- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ- HỌA SĨ LÊ THÁNH THƯ

26 Tháng Bảy 20214:58 CH(Xem: 11735)

 

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn

 LeThanhThu

Nhà thơ- Họa sĩ LÊ THÁNH THƯ

  

Sinh năm 1956 tại Quy Nhơn (Bình Định) Việt Nam.

Tạ thế ngày 16.7.2021 tại Sài Gòn - TP.HCM

hưởng thọ 65 tuổi.

(Trước đó 2 ngày, ông có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với Covid-19.)

  

Tạp Chí Hợp-Lưu cùng Văn Thi Hữu

Xin chân thành chia buồn cùng Tang Quyến

Nguyện cầu linh hồn Lê Thánh Thư Phanxico Xavie

 sớm về nước Chúa.

 

Nhà thơ- Họa sĩ Lê Thánh Thư:

Họa sĩ - nhà thơ Lê Thánh Thư sinh năm 1956 tại Quy Nhơn (Bình Định). Mười hai tuổi, ông được gửi vào trường Dòng (Séminary) tại Quy Nhơn. Năm 1975, ông rời nhà dòng để ra đời (xuất tu ra đời), lập gia đình tại Sài Gòn và có một cô con gái.

Là họa sĩ nổi tiếng nhưng ông xuất thân là tự học. Bắt đầu vẽ từ năm 1982, ông từng đoạt giải thưởng lớn Mỹ thuật Việt Nam - Phillip Morris (năm 1996), giải thưởng Mỹ thuật ASEAN (năm 1998), giải thưởng Mỹ thuật Việt Nam - Phillip Morris (năm 1998), giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (năm 2005).

Họa sĩ Lê Thánh Thư đã có 10 cuộc triển lãm cá nhân và rất nhiều triển lãm nhóm tại Việt Nam cùng các nước: Thái Lan, Singapore, Nhật, Úc, Mỹ, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ... Ông có tranh tham dự trong những bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Gần đây, họa sĩ Lê Thánh Thư tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ 10 có tên gọi Không gian sống giới thiệu đến công chúng 35 bức tranh với chất liệu sơn dầu tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) với nhiều tìm tòi, đổi mới trong cách thể hiện. (Báo Thanh Niên)

**

(Theo VOV) -Sinh thời, hoạ sỹ Lê Thánh Thư từng chia sẻ: “Trước hết, tôi là một nhà thơ. Cái nhìn hội họa của tôi hoàn toàn khác biệt so với cái nhìn của họa sĩ. Đó là cái nhìn của thi sĩ làm hội họa. Tôi quan tâm nhiều đến cấu trúc được tạo thành bởi sự lặp lại các yếu tố đơn giản và tạo dựng nên các nhịp điệu trong bố cục. Tranh của tôi nhiều tính chất tượng trưng, thường dùng màu đơn sắc, độ dày mỏng khác nhau trong nhiều tranh sơn dầu”. 

“Những tác phẩm của Lê Thánh Thư phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của văn hóa Việt Nam, sự toàn cầu hóa và những thách thức trước cuộc sống ngày càng phức tạp. Đây là loạt tranh vẽ về sự thay đổi của Việt Nam trong giai đoạn đầu của chính sách mở cửa và không gian sống của con người trong kết quả cửa sự phát triển đô thị” - nhà phê bình Helène H, người Hà Lan, từng phân tích.

Năm 1989, cố họa sỹ Lê Thánh Thư có triển lãm cá nhân đầu tiên tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó, ông đã có hơn 10 triển lãm cá nhân, tham gia cùng nhiều triển lãm nhóm khác tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, đạt một số giải thưởng mỹ thuật trong nước và giải thưởng của khối ASEAN. 

Sự ra đi đột ngột của hoạ sỹ Lê Thánh Thư là mất mát to lớn đối với nền mỹ thuật Việt Nam. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người yêu tranh bày tỏ sự tiếc thương. 

**

 

 

THƠ LÊ THÁNH THƯ

MỘT MÌNH

 

Trong bản tự khai với PA.25
Tôi thú nhận
Không có bạn thân, không có tổ chức, không có bầy đàn…
Chỉ một mình.

*
Một mình thông thống mình
Một mình luông tuồng mình
Một mình vời vợi mình
Một mình hau háu mình
Một mình đau đáu mình
Một mình tơi bời mình
Một mình ruỗi rong mình
Một mình ăn sống mình
Một mình tự chôn mình
Như
Một mình trời
Một mình trăng
Một mình xanh
Một mình thẳm
Một mình lên
Một mình chìm
Một mình bão.

*
Một mình đả đảo
Một mình thênh thang
Mình . . .

THÁNG MƯỜI, TỨC CƯỜI…

 

Tháng Mười chơi trò xếp đặt
Những con rồng được tạc bằng xương người
Những con rắn cong khô trên bếp than cời
Dưới nền trời xám và khô
Phố phường mạ bằng vàng mã
Người người ướp lạnh.

*
Tháng mười sũng ướt
Ai tìm người thất lạc
Ai tìm ngày đói ngày khát
Trên mặt đồng hồ đếm ngược
Đường không lối đi
Người không nẻo về
Tiếng kêu đã qua
Tiếng cười đã mất
Cái nhìn chạm mặt
Xước da.

*
Tháng mười cười như ma ám
Người rước rồng
Người đuổi rắn
Tai biến giấc mơ thì thầm ở trên cao
Tai biến sắc màu mặt tiền phố xá mong manh
Tai biến thân phận đang trên đường di chuyển tới.

*
Tháng mười chơi trò lễ hội
Vẫy vùng rác rến
Phung phí tuổi ngàn năm.

Lê Thánh Thư

NGỒI ĐỒNG BUỔI SÁNG

Thành phố nhiệt đới này
Nhiều nơi có thể đái bậy
Nhiều nơi có thể tìm gái
Nhiều nơi có thể ngồi đồng. . .

*
Ngồi đồng vỉa hè
Ngồi đồng quán cóc
Ngồi đồng chửi đổng
Ngồi đồng đọc báo
Ngồi đồng đấu láo
Ngồi đông tào lao
Ngồi đồng ngó quanh
Ngồi đồng đá lạnh
Ngồi đồng ngồi đổng
Ngồi đông.

*


Buổi sáng ngồi đồng
Nói năng chi cũng nhìn dọc ngó ngang
Nói năng chi cũng thấy lạnh gáy
Im lặng gói trong tàn thuốc lá
Im lặng gói trong cái nhìn bè bạn.

*

Thành phố này buổi sáng
Ngồi đồng uống cạn một ao đầy
Ngồi đồng uống thẳng cánh cò bay
Nói cười hê hả
Vẫn nhờn nhợn cái nhìn lạ mặt.

*

Ngồi đồng buổi sáng
Nén một ngày rỗng không ngắn lại.

Lê Thánh Thư

  

 

TRỞ ĐI, TRỞ LẠI…

 

Trở đi mắc sông
Trở lại mắc núi
Tôi về lại nơi tôi rời bỏ
Đại nạn mười năm còn phơi trên rẫy khoai, nương sắn
Tôi chất đống ý nghĩ mình đang héo đi từng ngày trai tráng
Đốt thiêu cơn mộng dữ ngày đông.

 

*

Trở đi mắc sông
Trở lại mắc núi
Em trở về ngắt quãng ngày tôi xanh lại đọt chuối
Lá lao linh biếc cả trời chiều ẻo lả
Em đuổi nắng rừng rực đi
Em dồn mưa dai dẳng lại
Bao muộn phiền ngoi ngóp trước hiên nhà
Ngày im ỉm đóng
Tôi lẳng lặng ngồi không.

 

*

Trở đi mắc sông
Trở lại mắc núi
Về lại chênh vênh triền song rẻo núi
Tôi ngây ngây gọi tên người này,người khác
bên bờ vực
Ngây ngây gọi tên em thăm thẳm
Rách tọac cả trời chiều
Biết dạt về đâu
Biết dạt phương nao
Trở lại thì mắc núi
Trở đi thì mắc sông. . .

 

 LÊ THÁNH THƯ

 

LỜI HUYỄN


Bữa về

Con chó già vác mặt ra xem

Khuôn mặt nào thuổn đuột

Khuôn mặt nào buôn buốt

Khuôn mặt nào đứt ruột

Khuôn mặt nào lem luốc.

 

*

Bữa về

Con mèo già xớn xác nhìn ra

Mưa hoa đầy đường

người đi tím tái

người về hóa bạc hóa vàng

khuôn mặt cười ngầy ngật sinh lý

khuôn mặt cười ngan ngát lem nhem.    

 

*

Bữa về

Ba chân bốn cẳng

Khuôn mặt cười hơ hớ

Khoe mùi vệ sinh.


Lê Thánh Thư 

 

K H Ô N G Đ Ề

Ước gì được sống như lửa

Đủ chín một đời sống sượng

Ước gì được chết như lửa

Đủ lòng nguội lạnh hừng lên.

 

 

L ê T h á n h T h ư

 

 

 

TRANH LÊ THÁNH THƯ:

 

LTT-những hàng người. 2014. Mực & acrylic trên giấy maruman no. 8
Những hàng người - LTT
ltt-Quê nhà. 2008. Homeland. Oil on canvas
Quê nhà - LTT 
ltt-Sài Gòn, tháng 6, 2021
Sài Gòn tháng 6-2021- LTT
LTT-trên sông. 2021. on river. Oil on canvas
Trên sông 2021- LTT 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86886)
Những cái chết sau quá khứ về sau vẫn tiếp tục tiếp diễn mãi cho đến tận bây giờ. Những cái chết trên biển, bên kia biển, và bên này đất liền.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 112682)
Tháng Mười chơi trò xếp đặt Những con rồng được tạc bằng xương người Những con rắn cong khô trên bếp than cời Dưới nền trời xám và khô Phố phường mạ bằng vàng mã Người người ướp lạnh.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82776)
T rước năm 1975, mỗi dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804). (1)
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 81589)
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là đề tài sáng tác vô tận cho thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Một cách tự nhiên, Nguyễn Xuân Tường Vy đã chinh phục độc giả bằng chính những dòng viết giản dị, chân thật về tình cảm muôn thuở ấy.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 90951)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 4/1975 như vết nước mắt loang dài của miền Trung ngắn dần đi khi dân chúng di tản vào Nam kiệt sức đến không còn nước mắt khóc cho những xác người ven đường.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87103)
Ông Nguyễn Hưng Quốc là người rất xục xạo đã lôi ra được những vấn đề văn học độc đáo. Cũng trong một bài viết blog, ông đã phát giác ra là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rất thích cái thứ chúng ta thường thả vào bồn cầu! Ông viết : “Trong các truyện ngắn, ông (Nguyễn Huy Thiệp) cho chữ (cứt) ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động.
21 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 69816)
Nói như Viện Hàn lâm Thụy điển vào đúng 13 giờ thứ năm 07/10/2010, theo lời thư kí Peter Englund khi ông công bố giải văn chương Nobel 2010 trao tặng cho (Jorje) Mario (Petro) Vargas Llosa, là như sau. Nhà văn xứ Pêru này trúng giải nhờ đã: « Thể hiện và phác họa toàn diện cơ cấu quyền lực và hình ảnh sắc cạnh chạm khắc nỗ lực kháng cự, tinh thần phẫn nộ và thành bại của cá nhơn con người. » Về mặt nghệ thuật: « Ông là nhà văn đã triển khai thuật kể chuyện theo phong cách quả tình kì ảo. » Về mặt con người của mình: « Qua tác phẩm, ta biết ngay ông là một con người say sưa trong hành xử. Hễ thấy mình phản ứng rập theo bổn sắc ấy, ông tỏ ra hết sức rung động và lấy làm vui vô cùng. »
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87606)
Tôi đi ở cho tộc Trần từ lâu lắm. Từ cuối đời Lý. Lúc Trần Thị chỉ vừa cắt nhau. Đêm tháo thai, sống cảnh sinh nở đầu đời nên tâm hồn tôi ngập kinh hãi. Máu từ cửa mình vợ Trần Lý chảy xối, bắn phun tung tóe như bát canh rau dền rơi vãi trên đất. Thứ canh đỏ thẫm, lợn cợn những nhau, thịt, chất nhờn. Trần Thị giẫy, vùng, đôi tay chới với cào cấu vươn tới trong động tác nắm tìm sự sống. Đã biết đi vào đời là đi vào khổ đau, nhưng tôi cũng không ngờ khổ đau to lớn tàn phá đến rách bươm cửa mình vợ Trần Lý. Mỗi cái quẫy mình là mỗi một vũng máu, trào ra, trào cho đến đầy thau. Máu bê bết chẳng khác một pháp trường.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 85369)
Ngày 11/03/2011 , Bẫy rồng bộ phim Việt Nam (action movie) được chờ đợi nhất sau thành công vang dội của Dòng máu anh hùng sẽ chính thức được trình chiếu . Bộ phim được hy vọng sẽ tạo ra một diện mạo mới cho dòng phim action Việt Nam và chứng tỏ sự trưởng thành cũng như sức mạnh của một đội ngũ những nhà làm phim mới, trẻ và nhiều sức sáng tạo.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 99113)
Tôi lên Mã Pì Lèng dạy học. Từ dưới chân núi, tôi cứ nhằm theo chòm bản thấp thoáng trong mỏm đá, tán cây mà leo lên. Trời nóng như đốt nương, vượt dốc, cổ họng khô rát, tưởng như mồ hôi đã cạn kiệt không thể chảy ra được nữa, thì bất chợt gặp một dòng nước từ trên núi chảy xuống, tràn qua cả mặt đường đá. Tôi hồ hởi phanh ngực áo, bỏ ca-táp, cởi dép rọ, đứng một lúc cho mát dịu lại, rồi mới thong thả rửa tay, rửa chân, xúc miệng ba lần, uống một ngụm, xong rồi mới lau mình, gội đầu...