- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CẦU XIN LINH KHÍ ĐẤT VÕ TRỜI VĂN BÌNH ĐỊNH HÃY CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU HỦY HOẠI THIÊN NHIÊN!

09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6530)
HuyenTich



CẦU XIN LINH KHÍ ĐẤT VÕ TRỜI VĂN BÌNH ĐỊNH
HÃY CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU HỦY HOẠI THIÊN NHIÊN!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 


T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…

Trước những cuộc Hội thảo nói trên, tôi từng tới Cù Lao Xanh hai tuần nhằm khảo sát vùng biển đảo nơi này - dĩ nhiên chủ yếu là bằng hình ảnh tư liệu, và có đưa con gái nhỏ đi cùng vào dịp nghỉ hè, để nó được ngắm nhìn Trời Biển hùng vĩ nơi này, tắm ở vụng biển xanh như ngọc bích có những bãi cát trắng phau tựa ngọc ngà… Tôi được kết bạn với những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa đất này, trong đó có người đã thành bạn chí cốt - như nhà thơ Vũ Đình Ninh, chủ trang Web Vandanviet. org… Ông Ninh đã đưa tôi tới thăm Vũng Thị Nại, Thành Hoàng Đế, Tháp cánh Tiên, Chùa Thập Tháp, v.v, tặng tôi các tập thơ văn tâm huyết của ông - đặc sắc nhất là trường ca “Tây Sơn Ai tư vãn truyện”; và ông thay mặt hai nhà nghiên cứu văn hóa  Nguyễn Thanh Mừng & Trần Thị Huyền Trang tặng tôi cuốn sách rất quý mà giờ đây là sách gối đầu giường của tôi: “Huyền tích kinh xưa - văn hóa dân gian vùng thành Hoàng đế” (Nxb KHXH, 2005)… Tôi đang muốn quay trở lại đất này cùng nhà sản xuất phim của tôi thăm các bạn văn chương quý mến, kết hợp suy tính bối cảnh cho các phim điện ảnh “Huyền Trân Công chúa” (Thành Đồ Bàn xưa), “Kiếm gỗ - Kiếm thép” ( Nơi cụ Đào Tấn về an trí, rồi được vua Thành Thái vi hành tới để mời về Kinh đô Huế làm Phủ doãn Thừa Thiên)…

Mấy hôm nay, trước cái tin động trời Lãnh đạo tỉnh Bình Định chấp thuận đề nghị đầu tư Nhà máy thép ở Lộ Diêu, tôi thấy nhói lòng tựa dao đâm! Bài học nhỡn tiền và ô nhục của một nhà máy thép ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh tàn phá mấy trăm km biển miền trung vẫn còn đó, chưa đủ cho những người thay Dân điều hành bộ máy Kinh tế - Chính trị - Văn hóa địa phương ư?

Tôi chưa được tới Lộ Diêu, song ấn tượng sau vài lần đi cùng nhà thơ Vũ Đình Ninh tới các làng chài hoang sơ giúp tôi hình dung đó là một trong những nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng, quý giá biết bao đối với sự nghiệp phát triển Du lịch của Tỉnh này trong chiến lược “Công nghiệp văn hóa” mà Nhà nước đang mong chờ, kêu gọi!

Người ta đã trót phá hoại thiên nhiên nơi này để khai thác Titan bừa bãi rồi, nay còn những bãi biển đẹp tựa cõi thiên thai và những làng chài cổ xưa êm đềm tạo nguồn cảm hứng sâu sắc cho Du khách yêu văn hóa, yêu thiên nhiên, người ta định nhẫn tâm phá tan nốt ư? Buồn quá! Đau quá! Hàng ngàn hàng vạn năm kiến tạo mới có được “hình khe thế núi gần xa” đẹp đẽ, mê mẩn lòng người, có giá trị kinh tế cao và có thể tạo ra những nguồn tài chính Sạch, Sang trọng, phù hợp với lòng người và phù hợp với xu hướng phát triển thế giới, vậy mà các vị Lãnh đạo Tỉnh lại mờ mắt trước cái nguồn lợi dựa trên sự Tàn phá Thiên Nhiên!

Kính thưa các vị có trọng trách của Bình Định! Cúi xin các vị hãy nghe tiếng nói của Đất võ Trời văn, vùng “Địa linh nhân kiệt”, chốn "Thượng võ tôn văn", nơi phát tích, quy tụ và lập nghiệp của nhiều anh hùng, nhiều thi nhân nổi tiếng, vùng đất mà danh sĩ Phan Huy Ích từng ca ngợi: "Quy Nhơn thang mộc địa/ Khu Hoãn ỷ khôi thạc" (Phủ Quy Nhơn là đất quý của vua/ Vùng trọng yếu phải dựa vào bậc anh tài nắm giữ)… Xin hãy cho dừng ngay lập tức các Dự án kiểu Dự án Thép Lộ Diêu, để gìn giữ lấy Thiên nhiên còn sót lại, vì sự phát triển Bền vững mà các chính khách cao nhất của Quốc gia vẫn hàng ngày rao giảng tuyên truyền cho dân chúng!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn



MA NAT
Một vùng biển Bình Định, Vũ Đình Ninh chụp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 20233:58 CH(Xem: 4458)
Người ta thường ví Mèo như một người phụ nữ, bởi Mèo có vẻ nhẹ nhàng nhỏ nhẻ từ cách ăn, cách ngủ cả đến lúc Mèo gần gũi, nũng nịu bên chủ để được che chở vuốt ve. Tôi không thích Mèo và không bao giờ có ý nghĩ là mình sẽ nuôi Mèo. Tôi cho rằng cái cách dịu dàng của Mèo như một sự dối trá ẩn sau cái ác. Bởi lẽ lúc nhỏ, tôi đã từng chứng kiến và xót đau khi cái lũ mèo nhà hàng xóm xé tan xác ăn thịt mấy con chim bồ câu nhà mình nuôi. Nửa đêm khuya khắc tôi hay bị thức giấc vì tiếng kêu, tiếng chạy đuổi nhau trên mái tôn nhà ông Lý sát cạnh nhà mình, nghe bắt rợn người. Và có lẽ vì Mèo nó có cái vẻ yểu điệu, dịu dàng tương phản với cái vẻ thô thô, cứng ngắt của tôi nên tôi ghét nó...
24 Tháng Mười 20233:51 CH(Xem: 5492)
sáng mùa đông ta đi tản bộ / cỏ cây còn đẫm lạnh hơi sương / ta đi mà vẫn chưa về đến / đất cũ quê nhà chốn cố hương
24 Tháng Mười 20233:22 CH(Xem: 4143)
Mọi thông tin luôn nhanh chóng hiển thị trước mán hình vi tính . Chuỗi sự kiện của cuộc sống quanh tôi và tôi cảm nhận nó bằng tâm hồn mình./ Mỗi buổi sáng, khi thức thức dậy, bước xuống giường, vén mùng là tôi đã start máy, rê chuột là cả thế giới hiển thị trước mặt . Cây trong vườn vẫn xanh như độ nào, cành nhãn nở chùm bông trắng đầu mùa in bên khung cửa sổ như một bức tranh. Ngày nắng cũng như mưa, nó luôn hiển thị. Một thế giới hiện thực đầy hư ảo! / Tôi thích mơ mộng, trong tôi luôn hình dung những sự kiện rồi huyễn tưởng và sống với niềm hạnh phúc chứa chan trong cõi mộng đó.
24 Tháng Mười 20232:52 CH(Xem: 5596)
bởi mùa thu chỉ là hoàng hôn bên cửa / bên ngoài sân ga / mà tôi bỏ quên dấu tay chưa che lại / của giọt sương mai trên mái tóc buông dài / cho thêm dỗi hờn lên ngực / đã ngủ say khi cơn mưa vừa thức / lắng nghe âm thanh của ký ức mịt mù / khi rừng vừa bị đốn sạch / chôn trọn mối tư tình vào hoang phế mùa thu
16 Tháng Mười 20236:02 CH(Xem: 4992)
Sau mấy stt. của hắn trên MXH về chuyện vu cáo tồi tệ của vài vị “chức sắc” ở Hội Kiều học (Hội khoa học nghiên cứu Nguyễn Du & Truyện Kiều), cô con gái hắn - sinh viên năm thứ hai ĐH KHXH&NV vừa về tới nhà đã xộc tới bàn làm việc của hắn, với gương mặt đỏ bừng mà ngày thường vẫn lạnh như bà hoàng Băng giá, nó tức tối chất vấn, như hành hạ ông bố đã thất bại đủ thứ và đang khốn khổ đủ điều
16 Tháng Mười 20235:52 CH(Xem: 4777)
Tôi có duyên với chợ nên đi về cuối đường đời thì dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là cái chợ, nhớ nhất là cái thời còn buôn bán ở chợ nên đến bây giờ cả trong giấc ngủ tôi vẫn thường mơ thấy chợ, nơi ấy là nhà là kỷ niệm ăn sâu nhất không quên được.
16 Tháng Mười 20235:20 CH(Xem: 5315)
Nắng lạc lõng nắng tàn trên hè phố / Chiều bơ vơ chiều té xuống sông / Tôi im lặng tôi ngồi nghe sóng vỗ / Đời vô thường nên có cũng như không
16 Tháng Mười 20235:01 CH(Xem: 5965)
phương đông có quê hương là mặt trời / phương tây có thành phố đầy cổ tích / gửi về nàng chìm đắm / thanh thản những đóa hoa mộc lan / thì thầm điều to nhỏ / trong khu vườn hoang dã / ngơ ngác như mây mưa…
16 Tháng Mười 20234:35 CH(Xem: 5506)
Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ / Chắt chiu hạt gạo đồng tiền / Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó / Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay
16 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 4831)
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong]