- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHUYỆN Ở NHÀ HỘ SINH

21 Tháng Tư 202110:34 CH(Xem: 12401)

 nha ho sinh 3

 

CHUYỆN Ở NHÀ HỘ SINH

Truyện ngắn Ngô Quốc Phương

 

Lê cố gắng một lần nữa, chị hít một hơi sâu và rặn mạnh, và rồi ở phía xa, lấp sau hai đầu gối của chị, một niềm vui nữa bắt đầu chào đời, với các bà đỡ đón tay gọn gàng.

“Con trai nhé, bụ bẫm khôi ngô!”

“Mẹ tròn con vuông rồi! Mừng nhé”…

Lê chỉ nghe loáng thoáng, chị chìm đi vào giấc ngủ, không kịp cảm ơn ai. Chỉ như trong mơ hồ, lúc tỉnh, lúc mê có tiếng nói của nữ hộ sinh nào đó trả lời người hỏi:

“Dạ, đúng 23h59 phút, ngày 21 ạ.”

“Sản phụ mạch đã trở lại bình thường, huyết áp cũng đang trở lại bình thường, nghỉ ngơi thêm sẽ ổn,” một y tá trực `nói thêm.

“Tốt, vậy ghi sang ngày 22 nhé”

“Dạ, ngày 21 ạ, đồng chí có nói nhầm không?”

“Không, sẽ giải thích sau, cứ ghi như thế nhé…”

***

Sáng ngày 22, toàn bộ các lãnh đạo, y bác sỹ, y tá, hộ lý , kể cả nhân viên xét nghiệm, điều dưỡng v.v… đều được huy động xuống phòng họp của bệnh viện phụ sản, theo lệnh Ban giám đốc, chỉ trừ ê-kíp trực đang chờ các cuộc lâm bồn mới.

“Đề nghị báo cáo số trẻ sinh ngày 22 đến giờ này và tôi cần một vài bé sinh đúng 0h00 giờ”, ông Giám đốc bệnh viện phụ sản nói.

“Dạ, báo cáo đồng chí, rất tiếc là tới giờ, không hiểu sao vẫn chỉ có một trẻ thôi, không có nhiều hơn, và không có trẻ nào sinh vào giờ đồng chí cần ạ,” bà Phó Giám đốc nói.

“Thế à, khỉ thật! Đúng lúc mình cần thì các bà không đẻ cho. Bình thường thì đẻ như gà!”, Giám đốc  bực và có vẻ hơi lo.

Đâu đó có tiếng cười khúc khích, hình như trong đám cán bộ, y tá, điều dưỡng trẻ.

“Các đồng chí cười gì! Im ngay đi, thật không phải lúc, bây giờ đã đầu giờ sáng, đang giờ làm việc và chỉ non 30 phút nữa các đồng chí đoàn đại biểu Đại sứ quán Liên Xô sẽ đến đây thăm, dẫn đầu bởi ngài Đại sứ, phu nhân, Phó Đại sứ, các Bí thư, và các đồng chí lãnh đạo ở thành phố, ở Bộ và Sở y tế, các đồng chí thấy thế mà vẫn còn cười được à!,” Giám đốc nói, tay rút mùi xoa ra thấm thấm lên trán.”

“Dạ, các cô ấy còn trẻ, xin đồng chí Giám đốc bỏ qua,” bà nữ Giám đốc nói xen vào như đỡ lời, trong lúc tiếng cười đã im bặt.

Bà biết rằng, để thực hiện vụ đón tiếp đoàn ngoại giao từ sứ quán Liên Xô đến thăm bệnh viện phụ sản nhân đúng kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Vladimir Ilych Lenine vĩ đại, mà các chị em, anh em trong tổ thi đua, các khoa, phòng, ban đã phải làm việc vất vả, gấp đôi, gấp ba ngày thường.

“Thưa đồng chí, có một trẻ sinh lúc 23h59 phút vài giây, ngày hôm qua 21, chúng tôi đã chỉ đạo để ghi sang lúc 0h01 phút ngày 22 rồi, và chúng ta trước đó cũng có hơn sáu trẻ sinh vào tầm tối, trước đêm. Chúng tôi đã chuẩn bị cho các cháu và sản phụ đón khách theo đúng phương án Ban Giám đốc họp trên tinh thần các đồng chí lãnh đạo Bộ,  Sở Y tế và thành phố chỉ đạo và hướng dẫn,” Phó bí thư đảng ủy cơ quan nói.

“Vậy tốt rồi, mọi người ai về vị trí nấy!”, Giám đốc kết luận, xua tay bảo mọi người tản ra, rồi gọi theo mấy người trưởng, phó khoa và thành viên ban giám đốc, đảng ủy về phòng của ông hội ý thêm.

***

Lê mở mắt tỉnh dậy, chị thấy mình được nằm trong một căn phòng sáng sủa, bên cạnh mấy giường là các sản phụ khác.

“Chị này may quá đấy, vừa sinh xong đã được đưa vào phòng số một này, phòng này là toàn dành cho bệnh nhân đặc biệt thôi,” một sản phụ nói.

“Nhưng chúng mình cũng được tốt lây, còn gì, ai cũng được thay mặc quần áo bệnh viện mới tinh, được nằm giường với ga, gối, đệm, màn mới tinh còn gì,” một chị khác nói thêm.

“Ừ, bữa sáng cũng rất ngon và bổ nữa, hơn hẳn đồ ăn nhà mang vào”, một sản phụ khác nữa lại nói.

Lúc này Lê nhìn quanh, chị thấy căn phòng thoáng và đẹp, khá rộng rãi, trong phòng lại có cả hoa tươi, các tủ đồ để bên cạnh đầu giường bệnh nhân với mỗi người lại có một lon sữa bò, lại thêm hoa quả, gói đường nữa…

Hay là mình mơ chăng? Lê tự hỏi, nhưng khi tự tay sờ lên quần áo thì thấy đúng là quần áo mới tinh, còn như nguyên cả hồ và thơm mùi vải mới nữa, khác hẳn những gì các sản phụ khác mặc hôm trước khi chị còn vác bụng bầu tới nhà hộ sinh để chờ sinh bé.

Mọi người trong họ đều mặc quần áo, váy đẻ cũ, có người còn thấy có cả miếng vá nhỏ nữa…

***

Đúng 8 giờ sáng, đoàn đại biểu vào thăm phòng của Lê. Họ đi thành một đoàn đông, toàn các ông tây, bà đầm, và họ nói xì xồ, xì xồ. Đi cùng, Lê thấy có nhiều quan chức, coi bộ rất quan trọng, hình như có ông Phó Chủ tịch Thành phố, còn nhiều người khác nữa, ai cũng đóng bộ complê, cà vạt rất nghiêm chỉnh, nhất là các ông quan chức xứ ta mặc đồ đen, đi giày đen đánh xi bóng lộn, tương phản với màu áo trắng của các thầy thuốc và nhân viên bệnh viện.

Ông, bà đại sứ và tùy tùng tới thăm từng giường và họ được ban Giám đốc đưa đến giường Lê đầu tiên.

Ông, bà xì xồ thêm đôi phút và người phiên dịch dịch lớn lên cho các quan chức và mọi người nghe, rồi họ hỏi thăm Lê và cháu bé.

 “Chị khỏe không, cháu bé bụ bẫm và xin xắn quá, là cháu gái à?”, bà hỏi Lê và hơi cúi xuống nhìn hai mẹ con chị.

“Dạ, tôi khỏe, còn cháu bé là con trai ạ, xin cảm ơn bà và quý ông, bà rất nhiều,” Lê đáp.

Bà phu nhân đại sứ cười rất tươi, bà bế bé sơ sinh lên và hôn nhẹ vào má của bé.

Lập tức, trong phòng rộ lên tiếng máy ảnh chụp lách tách, và có đèn flash chớp lia lịa.

“Kính thưa Đại sứ và phu nhân, cùng các đồng chí, sản phụ hạ sinh cháu bé đúng 0 giờ 01 phút, lúc chuyển sang ngày 22 tháng Tư, đúng ngày Sinh của đồng chí Lenine vĩ đại ạ,” vị Giám đốc trịnh trọng nói với đoàn.

Rồi đoàn rời đi, sau khi ông đại sứ và phu nhân tặng mấy com búp bê và lật đật Nga cho các trẻ sơ sinh, họ vẫy tay chào các sản phụ và các nhân viên.

Căn phòng lại trở lại yên ắng bình thường.

Khi họ vừa đi, Lê nói khẽ với một nữ hộ sinh:

“Dạ, hôm qua, tôi có nghe là cháu sinh lúc trước 0 giờ ạ, không biết là tôi có gì nghe nhầm không ạ?”

Nữ hộ sinh khẽ đưa mắt nhìn quanh, rồi sau khi yên tâm là không có ai khác có thể nghe, liền ghé vào tai Lê nói:

“Chính tôi trực và tham gia đỡ cho chị hôm qua, cháu đúng là sinh trước không giờ, nhưng hôm nay là sinh nhật đồng chí Lenine và đoàn sứ quán Liên Xô đến thăm bệnh viện, nên bênh viện dặn mọi người và làm như thế, chị ạ.”

“Vâng, tôi hiểu, cảm ơn chị và mọi người,” Lê khẽ khàng đáp.

***

10 giờ sáng

Lê và bé được đưa tới một căn phòng khác cùng các sản phụ khi sớm. Mọi người đã thay quần áo sản phụ cũ mà nhà hộ sinh mới đưa cho và trả lại các quần áo cũ.

Mấy sản phụ đi cùng cứ xuýt xoa mãi vì tiếc căn phòng cũ.

“Chỉ được nhìn mọi thứ mà không được mang về, chán quá,” một chị trung niên nói.

“Ôi dào, thế là vinh dự tự hào quá rồi, còn kêu la gì nữa, có mấy ai được tây đầm vào thăm đâu, lại được chụp ảnh, còn gì,” chị khác trẻ hơn đáp.

“Ôi, tôi chỉ tiếc con búp bê, lật đật và hộp sữa, cân đường, quả cam. Giá gì được mang về ra chợ đổi bán thì có giá thế nào,” một sản phụ khác buồn ra mặt.

Lê không nói gì, chị chỉ lặng lẽ cúi xuống khẽ thơm lên má của con trai:

“Mẹ chẳng thiết gì ngoài Hoàng tử bé của mẹ, phải không con”, chị nói thầm trong đầu và khẽ cười với thiên thần bé nhỏ của mình.

 

Kent, Anh quốc, 22/4/2021

Ngô Quốc Phương

(Ghi chú: 21/4 là ngày sinh của nữ Hoàng Anh Elizabeth đệ nhị, còn ngày 22/4 là ngày sinh của lãnh tụ Cộng sản Nga, người sáng lập nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa, Vladimir Illych Lenine).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94564)
Trên trang văn hóa báo Le Monde hôm nay có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 87500)
C húng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Tết Giáp Tuất. Tôi về sống ngôi nhà của Quý, phía nam phần lục địa. Trái đất xoay như thỏi đá cứng, những cạnh gai góc cắt vào chốn vô hình. Mỗi trưa, tôi với Quý và Chiến - cũng một người bạn ở nhờ - bầy những tiệc rượu đón bắt những vô hình mà cả ba đều linh cảm rất rõ, theo sóng của cây rừng tràn đến tận thềm. Cả một triền núi lươn lướt tắp đến bàn rượu. Cơ ngơi của Quý to lớn sừng sững.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86717)
H ồ Đình Nghiêm, sinh ở Huế. Làm thuyền nhân trôi giạt qua Hồng-kông năm 1979. Định cư ở Montréal từ 1980. Viết lai rai cho hầu hết các tạp chí xuất bản tại hải ngoại, cộng tác với Hợp Lưu ngày từ số ra mắt. Đã in bốn tập truyện ngắn...Chưa hề trở lại cố quận đìu hiu.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 118206)
Đừng đánh thức giấc mơ tôi trong lúc ngửa mặt lên trời hứng những giọt mưa đêm tháng chạp với hình ảnh duy nhất là đôi mắt em.
24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86696)
Ernest Miller Hemingway (21 tháng 7, 1899- 2 tháng 7, 1961) là một nhà văn, nhà báo Mỹ. Cách viết văn riêng biệt - biểu thị qua đặc điểm lối mô tả khiệm lời và khiêm nhường - cũng như những cuộc phiêu lưu và hình tượng công chúng của ông đã tạo nên nhiều ảnh hưởng cho nền văn chương hư cấu của thế kỷ thứ 20.
23 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 98461)
Chương trình phát thanh tiếng Việt hàng ngày của đài BBC, Anh Quốc, quen thuộc với người Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, sẽ chính thức ngưng hoạt động sau buổi phát thanh cuối cùng vào Thứ Bảy 26 tháng 3 từ 14 giờ 30 đến 14 giờ 45 giờ quốc tế hay từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 45 phút giờ Việt Nam.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 77825)
Hoàng Chính chuyển ngữ từ Peeling trong tập truyện "The Fat Man in History" của Peter Carey. Peter Carey, tiểu thuyết gia người Úc, sinh ngày 7 tháng 5, 1943, hai lần đoạt giải Man Booker với các cuốn "Oscar and Lucinda" (1988) và "True History of the Kelly Gang" (2001). Hiện Peter Carey dạy đại học tại New York.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 86694)
Những cái chết sau quá khứ về sau vẫn tiếp tục tiếp diễn mãi cho đến tận bây giờ. Những cái chết trên biển, bên kia biển, và bên này đất liền.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 112516)
Tháng Mười chơi trò xếp đặt Những con rồng được tạc bằng xương người Những con rắn cong khô trên bếp than cời Dưới nền trời xám và khô Phố phường mạ bằng vàng mã Người người ướp lạnh.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 82396)
T rước năm 1975, mỗi dịp Tết âm lịch, văn gia và dân chúng miền nam thường làm lễ kỷ niệm chiến thắng Tết Kỷ Dậu (31/1/1789) của Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792). Đây là một trong những võ công vệ quốc lịch sử của dân tộc Việt chống lại âm mưu thôn tính của bắc phương từ ngày giành được độc lập năm 939–sau khi Ngô Quyền (898-944) phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (theo Nguyễn Trãi, còn gọi là sông Vân Cừ), khai sinh ra một vương quốc mới, tức Đại Việt (từ năm 1054) hay Việt Nam (từ năm 1804). (1)