- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN – MỘT BỘ PHIM VỤNG VỀ GIẢ TẠO

07 Tháng Chín 20218:48 CH(Xem: 10917)

DNDL-NguyenNgoc
 

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN – MỘT BỘ PHIM VỤNG VỀ GIẢ TẠO

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc đã thấm sâu vào lòng yêu văn chương của không ít thế hệ học trò. Chính vì thế, khi có một tác phẩm quen thuộc của ông lên phim bị làm hỏng, nhiều người rất buồn và ấm ức. Và chúng tôi tin là nhà văn Nguyên Ngọc cũng rất buồn – có điều ông lịch sự, nể nang không nói ra. Hôm nay, ngày mừng ông thượng thọ 90, xin được chia sẻ nỗi buồn đó cùng ông.

***

Đã từng quen thuộc với tác phẩm văn học “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, lại vốn rất có cảm tình với nhà văn này, nên hồi phim điện ảnh “Đất nước đứng lên” xuất xưởng, tôi đã háo hức tìm xem ngay. Song, trái ngược với dự đoán và mong đợi, bộ phim đồ sộ, tốn kém này đã gây cho tôi nhiều phản cảm, nhiều nỗi ấm ức muốn được giải tỏa. Rồi khi VTV thời gian vừa qua liên tục phát sóng lại bộ phim này, nhân các dịp lễ lạt kỷ niệm nào đó, tôi đã xem thêm lần nữa và thấy cần phải nói đôi lời.

 

Tôi chỉ xin tập trung để nói về tính chân thực của bộ phim.

 

Tính chân thực cần có của bộ phim lịch sử hoành tráng này đã bị phá hoại bởi hàng loạt yếu tố tạo thành một bộ phim- từ cấu trúc xung đột, dẫn dắt câu chuyện đến khâu chọn diễn viên, bối cảnh, phục trang, đạo cụ, âm nhạc, v.v. Nhiều khán giả cùng tâm trạng với tôi đều tự hỏi: Bộ phim rất tốn kém này được tạo ra để làm gì?

 

Người xem không thể hình dung nổi anh hùng Núp của một thời kháng Pháp gian khổ ở Tây Nguyên lại được biểu hiện trong một diễn viên béo tốt nần nẫn và đầy vẻ mãn nguyện bị đóng khố một cách miễn cưỡng như vậy ở trong phim! Còn các nhân vật nữ… Phụ nữ Tây Nguyên thời đó thường ở trần, theo phong tục, và cũng bởi nghèo túng; nhưng ở trong bộ phim này, những phụ nữ trẻ để trần lộ cả hai bầu vú đầy đặn lại được mặc những chiếc váy mới có thêu hoa văn rất đẹp đã cho thấy quan điểm thẩm mỹ chủ quan và cả ý đồ câu khách quá ư lộ liễu của những nguời làm phim.

 

Giữa núi rừng Tây Nguyên trùng điệp và âm thanh của cồng chiêng, giai điệu trữ tình mang bóng dáng đồng bằng Bắc Bộ của một bài hát rất hay như “Bộ đội về làng” ( của nhạc sĩ Lê Yên) bỗng trở nên vá víu, lạc lõng đến tội nghiệp!

 

Lạc lõng hơn nữa là những đoạn độc thoại nội tâm của Núp (lời ngoài hình)- hầu hết là những suy nghĩ, những triết lý áp đặt, xa lạ với người dân Tây Nguyên trong những năm tháng đó, xa lạ với chính tác phẩm văn học! Bộ phim đầy ắp những chi tiết phong tục, thừa thãi những cảnh quay về sinh hoạt văn hóa dân gian; song chúng ít được gắn với những tâm trạng, những cảnh huống kịch tính, những số phận cụ thể, và chính vì thế cái ấn tượng ôm đồm, tham lam, phô bày một cách cố tình lại càng nổi cộm trong khán giả (Ví dụ tiêu biểu nhất là đoạn những bức tượng nhà mồ được gom lại và được ống kính máy quay miêu tả như một cuộc triển lãm tượng!) Người xem còn thất vọng trước sự xuất hiện trước ống kính của nhiều diễn viên chính – thứ – phụ như những “hình nhân thế mạng”, rõ ràng là thiếu sự chỉ đạo diễn xuất ( hoặc chỉ đạo diễn xuất sai), họ không biểu lộ được cảm xúc và tâm trạng như cảnh phim muốn thể hiện.

 

Có cảm tưởng bộ phim chỉ là những đoạn miêu tả cuộc sống một cách gượng gạo, rời rạc, vụng về, được lắp ghép lại còn vụng về hơn! Khi người xem được thông tin rằng (chỉ bằng một lời thoại): địch có âm mưu sẽ lấy hết dụng cụ lao động bằng sắt của nguời Kông Hoa, thì liền sau đó được xem những cảnh chặt cây cổ thụ bằng đá sắc cạnh! Địch có phép thần thông biến hóa hay sao mà người dân Kông Hoa di chuyển lên núi đựợc an toàn kể cả mọi vật dụng gia đình nhưng lại không giữ nổi các đồ dùng lao động bằng sắt- vật dụng có ý nghĩa sống còn đối với người dân miền núi?! Nếu các nhà làm phim có ý định thần thánh hóa kẻ địch thì cũng nên dành vài mét phim để thỏa mãn óc tò mò của khán giả (ví như cho tên quan ba Pháp đọc câu thần chú chẳng hạn!!!) Ngay sau những cảnh quay mô tả kỹ lưỡng việc chặt cây rừng bằng đá với những bàn tay bật máu ra sao, người xem thấy xuất hiện lừng lững một ngôi nhà rông khổng lồ với những tấm ván xẻ cỡ lớn- có quay đặc tả. Điều phi lý như vậy cũng xảy ra khi người làm phim cho các diễn viên đóng lính Tây cứ tập trung vào một chỗ để dân làng Kông Hoa tha hồ bắn, giết cho hả dạ. Đánh Tây, giết Tây ở một vùng Tây Nguyên thời ấy dễ như thế sao? Hay người làm phim cho rằng để xây dựng lên một huyền thoại về những người Tây Nguyên anh hùng thì chẳng cần đếm xỉa đến tính hợp lý, đến sự thật, kể cả sự cảm thụ của người xem bình thường?

 

Diễn viên đóng suốt phim là một người, còn khi kết thúc thì hóa ra một người khác- anh hùng Núp thật một trăm phần trăm, bên dòng sông cuộn chảy, ông đứng trầm ngâm suy nghĩ… Tôi tạm mượn cảnh kết của phim để kết thúc bài viết nhỏ này: Không hiểu anh hùng Núp thật lúc còn sống đã suy nghĩ gì? Ông chắc đã đau lòng khi biết rằng: như ở hầu hết những “phim cúng cụ” từ trước tới nay, những người làm điện ảnh đã chi tiêu tốn kém tiền của Nhà nước - cũng là mồ hôi nước mắt của nhân dân, trong đó có người dân quê hương ông - để làm ra một bộ phim chỉ là hình bóng nhợt nhạt, giả tạo, thậm chí méo mó về đời ông, về số phận của đồng bào ông trong những năm tháng không thể nào quên ấy…

 

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 120513)
T hì cứ gầm lên biển quê nhà Lòng ta vừa dậy sóng Trường Sa Sừng sững oai linh hề! Tổ-Quốc Truyền đăng, gờn gợn máu ông cha.
25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 114166)
G ót giày đạp vào cái mặt một người một người yêu nước thân chăng bốn góc công an
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 88611)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 119444)
A nh đã tới chỗ ấy Đã gặp vầng trăng mươn mướt của anh Nó ngồi đó, một mình, không cô đơn nhưng tràn trề tĩnh lặng Nó tự sáng hay em làm nó sáng
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 112163)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện định cư tại USA.Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ cười ý nhị của Quý Thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. TCHL
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 97165)
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn cạn dầu, leo lét.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 94174)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 91820)
Đ ây là bài viết thứ ba, đề cập tới nhu cầu xây dựng các hồ chứa nước ngọt từ hai vùng trũng thiên nhiên Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau nhằm giữ lại được phần nước đổ xuống từ thượng nguồn và cả lượng nước mưa hàng năm, đáp ứng nhu cầu khẩn thiết về nước uống, phục vụ canh tác và kỹ nghệ cho ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL thay vì đổ phí ra Biển Đông qua các cửa sông. Quan trọng hơn thế nữa là bảo vệ được các tầng nước ngầm / underground aquifers ngăn đất sủi phèn đưa tới acít hóa toàn vùng đất đai ruộng vườn.
29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 91710)
H ợp Lưu 114 đến với quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu tháng 7 khi những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn và Hà Nội báo hiệu một mùa ngập lụt mới. [...] Những ngày đầu hè thật nóng như các cuộc xuống đường liên tục của người dân Việt Nam để phản đối Trung Quốc về sự lấn chiếm vùng biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những cuộc biểu tình của người Việt cùng khắp từ trong nước ra hải ngoại; từ Hà Nội, Sài Gòn đến Liên bang Mỹ, Pháp, Nhật, Úc...
15 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 99020)
N hưng những cuộc hỗn chiến xảy ra ngày càng quyết liệt giữa cái gia đình nhà Monney con & Kít với con chó lai Nhật mang tên Lucky - Cún . Cuộc hỗn chiến nhiều khi làm Cún tơi tả, máu chảy ròng ròng. Càng khiến tôi nhớ lại chuyện Money từng ăn thịt xác con. Cả sân nhà thối hoăng vì phân chó, nước đái chó, thức ăn ôi thiu…