- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

UKRAINA: CUỘC CHIẾN TIỀN ĐỒN BẨN THỈU / BIDEN LÊN ÁN PUTIN LÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

18 Tháng Ba 20229:28 CH(Xem: 8775)

  

 

ukrainian soldiers fire
UKRAINA: CUỘC CHIẾN TIỀN ĐỒN BẨN THỈU 
   

BIDEN LÊN ÁN PUTIN LÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH     

Chính Đạo     


N
gày 25/2/2022, một ngày sau khi Vladimir Putin cho lệnh đại quân Nga xâm lăng Ukrania từ ba hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc, trong khi oanh tạc cơ và tên lửa đủ cỡ tàn phá, khủng bố các thành thị, bất ngờ nhận được e-mail của Vũ Thái Khiêm, sinh viên electrical engineering tại Đại hoc Texas-Tyler: “Giả sử Mỹ không có support từ NATO mà Nga & Trung Quốc cả 2 đánh Mỹ cùng lúc thì ông Nội nghĩ Mỹ có thắng được không?"

 

Tôi đáp: “...Dear Khiem: Thứ nhất, không có chuyện "giả sử" cháu nêu ra đâu. NATO là một sản phẩm của chiến lược hoàn cầu của Mỹ. Thứ hai, không thể có một liên minh chân thành Nga-Tàu Cộng chống Mỹ. Thứ ba, cơn điên rồ của Vladimir Putin  và Xi-Jinping khi xâm lấn lân bang và mở rộng “vùng ảnh hưởng” [sphere of influence] theo lối tằm ăn dâu—chưa đủ khiến chiến tranh nguyên tử xảy ra. Trong nhiều thập kỷ tới, thế giới chỉ biến chuyển giữa hai đối cực chiến tranh lạnh [cold war] và hòa bình nóng [hot peace].”Sẽ có những cuộc chiến tiền đồn [outpost wars] mà bom nguyên tử loại bỏ túi [low-yield nuclear bombs]—giống kiểu hai trái bom thả xuống nước Nhật năm 1945—có thể được xử dụng; nhưng những kho bom có sức công phá gấp cả ngàn lần vẫn được bảo vệ kỹ lưỡng ở Mỹ, Âu Châu, Nga, và Trung Hoa. Mặc dù Mao Trạch Đông từng muốn thấy một cuộc chiến toàn cầu hủy diệt nửa nhân loại, để Tàu vươn lên như siêu cường “Trung Quốc,”nhưng thật khó tin một tên độc tài nào dám nhấn nút hỏa tiễn liên lục địa mang vũ khí hạt nhân mở đầu thế chiến thứ ba, khi biết chắc cá nhân mình sẽ chết theo hàng tỉ người khác trong một hang động mới [bunker] nào đó.

 

Ngày 27/3, sau khi thất bại trong kế hoạch dùng biệt động Dù bắt cóc Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, Putin xa gần đe dọa sẽ dùng vũ khí nguyên tử.  Nhưng khối NATO không hề lùi buộc. Dư luận thế giới thêm gay gắt. Mỹ và khối NATO tăng gia cường độc các cuộc trừng trị răn đe [sanctions] trên mọi phương diện kinh tế, tài chính, và gia tăng chi phí quốc phòng. Viện trợ nhân đạo chi di dân và nạn nhân chiến tranh ào ạt đổ vào Ukraine. Ngày 15/3/2022, chính phủ Joe Biden ký sắc lệnh viện trợ khẩn cấp cho Ukraine 13 tỉ 6 MK.

Gas 

Trong khi “chiến dịch hành quân đặc biệt” của Nga không tiến triển tốt đẹp như dự định. Tổng thống Zelensky và đại đa số dân Ukraina cương quyết chống ngoại xâm bằng mọi phương tiện. Cho tới tuần lễ thứ ba của cuộc xâm lược, Putin chưa thu đoạt được chiến thắng ròn rã như tuyên truyển, mà đang xút đầu, mẻ trán với những thiệt hại không nhỏ. Khoảng trên 5,000 tới trên 10,000 lính Nga tử trận, kể cả Tướng Tư lệnh Phó Quân đoàn 41 và Tham Mưu trưởng đơn vị này. Hàng ngàn lính Nga bị bắt sống, kể cả các phi công. Vũ khí bị tổn thất nặng nề, gồm 2 phi cơ không người lái [drones] rơi lạc sang lĩnh thổ lân bang. Vùng lãnh thổ phía tây Ukraina giáp ranh các nước NATO vẫn nằm trong tay quân dân Ukraina, trong đó có quân đoàn tình nguyện ngoại quốc hơn 20,000 người mang 52 quốc tịch. Sau gần ba tuần xâm lược Ukraina, quân Nga mới chỉ làm chủ được miền Đông của Ukrauna, mở rộng vòng đai quanh Krưm [Crimea] nối liền với miền ly khai đông bắc Ukraina mà Quốc Hội Nga thừa nhận là độc lập.

 

MariupolCity


 

Ngày 14/3/20222, báo chí phương Tây loan tin Nga kêu gọi Tàu Cộng viện trợ cho cuộc xâm lược Ukraina, đặc biệt là lương thực đồ hộp, tên lửa chống tăng và phi cơ không người lái. Và, Putin thêm một lần đe dọa sẽ sử dụng loại hỏa tiễn liên lục địa mang bom nguyên tử với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

 

Phe Mỹ và NATO quan tâm, nhưng có lẽ không chịu khoanh tay. Cố vấn An Ninh Jack Sullivan đã gặp mặt đại diện Tàu Cộng Dương Thiết Kỳ suốt bảy giờ để cảnh cáo Bắc Kinh về những biện pháp răn đe trừng phạt nếu tập đoàn Tập Cận Bình bất chấp luật pháp quốc tế ngả về phe Nga, hay đe dọa nền độc lập của Đài Loan, hoặc gây xáo trộn ở vùng châu Á Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.

 

Biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ và khối NATO là sẽ cấm nhập cảng dầu thô và khí đốt của Nga, bất chấp việc gia tăng giá cả chóng mặt từ hai năm qua do dịch Dơi Vũ Hán [COVID 19]. Mỹ và khối Anglo-Saxon cũng đang vận động tước bỏ qui chế Tối Huệ Quốc [Most Favored Nations] của Nga, dồn Putin vào chân tường.

 

Dĩ nhiên, vẫn có những nỗ lực dàn xếp hòa đàm. Qua trung gian Turkey và Israel, Nga và Ukraina đã gặp mặt bốn lần, trong những cuộc đối thoại giữa những người điếc. Không một lãnh tụ Ukraina nào chấp nhận cắt vĩnh viễn Krưm và các tỉnh miền Đông hay Nam cho Nga. Tòa án lương tâm nhân loại cũng khó thể chấp nhận việc những tên tội phạm chiến tranh dùng chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để cướp đoạt đất nước, lãnh hải, cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng có thể đưa ra một giải pháp Ukraina dưới quyền quản trị của quốc tế của Liên Hiệp Quốc như một giải pháp gỡ sĩ diện cho Putin, nhưng còn nhiều trở ngại.

 

Cô lập Putin hơn nữa là điều duy nhất Mỹ và phương Tây có thể làm. Hãy để số phận Putin cho dân Nga và Ukraina quyết định. Chưa cần chiến tranh nguyên tử, nhân loại đã và đang trở lại với thời kỳ chui rúc trong hang động mới như các bunker chỉ huy hay hèm trú bom, và ngay cả các ga xe điện ngẩm dưới mặt đất. Ví thử nửa nhân loại bị chết, vẫn còn cơ hội để tái thiết một cuộc sống mới đáng sống hơn.

 

Mùa Đông bi thảm này của hơn 40 triệu dân Ukraina—đặc biệt của bốn, năm triệu người tị nạn chiến tranh, hay những lĩnh hải lả mệt, đói khát trong các hầm trú bom, hay hành lang các ga tàu ngầm—rồi cũng sẽ qua đi. Cuộc sống vẫn tiếp diễn với những nhu cầu thưởng nhật.

Houston, 17/4/2022

Chính Đạo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 200912:00 SA(Xem: 98067)
K ể từ năm 1975, hàng năm cứ đến mùa giỗ Đệ Nhị VNCH dịp tháng Tư là những kẻ thua cay lại lôi Trịnh công Sơn ra làm quả banh da của võ sinh quyền Anh đấm cho đỡ ngứa tay ngứa miệng...
07 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 107885)
Đang ngồi trong nhà Nhật Tuấn tại Saigon , được anh đoc tin qua Internet rồi cho tôi biết, ông Hoàng Khoa Khôi đã qua đời.
18 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 119803)
Tôi đón nhận tin ông Chu Tử chết trong buổi sáng hoang mang xao xác đó. Buổi sáng ngơ ngẩn như hồn đi lạc, xác thân cũng lạc, đường đột bước đi đến nơi bờ bến lạ, không ý thức được rằng mình đi như thế là đi xa đất nước, là rời bỏ quê hương. Tôi nghe choáng váng và lòng tầm tã một cơn mưa buồn thảm...
17 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 117962)
Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà Hán; tuy thành công nhưng đường lối cai trị lẫn cải tổ kinh tế thất bại đưa đến loạn lạc khắp nơi dẫn đến sự khôi phục lại nhà Hán vào năm 23.
13 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 94455)
Năm 1995, Vi Thuỳ Linh đăng in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong . Năm 1999, nhà xuất bản Hội Nhà văn in tập thơ Khát của chị; Nguyễn Trọng Tạo khi viết lời tựa cho tập thơ đó, đã xác quyết mạnh mẽ rằng: Vi Thùy Linh đi vào thơ hiện đại bằng “con ngựa chữ nghĩa dậy thì”.
09 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 88794)
Giới thiệu của người dịch: Kể từ sau Marguerite Duras, tiểu thuyết Pháp đánh mất dần phẩm chất...Tháng 5-2005, nhà văn kỳ cựu Richard Millet, được xem người giữ đền thờ văn chương từ Bossuet đến Claude Simon , đã đánh chuông gọi hồn các đồng nghiệp đang vùi dập ngôn ngữ.
08 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 90944)
Chưa bao giờ truyện cổ tích trống vắng chủ đích, hay không lột trần sự bất nhẫn. Qua nhân vật Nam , một thanh niên Việt tỵ nạn tại Pháp, cô gái kể chuyện tìm thấy hoàng tử của lòng mình. Họ kết bạn, gặp lại, tâm sự, tự tạo ra một lãnh địa bí mật. Nhưng điều gì đó trốn tránh những động tác tình yêu: Thanh niên điển trai xem thiếu nữ như em gái.
08 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 99541)
Richard Millet sinh năm 1953 tại thành phố Viam, tỉnh Corrèze. Kể từ 1983 với tập truyện “L’invention du corps de Saint Marc”, ông được công nhận như một trong những nhà văn đương đại tại Pháp.
05 Tháng Tư 20093:11 SA(Xem: 88668)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày thất thủ Sài Gòn, cũng nên nhìn lại biến cố giúp khai sinh chế độ Việt Nam Cộng Hòa [VNCH, 1955-1975], tức cuộc trưng cầu dân ý 23/10/1955. Bài này đã in trong Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston: Văn Hóa, 2004), và được hiệu đính bốn năm qua nhờ những tài liệu văn khố Phủ Tổng thống và Thủ tướng VNCH hiện lưu trữ tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II (thành phố HCM, tức Sài Gòn).
05 Tháng Tư 200912:05 SA(Xem: 83607)
D. MẬT ƯỚC TAY BA 18/12/1954: Ngày 18/12/1954 [The Pentagon Papers ghi 19/12/1954], nhân dịp họp tay ba các Ngoại trưởng ở Paris , Dulles, Eden và Mendès-France lại bàn về Việt Nam .