- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGÀY X

21 Tháng Bảy 202211:05 CH(Xem: 8333)
BENH VIEN TÂM THAN TRUNG UONG 1
Bệnh viện tâm thần trung ương 1 - ảnh Internet

 

Truyện ngắn 

NGÀY X

Ngô Quốc Phương

 

 

Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.

 

Thế là bác tỉnh rồi đấy, một vị nói.

 

Bác thấy trong người thế nào? một vị khác lại nói.

 

Rồi khi mấy vị di chuyển sang phòng khác, mà tôi chắc là thăm một giường khác, một bệnh nhân nội trú mà hôm đầu khi tôi còn tỉnh đã gặp, từng chào hỏi nhau, ghé sát xuống mặt tôi và bảo:

 

Bác tỉnh đúng lúc đấy, đất nước được tự do rồi.

 

Tự do rồi? tôi như muốn nói, nhưng lại chỉ có thể thể hiện bằng mắt.

Ông bạn bệnh nhân liền bảo:

 

Bác đừng quá ngạc nhiên, bao lâu, nay đến lúc rồi.

 

Báo chí nội, ngoại quốc, quốc tế, khu vực đăng đầy.

 

À mà hay lắm bác nhé, ông bệnh nhân nội trú ngồi hẳn xuống chiếc ghế bên giường, vừa được kéo ra.

 

Nghe nói là bây giờ báo chí được đăng thoải mái, báo chí tư, xuất bản tư tự do. Các giáo hội độc lập được thành lập khắp nơi, công đoàn cũng thế. Và nhất là các hội đoàn, đảng phái. Ai ra cứ ra, ai lập cứ lập.

 

Hiến pháp mới đang được soạn, dân sẽ phúc quyết, quốc hội lâm thời, chính phủ lâm thời đang được hoạt động, toàn những thành phần ưu tú, nhiệt thành đến từ khắp nơi, trong và ngoài nước.

 

Ồ, bác đừng xúc động, cứ từ từ tôi sẽ kể cho mà nghe, rồi tôi cho bác mượn điện thoại của tôi đây mà xem tin, ông bạn trong bệnh viện vừa nói, vừa lấy tay chạm vào màn hình cái điện thoại di động, lướt chậm thôi, nhưng đủ để cho tôi thấy tin tức từ các cơ quan báo chí khác nhau, trong và ngoài.

 

À, có thực chất không, có hòa bình không và có bền vững không à? Ông ấy đoán ý tôi.

Hoàn toàn, hoàn toàn.

 

Quân đội và cảnh sát, tòa án, viện công tố... chính quyền từ trung ương đến địa phương giờ đều tuyên bố trung thành với dân, và họ được lâm thời cử đặt người chỉ huy, lãnh đạo của dân mà.

 

Không có súng nổ, đổ máu gì đâu! Thật may mắn cho đất nước.

 

À, quốc tế, phản ứng quốc tế phải không? Ông bạn lại đoán qua nhìn ánh mắt, khóe miệng và vài cái giật giật nhẹ trên cơ mặt tôi, đáp:

 

Liên hợp quốc, các tổ chức phương tây, khu vực, các hội đoàn quốc tế đều chúc mừng, các đoàn ngoại giao đều không dè dặt hoan nghênh và Liên hợp quốc hứa sẽ lập đoàn quan sát viên độc lập để quan sát cuộc bầu cử tuần sau đây này...

 

Không có viên đạn nào nhé, và hội mấy nước trong châu lục và khu vực cũng gửi lời chúc mừng này, bác cứ từ từ, tôi cho xem.

 

Ồ lãnh đạo mới à? Họ nhiều người ở tù ra đấy, hay nhiều người bị kiểm soát, canh giữ, quản thúc tại gia, hoặc là bị theo dõi, cho vào sổ đen, bị "bánh canh" lâu nay, cả một số ở bên các hội đoàn bên xã hội dân sự ngoài nhà nước, các hội đoàn tôn giáo, dân tộc, giáo dục, luật sư, ký giả, giới hoạt động độc lập v.v... cũng cử người tham dự. Cả các học giả, nhà khoa học, văn nghệ sỹ cũng góp tay, giới trẻ rất nhiều và cả thành phần trung niên, cao niên còn nhiệt huyết cũng lắm, nghĩa là trí thức, nhân sỹ độc lập, ái quốc, đủ thành phần đều có thể tham dự.

 

Bác và tôi phải khỏe nhanh lên đi nhé!

 

Ồ, bác đừng cố ngồi dậy! Bác nói gì, để tôi nghe? Ông bạn chung phòng bệnh ghé sát vào tôi, nghé tai, rồi bảo:

 

À, tôi hiểu rồi, bác nói là bác bệnh, bác hưu, chỉ mừng cho đất nước và chỉ dự khán thôi phải không?

 

Tôi thì tôi không đồng ý đâu, tôi sẽ xin bác sỹ ra viện, tôi muốn về góp ý cho các con tôi, cả cháu tôi nữa và tôi đến để chào bác đấy, may mà bác đã tỉnh và khỏe hơn.

Bây giờ giáo dục, y tế, luật pháp, kinh tế và đủ thứ xã hội, hạ tầng, bang giao, nội trị, đều phải sửa, phải xây, cánh già mình biết gì thì sẽ góp ý, giờ tự do rồi, chẳng sợ chi.

À, ban nẫy tôi quên chưa nói, lãnh đạo cũ ai muốn đi thì đi, ai muốn ở thì ở, ai muốn phục vụ cứ phục vụ.

 

Ồ, bác đừng nhìn tôi như thế, tôi có đến từ hành tinh lạ đâu! Không tin, bác cứ xem TV hay báo, mạng thì sẽ biết.

 

Ừ, mà phải đấy, những người ở tù ra, họ kêu gọi thực hành khoan, dung, nhưng cũng có nhiều ý kiến kêu gọi những ai tự thấy có tội với nhân dân, đất nước, dân tộc, thì ra đối diện công lý, sẽ có xét xử, nhưng chắc sẽ có ân xá, khoan dung...

 

À, thôi, tôi nói thế nhiều rồi, đã đến giờ X, tôi phải đi nhé, tôi đã sắp sẵn áo quần để ra viện về nhà rồi, bác ở lại mạnh khỏe, chóng bình phục nhé, tôi đi.

 

À, tôi bật màn hình TV cho bác coi nhé, nhưng tôi để tiếng bé, cho bác nghỉ ngơi, đỡ bị ồn.

 

Nói đoạn, ông bạn bệnh nhân bấm cái điều khiển, vẫy tay chào tôi và khẽ khép cửa phòng, rút nhẹ...

 

Ngô Quốc Phương

London, ngày 15/7/2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 112837)
Sáng sớm qua sông hái bông điên điển Áo sẽ thơm mùi cỏ dại hoa đồng Khi đêm về lòng nhớ mênh mông Tâm xanh biếc cả khung trời cao rộng.
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113704)
Lần đầu tiên đến Hà Nội, hẳn bất kỳ ai, nhìn thấy điều gì cũng dễ dàng xúc động, cũng làm gợi nhớ đến những hình ảnh bàng bạc trong ký ức đã gặp gỡ ở tiểu thuyết, thơ ca... Nhưng với tôi, đáng nhớ hơn cả, đó là những cô thiếu nữ Hà Nội.
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 117859)
Đêm qua anh mơ thấy biển Sóng êm đềm liếm gót chân em Gió lao xao rụng nhành dương liễu Em nhặt vội vàng xõa mớ tóc xanh Giá như mặt trời đứng yên trên biển Chắc kịp buổi anh về.
26 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 119906)
Hãy ra chỗ Thúy Tân Định lấy chai Chivas về quán Đò Đưa trên đường Trịnh Công Sơn rửa bảng tên sơn còn ướt cụng ly nhau mừng con đường mới ngồi quanh bàn có Phạm văn Đỉnh Toulouse Đinh Cường Virginia, Bửu Ý Huế cả Đặng Tiến vừa mổ tim Lê Khắc Cầm, Ngụy Ngữ…Sài gòn
25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94790)
Trên trang văn hóa báo Le Monde hôm nay có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87699)
C húng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Tết Giáp Tuất. Tôi về sống ngôi nhà của Quý, phía nam phần lục địa. Trái đất xoay như thỏi đá cứng, những cạnh gai góc cắt vào chốn vô hình. Mỗi trưa, tôi với Quý và Chiến - cũng một người bạn ở nhờ - bầy những tiệc rượu đón bắt những vô hình mà cả ba đều linh cảm rất rõ, theo sóng của cây rừng tràn đến tận thềm. Cả một triền núi lươn lướt tắp đến bàn rượu. Cơ ngơi của Quý to lớn sừng sững.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86882)
H ồ Đình Nghiêm, sinh ở Huế. Làm thuyền nhân trôi giạt qua Hồng-kông năm 1979. Định cư ở Montréal từ 1980. Viết lai rai cho hầu hết các tạp chí xuất bản tại hải ngoại, cộng tác với Hợp Lưu ngày từ số ra mắt. Đã in bốn tập truyện ngắn...Chưa hề trở lại cố quận đìu hiu.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 118397)
Đừng đánh thức giấc mơ tôi trong lúc ngửa mặt lên trời hứng những giọt mưa đêm tháng chạp với hình ảnh duy nhất là đôi mắt em.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86866)
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7, 1961) là một nhà văn, nhà báo Mỹ. Cách viết văn riêng biệt - biểu thị qua đặc điểm lối mô tả khiệm lời và khiêm nhường - cũng như những cuộc phiêu lưu và hình tượng công chúng của ông đã tạo nên nhiều ảnh hưởng cho nền văn chương hư cấu của thế kỷ thứ 20.
23 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98581)
Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sẽ chính thức ngưng hoạt động sau buổi phát thanh cuối cùng vào Thứ Bảy 26 tháng 3 từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam.