- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

QUÊN

29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 7193)


SUONG 2
Sương - ành UL

 

Thái Thanh       

QUÊN     

 

Tôi đang tuổi 63 - tuổi sang thu rồi.

Ngày xưa lúc mà bằng tuổi tôi bây giờ má tôi đang dần trả về không, má quên hết những gì xảy ra trong đời mình và bây giờ tôi cũng vậy. 

Quên là điều tất yếu của tuổi già, tôi thấy điều đó cũng lại là điều hay. 

 

Má tôi là một phụ nữ rất thông mình. Má chỉ mới học đến lớp nhất (lớp 5 bây giờ) tại trường làng ở quê hồi thời xưa ấy nhưng má đủ sức dạy mấy anh em tôi đọc thông, viết thạo, cộng trừ nhân chia, má dạy làu thông toán phân số, toán động tử, các bài toán đố hồi thời tiểu học ấy... Thông minh như thế nhưng rồi gần đến tuổi 70 má không còn nhớ hết. Tôi nhớ hồi ấy mỗi lần đi đâu, má thường bảo tôi đi cùng để tôi nhớ những điều người ta dặn dò đó mà thực hiện vì tôi hồi đó còn trẻ nên trí còn nhớ chứ tôi không thông minh như má. Lịch sử lập lại. Bây giờ tôi cũng để con gái tôi làm điều đó thay tôi vì tôi không nhớ nỗi hết mọi điều. 

 

May mắn là tôi có thể viết được những điều mình nghĩ và muốn nói. Tôi nhớ đến đâu và viết đến đó những chuyện của riêng mình. Chuyện bà cháu nhà tôi nhiều lắm, cháu tôi rất dễ thương nhưng do tôi quên mất nên chỉ kể một vài mẫu chuyện chứ không kể hết. Mà tôi cũng không thể kể hết chuyện cháu tôi vì nó còn ba mẹ, ông bà nội của nó chứ không phải của riêng tôi, biết mọi người có đồng ý không? Với ba má và anh chị em ruột thịt của mình cũng vậy, tôi không được phép kể lại khi không có sự đồng ý của họ. Thế nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn hay kể, sự cô đơnl của người già trong tôi khát khao được tâm tình được chia sẻ. 

 

Người già luôn sống trong hoài niệm, luôn trân quý những kỷ niệm ngày xưa. Có cái câu: "Sai lầm tuổi trẻ, trả giá về già", tôi nghĩ những gì xảy ra trong cuộc đời mình là duyên nghiệp mà mình phải gặp, phải chịu đựng và phải trải qua.

Tôi có một người bạn thời còn học trung học trước 1975. Bạn tôi - Ngô Lợi hát rất hay bạn có tâm hồn nghệ sỹ, hiền hậu luôn sống vui vẻ không để tâm sân si giận dỗi người nào. Năm 1975 khi chiến sự xảy ra khốc liệt chúng tôi theo gia đình di tản khỏi Qui nhơn tháo chạy tứ tán mọi nơi. Sau đó ngưng cuộc chiến tôi theo gia đình mình trở về Qui nhơn và sống hết cả tuổi xuân của mình. Bạn thì theo gia đình vào Sài gòn ở luôn trong đó. Đến năm 1977 bạn trở về Qui nhơn và ở tại nhà tôi đến nửa tháng, chúng tôi thương quý mến nhau vô vàn tưởng không thể nào quên được bạn cũng nắm chặt tay tôi và nói lên điều ấy... Thế nhưng bạn đi biệt từ đó đến 40 năm sau không có tin tức gì và tôi cũng vật lộn mưu sinh với cuộc đời khốn khó của mình nên cũng quên mất bạn. 

 

Khi có facebook, tôi lần tìm những người bạn cũ từ hồi trước 75 . Tôi đăng tin tìm Ngô Lợi trên face, một anh bạn đã cho tôi số điện thoại của anh cô ấy. Tôi gọi và anh trai Ngô Lợi đã cho tôi số điện thoại của Ngô Lơi. Tôi mừng quá vì bạn vẫn còn ở Việt nam, gặp lại nhau sẽ là điều thú vị lắm đây. Nhưng không ngờ Ngô Lợi bạn tôi bây giờ đã mắc chứng bệnh Alzheimer, bạn không còn nhớ được điều gì kể cả tên tôi là ai, tên trường, tên lớp,tên bạn bè kể cả thị xã Qui nhơn nơi bạn đã từng sống, không lưu lại trong trí của bạn điều gì. Hoàn toàn không nhớ hết như một người xa lạ hoàn toàn. Tôi được biết: Ngô Lợi hiện đang sống cùng ba mẹ mình, chồng con của bạn đang ở Mỹ. Năm xưa cả nhà cùng đi vượt biên,  chồng con bạn ấy đã đi trót lọt còn bạn bị lọt lại trong chuyến tàu định mệnh ấy. Chồng Ngô Lợi sau khi định cư ở Mỹ đã lấy vợ khác và hai đứa con thì nó cũng quên mất mẹ mình vì hồi đó nó còn bé quá. Ngô Lợi đã đi vượt biên nhiều lần nhưng không được và nàng đã đợi chờ trong vô vọng đớn đau. Bây giờ nàng ngây ngô ngờ nghệch quên đi tất cả, tôi cũng không gọi điện nữa làm gì. Đôi khi quên hết đi lại là một điều may, cứ hồn nhiên như vậy cho đến cuối đời mình để bớt khổ đau nhé bạn tôi ơi! 

 

Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình. 

 

Buổi chiều cả nhà đi chơi hết còn chỉ mình tôi ở nhà. Tôi đi tắm gội, dòng nước ấm dịu dàng làm tôi thấy nhẹ nhỏm thanh thản trong hồn. Tôi mở rộng song cửa sổ nhìn lên bầu trời cao rộng ngoài kia. Nhìn ra con đường cao tốc xe chạy nối đuôi lặng lờ, nhìn xuống dưới dòng sông phẳng lặng hiền hòa... Tôi đã thân quen được nơi chốn này và dần quên thành phố biển của tôi năm nào đó. Thôi thì cứ quên đi, quên dần đi như lẽ tự nhiên của cuộc đời. 

Mai nay thức dậy một người già với mái tóc pha sương nhoẻn cười với nắng xuân đã đi qua, chào đón mùa hè đang tới mà chẳng bâng khuâng nghĩ ngợi gì. Sống đơn thuần, hờ hững, lướt qua, lướt qua tất cả mọi sự bên đời như thế mà lại hay. 

 

Thái Thanh

( Sài gòn 20/3/2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Sáu 20224:49 CH(Xem: 8691)
Dù sao em vẫn cảm ơn anh. Nếu quay lại từ đầu, em vẫn làm như vậy. Em đã sung sướng đến nhường nào khi được cùng anh bay lên miền hạnh phúc. Anh biết không, giờ đây, trong từng hơi thở, trong mỗi giấc mơ, em vẫn đang bay lên, bay lên cùng anh khi em sống lại những giây phút đó.
22 Tháng Sáu 202210:32 CH(Xem: 9833)
Này con / còn vụ viết lách, báo chí kia / các ông, các bác đã dựng mốc / cho con ngồi xe "102, 103 city" thỏa chí rong đường 216 thần tốc / vậy cứ thế mà phi / miệng ngậm, tay đếm tiền / chân thọc đất vàng / bụng bị, bút múa, / tà tà tiến, phải đạo sẽ ôke / chớ đừng lăn tăn / làm phận cừu dolly / trăm đứa ăn cùng một đầu vào / thành đầu ra phải thế
22 Tháng Sáu 20221:34 SA(Xem: 8052)
I. Mấy câu hỏi, đúng hơn là những ý tưởng như bâng quơ, có gì hơi cổ lỗ, song vốn nằm sâu trong tiềm thức và có khả năng đánh thức sự lười biếng của tư duy giữa bao lo toan bề bộn đời thường lắm khi thấm máu và nước mắt: “Vì sao tôi viết“, “Văn học có ích gì cho xã hội?”, “Ngày hôm nay, văn học có cần thiết lắm không? Cần cho ai?”, “Văn học với thực tại xã hội?”, “Điện ảnh cần gì ở văn học”, v.v.
22 Tháng Sáu 20221:27 SA(Xem: 8206)
Mùa trăng, với chúng tôi chỉ có một ngày duy nhất. Đúng rằm, phải đúng ngày 15. Nghe cứ như ngày của cúng bái khói hương, với hoa trái cùng tiếng chuông chùa trong những chiều lao xao, đình đám...
22 Tháng Sáu 20221:15 SA(Xem: 10028)
em kiễng chân lên / háo hức đón từ anh / nụ hôn mùi thuốc lá / lửa trời hừng hực / em ngún dần ngún dần / cháy đến tận cùng trên môi anh
17 Tháng Sáu 20221:34 SA(Xem: 8135)
Nhận được tin buồn Nhà thơ-Nhà văn Hoài Ziang Duy Sinh năm 1948 tại Châu Đốc- Việt Nam Tạ thế ngày 1 tháng 6 năm 2022 - tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ Hưởng thọ 75 tuổi
17 Tháng Sáu 20221:25 SA(Xem: 7484)
Nhận được tin buồn hoạ sĩ Rừng- Nguyễn Tuấn Khanh (Viết văn với bút hiệu Kinh Dương Vương, làm thơ với bút hiệu Dung Nham) Sinh ngày 14 tháng 3 năm 1941 tại Nam Vang, Cam-pu-chia Tạ thế vào ngày 8 tháng 6 năm 2022 tại Nam California, Hoa Kỳ Hưởng thọ 81 tuổi
17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 9055)
Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…
15 Tháng Sáu 20222:27 SA(Xem: 9558)
người đi / thì người vẫn đi / có khi đi thật / có khi giả vờ /
15 Tháng Sáu 20222:18 SA(Xem: 7177)
Nếu ai đã đọc "Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa", chắc chắn đều bày tỏ sự thán phục đối với tác giả, tôi cũng vậy. Tác giả NTV đã đem tấm lòng thành cùng với nhiệt tâm thu thập dữ liệu về các nhân vật nói tới trong sách, cùng với các hình ảnh ghi dấu cuộc đời bể dâu của họ. Tuồng như tôi thấy họ sống lại thêm một lần nữa. Thật vậy, khi nhìn thấy hình ảnh một nhà văn quen biết ra đi từ lâu, và qua lời kể chuyện của tác giả, tôi xúc động biết bao, tưởng chừng như người ấy vẫn ở đâu đó, chưa một lần vĩnh biệt.