Phu, Trần Văn Thông.

Bảo Đại chọn 8 người: Nam, Khanh, Lang, Phu, Thông, Hãn, và Anh hoặc Hiền, tùy Hãn chọn. (Phạm Khắc Hoè, 1987:25-6). [Xem thêm 28/3/1945]

Tối 21/3/1945: Trần Đình Nam đề nghị sử dụng những lá bài “thân Nhật,” vì Nhật chưa hẳn đã đứng lâu. Thí dụ như Ngô Đình Diệm. Hoè dẫn Nam vào gặp Bảo Đại. Bảo Đại đồng ý. Hoè bèn viết điện tín triệu tập Diệm, lúc ấy đang ở Sài Gòn. (Phạm Khắc Hoè, 1987:26).

[12/3/1945: Ngô Đình Diệm và Nguyễn Xuân Chữ rời chỗ trú ẩn [bệnh viện Hồng Bàng sau này], tới công ty Đại Nam của Matsushita [Tùng Hạ] Mitsuhiro trên đường Arras.[1996:250] 20/3/1945: Chữ rời Sài Gòn ra Bắc. 27/3/1945: Tới Nam Định. (Chữ, 1996:258)

28/8/1944: Chữ rời bệnh viện Yersin vào ty Hiến Binh Nhật. 22/9/1844: Vào Sài Gòn.

27/3/1945: Hoàng Trọng Phu, Trần Văn Thông, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền và Phan Anh từ Hà Nội vào. 28/3/1945: Sau khi tiếp mọi người, Bảo Đại đồng ý với Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền và Phan Anh mời Diệm về cầm quyền; Phạm Khắc Hoè, 1987:26-7).

Hai lần yêu cầu Diệm về Huế, nhưng Nhật không muốn (Bao Dai, 1980:106).

29/3/1945: * Bangkok: Trung úy Michio Kuga từ Sài Gòn qua Bangkok đón Trần Trọng Kim về nước (Kim 1969:41-2; Shiraishi, p. 236). 30/3/1945, 13G15: Trần Trọng Kim từ Bangkok về tới Sài Gòn. Gặp Đại tá Hayashi Hidezumi (Kempeitai; Shiraishi, tr. 235), và rồi Trung tướng Kawamura, Tham Mưu Trưởng của Nhật (Kim 1969:42). Kawamura cho Kim coi danh sách những người được mời về Huế tham khảo ý kiến: Hoàng Trọng Phu, Vũ Ngọc Oánh, Trịnh Bá Bích, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Cẩm, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, v.. v... (Kim 1969:42-3). Sau đó, Kim được Matsushita (Tùng Hạ) dàn xếp cho ở tại trụ sở đảng Quốc Xã Việt Nam, đối diện Đại Nam Công Ty. Tại đây, Kim gặp Ngô Đình Diệm (Kim 1969:44). 17/4/1945: Kim làm Thủ tướng.

Cuối tháng 7/1945, Trần Đình Nam, Bộ trưởng Nội Vụ, đề nghị bắt giữ Phạm Quỳnh. Bảo Đại không thuận. (Phạm Khắc Hoè, 1987:46-7)

8/1945: Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt giữ rồi thủ tiêu, cùng với hai kẻ thù của Quỳnh là cha con Ngô Đình Khôi và Huân, thư ký riêng của Yokoyama Masayuki, tại làng Hiền Sĩ, Phong Điền, Thừa Thiên.

Quỳnh là một trong những người có công lớn trong việc cải thiện chữ Việt mới tại miền Bắc. Quỳnh cũng là người có công quảng bá Đoạn Trường Tân Thanh (truyện Kiều) của Nguyễn Du.

 

 

 

 

Madison, Wisconsin, 6/10/1984

Houston, Texas, 4/8//2020

Vũ Ngự Chiêu, Ph.D., J.D.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1454)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 4691)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5536)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
23 Tháng Chín 202310:53 CH(Xem: 6389)
Trong những thập niên tới—khi các văn khố hoàn toàn mở rộng—chúng ta mới có thể biết rõ ai là người Việt đầu tiên đã đến Mỹ và tiếp cận với nền chính trị Mỹ. Cách nào đi nữa, Bùi Viện khó thể là nhân vật này… /... Nguyễn Sinh Côn—dưới bí danh Paul Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc—có thể là người Việt đầu tiên đến Mỹ, và chắc chắn là người đầu tiên nghiên cứu hệ thống chính trị Mỹ… /... Phần tư thế kỷ sau, Nguyễn Sinh Côn—với bí danh Hồ Chí Minh—thực sự móc nối được với cơ quan tình báo chiến lược (OSS) Mỹ, được tặng bí danh “Lucius,” rồi bước vào Hà Nội giữa cao trào cách mạng 1945.[lvii] Mặc dù Liên bang Mỹ đã chọn thái độ “hands-off” [không can thiệp] khi liên quân Pháp-Bri-tên khởi đầu cuộc tái xâm lăng Việt Nam năm 1945, / ...cũng như thiết lập sự chính thống cho chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, qua cuộc bầu cử quốc hội 1946 và bản Hiến Pháp 9/11/1946...—đồng thời có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến kháng Pháp suốt 8 năm kế tiếp.
20 Tháng Năm 20228:49 CH(Xem: 9465)
Thứ Tư, 18/5/2022: Ngày 84 Thật khó ngỡ cuộc xâm lược Ukraina của tập đoàn thực dân mới Vladimir V Putin đã bước sang ngày thứ 84. Mười hai tuần chiến tranh trên truyền hình, báo chí online, cùng các video social media với đại đa số nhân loại, nhưng là 84 ngày, 84 đêm máu, nước mắt, đổ nát, chết chóc, đau khổ, đói ăn, thiếu nước, không đèn điện, không gas sưởi của hơn chục triệu dân Ukraina đã và đang bồng bế, giắt dìu nhau rời nhà cửa, xóm làng nổi trôi trốn trảnh tiếng tru rít của pháo, bom, hỏa tiễn, phi cơ đủ loại, đủ kiểu. Và, cho tới tối ngày thứ 84 này, viễn ảnh kết thúc chiến tranh vẫn xa vởi. 959 chiến binh Lữ đoàn 36 TQLC Ukraina tại Azovstal, Mariupol, đã buông súng đầu hàng, rời bỏ địa ngục trần gian sau 82 ngày kháng Nga. Nhưng chết chóc, đổ nát, khổ đau chỉ có dấu hiệu gia tăng.
01 Tháng Mười Một 202110:17 CH(Xem: 13849)
CUỘC CÁCH MẠNG 1/11/1963 / Vũ Ngự Chiêu / Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt
01 Tháng Chín 202110:30 CH(Xem: 11847)
Đầu năm 1950, Nguyễn Sinh Côn, tức “Đồng chí Đinh,” “đi bộ 17 ngày” từ Tuyên Quang tới Thủy Khẩu, vượt biên giới qua Long Châu (Quảng Tây). Rồi được Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shao-qi] đón lên Bắc Kinh.[1] Trước thập niên 1990, rất ít người biết chuyến “khất thực” bí mật này. Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng gồm tư liệu văn khố Mỹ, Pháp, Việt thu thập hơn 40 năm qua, kể cả chuyến tham khảo Việt Nam năm 2004-2005. Hai tài liệu văn khố Pháp quan trọng là nghiên cứu “Đảng Cộng Sản Trung Hoa tại Bắc Đông Dương” [Le Parti communiste chinois en Indochine du Nord]” của Nha Thanh Tra Chính Trị Đông Dương, và “Trung Cộng và Việt Minh, từ tháng 9/1945 tới tháng 9/1948 [Les Communistes chinois et le Viet Minh (du Septembre 1945 à Septembre 1948)]” do Charles Bonfils soạn thảo.[2]
31 Tháng Tám 202112:22 SA(Xem: 11627)
Trong đời hoạt động của Nguyễn Sinh Côn [Hồ Chí Minh]—ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911, do tự nguyện—mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris—do Đệ Tam Quốc Tế “Cộng Sản” [ĐTQT, Comintern] dàn xếp—là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Côn giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ ĐTQT chuyên nghiệp [apparatchiki, và agitprop=political agitation and propaganda]. Chuyến đi bộ 11 ngày lên Côn Minh [Kunming], Vân Nam [Yunnan] vào cuối năm 1944 cầu viện Mỹ—qua đường giây Tướng Claire Chennault, chỉ huy trưởng phi đoàn Cọp Bay [Flying Tigers], và Sở Tình Báo Chiến Lược [Office of Strategic Services], tiền thân Cơ Quan Tình Báo Trung Ương [Central Intelligence Agency], mở ra cho Côn cơ hội bằng vàng chiếm chính quyền trong vòng tám ngày ngắn ngủi từ 17 tới 25/8/1945 như một “đồng minh tự phong”của Mỹ, rồi tuyên bố độc lập với Pháp chiều 2/9/1945 ở vườn hoa Ba Đình.
10 Tháng Tám 20211:42 SA(Xem: 12219)
Nhu cầu tìm hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đã giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. Một nữ sinh viên ban Thạc sĩ Việt du học ở Liên bang Mỹ mới đây—khi được đọc những tư liệu văn khố về Hồ Chí Minh (một trong những tên giả của Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969)—đã vội vã phản kháng là xin đừng “phá hoại lịch sử.” Thứ lịch sử mà người nữ sinh viên trên nói đến, thực ra, chỉ là những bài giảng lịch sử giáo điều, đúc khuôn tại Việt Nam. Một thứ truyền đơn, khẩu hiệu, không hơn không kém, của phe thắng cuộc đang cai trị bằng còng sắt và kỹ thuật tra tấn của an ninh, mật vụ dưới họng súng quân đội—nên đã tạo ra hiện tượng đáng buồn về tình trạng giảng dạy môn sử tại Việt Nam hiện nay; cũng như những lập luận “rẻ rách sinh con chuột” hay hờn oán, trách móc, ở hải ngoại.(Chính Đạo)
30 Tháng Tám 202012:15 SA(Xem: 19010)
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)