- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VẾT THƯƠNG KHÔNG CHẢY MÁU CỦA CHÀNG

12 Tháng Chín 20204:38 CH(Xem: 16823)


HNN3
Hành quân Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Dakto tháng 5, 1971, từ trái: Trung uý Nguyễn Sơn, Liên Toán Trưởng các toán Thám Sát, Trung uý Nguyễn Ích Đoan, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Xung Kích, Y sĩ Trung uý Ngô Thế Vinh, Trung uý Nguyễn Hiền, sĩ quan Ban 2 [tư liệu Nguyễn Hiền]

          
(Gửi Tác Giả "Mặt Trận Ở Saigon" - Ngô Thế Vinh)

 

  Chàng đã ra khỏi chiến tranh

  Nhưng chiến tranh không ra khỏi chàng.

  Như con dấu nung

  Đóng vào trái tim chàng

  Chàng cúi xuống ngực mình

  Từ tốn bóc…

  …vết rách thành những tờ rơi

  Những tờ đầy thương tích

 

Những ngôi làng trơ trụi bỏ hoang

Những hố bom B52 cầy nát mặt đất

Không một bóng trẻ

Không một người già

 

 Còn gì đau thương

 Còn gì xúc động bằng

Trong hoang vu đổ nát

 Có con người cõng một xác chết trên lưng

Trong gió bão mịt mùng

Trong ngôi chùa Miên hoang phế

 Một người con của Chúa

 Gửi hồn xác của đồng đội mình cho Phật

 

 Ôi chiến tranh

 Ôi vết thương thế kỷ

 Chúa Phật có cùng ở đó không?

 Một cuộc chiến không tên

 Một cái chết không nhãn hiệu

 Một người lính, nếu đứng bên này thì ta gọi là giặc bên kia

 

Con người không còn sợ thú dữ

Nhưng sợ chính đồng loại của mình

Có những điều sống suốt một đời người

Ta không sao hiểu được

Tại sao phải sanh Bắc tử Nam

Để lao vào giết nhau

Ai đặt ra câu phương châm kinh hoàng đó

 

  Những cái chết khác thường và phi lý

 “Chết vì tiếng cánh vỗ của trực thăng sà trên bãi.”

   Nỗi ám ảnh những năm dài sợ hãi

  Đó là cái chết lạ giữa chiến trường

 Một cái chết không chảy máu

 

 Vết thương dưới con dấu nung trên ngực chàng

  Nếu bóc ra chàng còn nghe thấy được

  Những tiếng hét đến lạc giọng của những người

  bạn Đồng Minh

  những người đã đến Việt Nam và mang về quê hương họ những hình hài

  thương tật và những ác mộng bất tận

  Họ không bao giờ trở lại cuộc sống bình thường

  Chiến tranh vẫn đầy ứ trong những bình thân thể ấy

  như bình nước sóng sánh hoài nhưng không chịu đổ

 

  Dưới vết thương đó chàng còn bóc ra được

  những vẩy khô…

  …như những người bạn đã chọn ở lại

  Họ thản nhiên làm bổn phận của họ bằng cả trái tim

  cho đến lúc bị ruồng bỏ

  Họ săn sóc bất hạnh của người khác và không nhớ là mình cũng bất hạnh.

 

    Còn điều gì nữa dưới vết thương này của chàng

    Mỗi ngày chàng mất đi một miếng vẩy khô…

    …Chàng không tìm lại được

    Và chàng đã quên

    Như những người lính đã chết và đã bị bỏ quên

 

    “Khi những người sống quên người chết, thì người chết ấy, chết đi lần thứ hai.

 

     Thế mà đã có một thời

     Khi từ cõi chết trở về

     Những người lính đáng thương này

     Phải đối diện với mặt trận thành phố

     Từ rừng rú họ được đưa về thủ đô

      Để bảo vệ trấn an những con người kêu gào chiến tranh

      nhưng chính họ lại đứng bên ngoài cuộc chiến

      Và người lính bỗng dưng biến thành con thú cô đơn

      ngơ ngác giữa Mặt Trận Ở Sài Gòn

 

    Chao ôi đã bao năm

    Chàng ở lại

    Chàng tù đầy

    Chàng bỏ đi

    Chàng đứng nhìn dâu bể

    Chàng bóc vẩy trên những vết thương mình

    Còn gì sót lại…

    …Còn gì để cho đi.

 

   Có trễ không cho một trở về.

 

 TRẦN MỘNG TÚ   

 Tháng 9-11-2020

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121840)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103013)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108293)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 96993)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130829)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121875)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111373)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118183)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46757)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76485)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?