- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRĂNG QUÊ

13 Tháng Chín 20221:11 CH(Xem: 8118)

 ANH TRANG

 

 

Nhật Quang
TRĂNG QUÊ

 

Vẫn vơi đầy với tháng năm kỷ niệm…

Đẹp lắm ánh trăng vàng quê mẹ lung linh

Bao thiết tha gợi lại  những ân tình

Hoài niệm xưa vẫn chập chờn trong giấc mộng

 

Tôi xa làng quê đã bao mùa trăng Thu

Trong ký ức còn in sâu thời thơ trẻ

Đêm trăng rằm mênh mang làn gió nhẹ

Cùng bạn bè đùa vui múa hát tung tăng

 

Khúc khích…đống rơm sau nhà chơi đuổi bắt

Núp bờ tre, bụi chuối, chạy trốn tìm

Bên cầu ao lấp loáng ánh trăng in

Gió Thu thoảng hương lúa vàng thơm ngát

 

Trăng quê ơi! còn đây mãi luyến lưu

Người xa xứ nặng lòng vương nỗi nhớ

Bâng khuâng nghe tiếng trăng buồn trăn trở

Mong tìm về nơi ấy thuở bình yên

 

Đêm nay mơ trăng sáng miền quê mẹ

Ký  ức...tuôn trào chợt thổn thức trong tim

Dẫu cách xa, lòng chưa nguôi nỗi niềm

Ánh trăng vàng đong đầy tình làng quê yêu dấu.

 

                                             Nhật Quang

 

 

 

DẠ KHÚC THU

 

Thu rung rung ánh tơ vàng

Lao xao hoa mộng, phím đàn đêm mơ…

 

Lâng lâng nghiêng đắm hồn thơ

Cung Hằng lấp ló bên bờ nhân gian

 

Ngất ngây dạ khúc mênh mang

Chén Thu chếnh choáng luênh loang ngõ hồn

 

Liêu xiêu ngả chạm môi hôn

Vu vơ gió vội dỗi hờn mây bay

 

Đêm Thu ấm áp tình say

Trăng vàng chênh chếch rơi đầy mái hiên.

 

                                       Nhật Quang

 

TIẾNG THU

 

Em có nghe?

Thu về trong sương sớm

Gió thầm thì…

Nhẹ trải nắng vàng mơ

Mây lững lờ

Phố nghiêng chiều lá đổ

Phím loan trầm

Man mác đắm hồn thơ

 

Em có nghe?

Thu vàng xào xạc lá

Nhè nhẹ vương

Lên suối tóc huyền bay

Bờ vai nõn

Ngọc ngà ôm dáng luạ

Hương thu mềm

Ngan ngát cúc vàng say.

 

Em có nghe?

Thu trao lời ân ái

Giấc mơ hồng…

Đêm nguyệt vọng lả lơi

Ta nhắp cạn

Chút tình Thu đắm đuối

Ngọt lời yêu

Còn đọng mãi bờ môi.

 

         Nhật Quang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121836)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103009)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108293)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 96993)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130827)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121874)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111372)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118183)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46755)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76480)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?