- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỢ

25 Tháng Tám 20219:16 CH(Xem: 10746)

 

tranh LeMinhPhong
tranh Lê Minh Phong

    

Nguyễn Thanh Sơn    

SỢ     

    

     Vượt qua nỗi sợ hãi cũng là thách thức đối với tôi. Nỗi sợ bâng quơ, không duyên cớ, nó kết thành chuỗi, nó sống động uyên nguyên như có thể sờ mó được, không trừu tượng mà là vật cụ thể, rõ ràng, kích thước lớn nhỏ tùy theo từng thời điểm, trong không gian yên ắng của đêm hoặc trong mọi tiếng ồn ào của ngày.

Vào mùa hè, về với biển thì thật là thú vị. Biển như đang ngủ nghỉ, những con sóng vỗ bờ chừng như uể oải , lười nhác. Đâu đó chỉ là tiếng vỗ bì bõm, những bọt sóng trắng nhanh chóng vỡ tan. Tôi thường tắm biển vào mỗi buổi sáng. Vẻ tươi mới của biển lúc này thật là dễ chịu, bãi cát âm ẩm ướt với lớp sương muối lấm lướt trên bề mặt khi cái nóng của tia nắng còn yếu ớt nên chưa chịu tan ra.Tôi nằm soải trên bãi cát, nhìn lên bầu trời, những đám mây xếp thành từng lọn như vảy cá, một thoáng sau mây lại thay hình đổi dạng, đùn đẩy nhau xếp thành  cụm lớn trông như hòn non bộ và những đám mây nho nhỏ trông như những chú cá bơi lội nhởn nhơ.

    Dòng nước trong xanh, se lạnh. Tôi sải tay bơi, bơi một đoạn khá xa bờ. Một con sóng nhỏ vỗ bập bõm vào mặt, tôi chưa kịp ngậm miệng, nước trôi nhanh vào cuống họng, sặc sụa, chới với trong dòng nước trong xanh. Nỗi sợ hãi lúc đó bất chợt bùng dậy trong tôi rõ ràng, cụ thể. Tôi cuốn trôi trong dòng nước xanh, cảm giác lạnh lẽo chạy dài khắp sống lưng. Dưới bàn chân chừng như có hàng vạn con mực vồ lấy, cuốn hút và lôi kéo xuống tận dòng nước sâu.

Nỗi sợ trong tôi một lần là có thật...

*******

     Bà nằm trên chiếc giường tre, cơ thể gầy guộc như bộ xương khô, đôi mắt sâu hoắm, tóc bạc lơ phơ vài sợi, hàm răng vẫu ra, lồng ngực đôi lúc nhấp nhô như cố giữ gìn sự sống mỏng manh như ngọn đèn sắp cạn dầu.

Cứ năm ba phút tôi  mớm cho bà vài giọt nước sâm, thứ nước thần tiên có thể cứu sống mạng người thêm vài giờ hoặc vài ngày, thân nhân người bệnh chọn ngày lành, giờ lành bà đi cho an lành, để lại phúc cho người sau. Bình thường tôi rất sợ người hấp hối, thường chỉ đứng xa nhìn bởi tính tò mò và tỏ một chút thương tiếc mơ hồ. Nhưng với bà, như một mảnh đời của tôi nằm đó, bất động. Một tiếng ho khẽ khàng của bà cũng làm cho tôi tức nghẹn ở lồng ngực, giật mình thảng thốt.

Sinh thời, bà không biết sợ là gì. Trời không sợ, đất không sợ. Trời ở quá xa, tới chín tầng mây lận. Có một lần, bà trèo lên tận nóc nhà, trên tầng cao thấy đất trời luôn rộng mở, bà muốn được bay cao hơn, xa hơn. Lên đó, theo bà là được gần với Phật. Và đất, nó ngay dưới chân bà, luôn nâng đỡ bà từng bước chân lửng chửng như thời còn tấm bé.

   Sinh thời, Bà là người bảo vệ môi trường tích cực, xách bao đi lượm ve chai, gặp cái gì trên đường chướng mắt thì bà lượm. Bà lý giải rằng vật đó bán không được thì, sạch làng tốt ruộng. Một vỏ bia bán được hai trăm, lượm mười có được hai ngàn. Thế nhưng, mấy đứa nhỏ, nó không hiểu hết bà. Bà đi đâu nó đi theo đó, chúng nó sợ bà đi lạc hoặc nghĩ vẩn vơ là, nói vô phúc, bà đâm đầu vô những chiếc xe gắn máy của lũ choai choai cứ hết mùa trăng, đoàn thuyền về bến, chúng uống bia rượu say mềm rồi quậy, phóng xe bạt mạng. Hay những nhà mới nổi, mua xe ô tô tập lái. Biết đâu chừng. Vì vậy, chúng nó chăn bà như chăn vịt, bà đi đâu chúng đi theo đó, luôn mồm hù dọa:” Ối kìa, công an, công an !”… Lúc đầu, bà đếch biết công an là thằng cha căng chú kiết nào, ông thiên lôi hay thần thánh, bà phớt tỉnh. Nhưng lâu dần, nghe chúng nó dọa miết bà bắt đầu nhập tâm, bà sợ. Bà suy nghĩ, bà tưởng tượng có thể cái đó còn cao hơn quỷ dữ, hiểm hơn bức tượng thần ác, vị thần mà bà thường thấy thờ ở góc chùa bên phải, góc trái thờ vị thần thiện.. Vị thần ác trên đầu có ba sừng, lưỡi lè xuống gần rốn, đỏ lòm lom. Nhưng vị thần đó thì đâu có gì đáng sợ, cái tượng thần đó, khi bà còn ở tuổi trung niên, thời CM mới thành công, chùa chiền, thánh thất bị phá bỏ. Có nơi là trụ sở HTX, có nơi thành trường học dạy mấy đứa nhỏ thò lò mũi xanh. Còn cái đại hồng chung, tiếng chuông kêu kính koong kính koong dội qua bên kia sông khi mỗi đêm về, tháo dỡ nấu lấy đồng. Còn tượng phật thì nằm ngơ ngác bên góc hiên chùa, dưới gốc đa, nơi mà mỗi buổi trưa các bà các cô quanh xóm để trú nắng, có bà gối đầu lên tượng thần ác mà ngủ. Cái thời mà, trong trí  tôi còn nhớ như in. Phố Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định là thôn Tân Thành bây giờ. Một phố sầm uất rộn ràng phố thị, thời mà giao thương với bên ngoài bằng đường thủy, người Minh Hương trú ngụ nơi đây, họ đã xây dựng nên lăng ông cực kỳ hoành tráng, rất mực tôn nghiêm, có mả A Sầu như là công viên cho người dân khu phố. Hai bên đường, nhà cửa cổ kính nếu gửi gìn lại thì có thua kém gì phố cổ Hội An ngày nay. Tiếc cho một thời, vật đổi sao dời.

     Thế thì bà sợ cái gì. Nỗi sợ mơ hồ, sợ mông lung, sợ vô căn cứ. Nỗi sợ cứ truyền miệng từng ngày. Những năm 80 của thế kỷ trước, ngày mới “giải phóng”, cả làng, cả xã ăn độn củ mỳ, độn bo bo, nhà mình ăn bữa ngon cũng sợ, ăn lén ăn lút vì sợ ánh mắt của người hàng xóm nhìn vào. Nói cũng sợ, nói thầm thì, nói sợ bị hớ, tai vách mạch rừng, sợ đụng chạm vào thế giới siêu nhiên, cao hơn thánh thần , siêu hơn phật. Nỗi sợ hãi thật kinh khủng, nó len lỏi vào tận ngóc ngách tế bào. Nỗi sợ trở thành máu thịt.

Bây giờ tinh thần bà vào cõi vĩnh hằng, vân vi cùng với mây trời gió nước, thân xác về với đất mẹ. Nỗi sợ hãi có còn đeo đẳng? Nhưng dù thế nào thì hẳn bà đã để lại nỗi sợ hãi ở chốn trần gian. Bây giờ, chùa chiền miếu mạo họ xây bự quá. Ở quê, xã Hoài Châu, Hoài Nhơn, Bình Định, một xã nghèo nhất huyện, có ngôi chùa đang xây bự quá. Dường như nhân gian muốn gửi nỗi sợ hãi vào cửa Phật.

    Phát động nhân dân treo cờ tổ quốc những nhà ở dọc hai bên đường, đón chào quan chức cấp tỉnh về dự lễ. Mới sáng tinh mơ, trưởng thôn đến từng nhà nhắc chừng bà con. Ngày 2o tháng mấy , lễ gì, hổng biết.. Thế nhưng dân vẫn phải treo, các cấp chính quyền bảo sao nghe vậy. Họ sợ cũng phải, bởi chốn công quyền, hàng ngày họ thường tiếp xúc, không nhờ việc này thì cũng cậy việc kia.

  Một năm trôi qua, nỗi sợ hãi càng thấm đẫm hơn. Sợ bệnh dịch hoàng hoành, con virus –cúm Vũ Hán thực quái ác, nó gây nỗi sợ hãi cho cả thế giới. Loài người như điêu đứng vì nó, nó gây bao tang tóc, đau thương không có bút mực nào tả xiết. Thần quyền, sợ chết. Cường quyền, sợ phạt tiền, sợ tù đày, rờ đâu cũng sợ.

  

Nguyễn Thanh Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 81566)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90932)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87079)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 69799)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87590)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85356)
Ngày 11/03/2011 , Bẫy rồng bộ phim Việt Nam (action movie) được chờ đợi nhất sau thành công vang dội của Dòng máu anh hùng sẽ chính thức được trình chiếu . Bộ phim được hy vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho dòng phim action Việt Nam và chứng tỏ sự trưởng thành cũng như sức mạnh của một đội ngũ những nhà làm phim mới, trẻ và nhiều sức sáng tạo.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 99088)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 84380)
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại quê ngoại, xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, nhưng lớn lên tại quê nội thị xã Thu Xà, xã Nghiã Hoà. Hai nơi đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Mất ngày 17/1/ 1946, tại Thu Xà.
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 92979)
Nguyễn Thị Thảo An sinh ngày 03 tháng 2 năm 1960 tại Sài Gòn, tốt nghiệp đại học sư phạm Sài Gòn, hiện định cư tại Kennesaw Georgia, USA . Tác phẩm : *Tuyển Tập (in chung với 4 tác giả khác) *Bức Phù điêu Khắc Cạn (tập truyện, Văn Mới 2001)
17 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85435)
LTS: Lê Vương Ngọc tên thật là Lê Đình Quỳnh, xuất thân là giáo sư tư thục Trung học các trường Hưng Yên, Hải Phòng thập niên 1950 và Sài gòn 1960. Ông nhìn vấn đề văn hoá như một “hobby” – Làm thơ, dịch sách, nghiên cứu, biên khảo nhiều về Phân tâm và Di truyền học – Theo quan niệm phê bình sáng tạo của Oscar Wilde…