- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ÔNG GIÀ ĐIÊN THIỆT TÌNH

13 Tháng Bảy 20199:25 CH(Xem: 33495)


cay kho- photoDH
Cây khô - ảnh ĐH

Bọn con trẻ đùa giỡn rần rần khắp vỉa hè.  Chúng vây quanh một ông lão kỳ dị ăn mặc rách rưới te tua, đầu quấn khăn chéo trước trán, tay bị tay gậy.

Bọn chúng hò la.

- Ông già điên, ông già gân nhưng hiền lắm!

Chúng còn cù lét, giật bị gậy của ông, có đứa giật râu ông nhưng ông vẫn cười hề hề thậm chí còn nhảy múa làm trò cho bọn chúng cười ngặt nghẽo.  Có hôm ông móc kẹo trong túi vải ra phân phát, bữa thì lôi ra mớ lá dừa rồi thắt chim, thắt bướm cho bọn trẻ vì thế mà bọn chúng mến ông lắm đến độ ngày nào ông không đến gốc cây dầu ở con đường này thì bọn chúng buồn hiu.

Hôm nay mới thắt xong một con công thật đẹp, ông nói với bọn trẻ.

- Ông dạy các con bài đồng dao  này, nếu ai thuộc lòng trước thì ông sẽ thưởng con công.

Nói xong ông hát trước một lượt, sau đó hát từng câu cho bọn trẻ nhẩm theo.

Sơn hà một cõi

Thằng lỏi làm vua

Con cua có càng

Con gái có mang

Ông lang làm thuốc

Con chuột ăn tiền

Ông điên giữa chợ

Nhà thờ bỏ chúa

Nhà chùa chứa ma

Thằng Tèo vốn nhanh nhảu và sáng dạ nhất, mới qua ba lần hát là nó thuộc làu.  Thế là nó lấy được con công lá dừa.  Nó nhảy tưng tưng vừa hát vừa cầm con công xoay xoay tập cho nó bay.  Ông già điên thích chí đứng dậy nhảy múa và hát cùng lũ trẻ làm rộn cả khúc đường.  Người hiếu kỳ bâu laị đông đảo và bình phẩm.  Lúc ấy tên mật vụ đi ngang nghe được bài đồng dao, y nổi máu côn đồ gạt phắt đám đông chen vô nạt lớn.

- Đồ phản động! ông xỏ xiên gì đấy?

Vừa nạt nộ vừa đấm đá túi bụi, bà sáu bán cà phê bên gốc dầu thấy thế bèn la toáng lên.

- Ông già điên nhưng hiền lắm, cả xóm này ai cũng biết mà, đừng có đánh nữa tội người ta!

Nhiều người cũng xì xào cười chê.  Tên mật vụ coi bộ cũng quê độ quá nên lảng ra nhưng trước khi đi còn đe nẹt.

- Ông mà hát nữa tui còng ông bỏ tù đấy!

Ông già điên vẫn ngây ngô ngồi ngơ ngác như chẳng biết người ta đang bâu quanh xem ông, vệt máu chảy từ mũi vẫn còn tươi mà ông cũng chẳng quẹt hay chùi đi.  Bà sáu lấy cái khăn cũ xì lau vết máu cho ông, càm ràm.

- Ông đừng hát nữa, ăn miếng xôi này đi!  Không ăn uống gì mà cứ múa hát ngoài đường cả ngày chịu sao thấu.

Bà Sáu tuy nghèo nhưng bụng dạ rộng rãi lắm, miệng thì la oang oang nhưng tâm thì tốt vô cùng.  Ngày nào ông đi qua bà cũng cho ông ly nước hoặc trái chuối, những bữa cúng ông địa thì dĩa xôi, cái đùi gà vân vân.  Những nhà hai bên đường thấy thế bèn hỏi.

- Bà với ông già điên đó có bà con hả?

Bà sáu cột chéo cái khăn trên đầu, miệng rổn rảng.

- Bà con gì đâu, thấy ổng vậy tội quá nên thương, thỉnh thoảng cho miếng ăn lót lòng chứ có đáng giá nhiêu đâu.  Nghe người ta nói ổng ở đâu miệt ngoài, học giỏi lắm loạn chữ nên sanh ra vậy.

  Có người tỏ vẻ rành chuyện hơn:

  - Nghe hồi nẳm ổng tu ở chùa Pháp Thạnh.  Sau ngày hòa bình người ta cử người mới về ở chung trong chùa.  Người mới cũng cạo đầu, đắp cà sa nhưng họ phá giới, làm loạn chốn thiền môn, quanh năm cầu cạnh quan quyền.  Người mới thậm thụt làm chuyện bại hoại, phá đạo haị người.  Ổng phẫn chí bỏ tu, suy nghĩ nhiều quá sanh ra cuồng trí rồ sau đó ổng lang thang khắp thành đô này.

Chú Năm xe ôm vẫn thường đợi khách ở gốc dầu này tỏ vẻ sáng.

- Ổng điên, ít khi nói nhưng hễ nói thì toàn là lời mà người tỉnh không biết hoặc giả biết mà không dám nói.  Bữa kia tên chủ quán đầu hẻm mất dĩa bánh da lợn, y nghi ổng ăn cắp nên báo cho tụi dân phòng.  Tụi nó chẳng cần đúng sai liền nhào vô đánh ổng túi bụi.  Ổng nhổ ra toàn hạt táo nhơn, lục cái đãy vải của ổng cũng toàn mấy chùm táo nhơn.  Ổng bị đánh đau vậy mà cũng chẳng phân trần gì, chỉ đọc bâng quơ câu ca dao.

Mèo tha miếng mỡ thì la,

Hùm tha con lợn cả nhà im ru

Đêm qua hàng xóm mở ti vi chiếu cảnh lễ hội gì mà đông đảo và ồn ào lắm. Mấy ông thầy chùa ngồi dự tiệc với mấy ông quan.  Ông già điên đang ngồi ở mép cữa nhìn vô thấy vậy bèn chạy laị trước ti vi chỉ vào nói tỉnh bơ.

  - Mấy ông thầy này thiệt tình!  Chùa không ở cứ theo quan đi ăn nhậu miết, thịt chó có còn cho xin miếng coi.

  Những người coi ti vi ké cười rần rần, chủ nhà tuy bực mình nhưng cũng cười theo.

- Ông già điên thiệt tình!

Ti vi laị chiếu cảnh mấy ông thầy chùa lon ton xăng xái giới thiệu các quan và đại gia viếng một ngôi chùa to lớn đồ sộ lắm, sơn đỏ ké có hai con sư tử nhe nanh dữ tợn, trong sân thì la liệt tượng La Hán Tàu đang khoa chân múa tay.  Nhìn y hệt tử cấm thành trong phim Tàu vậy.

Ông gìa điên bất chợt nổi cơn la ầm ĩ.

- Chùa ta đâu, chùa ta đâu? đứa nào cắm chùa Tàu vậy?

Chủ nhà thấy phiền, phần e ngại tai vách mạch rừng thì mệt với quan quyền nên kéo ông ra khỏi cữa và đẩy đi một đọan xa  mới quay về nhà. Ông già ngồi bệt xuống đất, đầu bù tóc rối, nước mắt chảy ròng ròng, khóc hu hu, có lúc bất chợt laị ngửa cổ lên trời cười sằng sặc hát.

Sơn hà một cõi xênh xang

Chùa Tàu trước mắt ngai vàng sau lưng

Thằng điên khóc núi non rừng

Thằng khôn tưng tửng đón mừng vua Ngô

Ông hát khản cả gịong, khô nước mắt tự khi nào ngồi dựa gốc dầu ngủ ngon lành mặc dòng người xe nườm nượp ngược xuôi bóp kèn inh ỏi.

Thỉnh thoảng người ở gần hai bên đường đi ngang qua ông ngoái nhìn chép miệng.

  - Ông già điên thiệt tình! 

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 2/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 20258:55 SA(Xem: 2792)
Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi chơi thân với nhỏ Ca. Hồi ấy nhà trường ra thông báo yêu cầu mỗi học sinh phải tự viết lý lịch cá nhân để nộp cho trường./ Đó là lần đầu tiên tôi cầm bút để viết lý lịch, năm đó tôi đang học lớp mười. Tôi tưởng giúng như lưu bút, viết thật ý tưởng về mình thích những điều vẩn vơ mơ mộng thời con gái vv... Nhưng thực tế thì không như vậy, vì trong lý lịch buộc phải khai rõ về cả cha mẹ mình./Nhỏ Ca viết xong lý lịch nó ghé mắt nhìn vào lý lịch của tôi rồi la lên: -Thành phần gia đình mầy phải ghi là "Bần cố nông" như tao nè! / Tôi nhìn sang các bạn chung quanh, ai cũng cùng rập khuôn ghi thành phần gia đình là bần cố nông. /Tôi thấy từ lạ quá, tôi không hiểu mặt ngớ ra./ Nhỏ Ca giải thích: -Mầy phải điền là "bần cố nông" thì mấy ông cách mạng khỏi bắt ba má mầy hiểu chưa.
27 Tháng Tư 202511:36 CH(Xem: 2732)
'BẾN BỜ' là một hành trình đầy cảm xúc, kéo dài suốt nửa thế kỷ (1975-2025). Giai điệu bài hát mặc dù khởi phát từ bối cảnh năm 1963, nhưng khi áp dụng vào bối cảnh vượt biên của hàng trăm ngàn người Việt sau 30/4/75, cũng có ba phần: hoạn nạn, giải thoát và kết thúc. Chỉ khác phần kết thúc, vượt biên thì hân hoan xây dựng đời sống mới, còn sau đảo chánh 1/11/63 thì tình hình lộn tùng phèo… Để ý, khi tái lập giai điệu, thay vì chỉ đổi nhịp cho Điệp Khúc như Lam Phương chỉ dẫn, tôi đã đổi nhịp cho toàn bộ bài hát từ 4/4 qua 2/4 và chọn Slow Rock thay vì Ballad hoặc Cha Cha Cha…
27 Tháng Tư 202510:53 CH(Xem: 2193)
Xuân dò tìm trên mạng thấy có cơ sở tuyển nhân viên massage. Xuân nghĩ công việc này chắc cũng ok vì mình sức trẻ, đôi tay mạnh mẽ có thể đáp ứng được công việc cần lực ở tay. Môi trường làm việc trong nhà, không mưa, không nắng vậy cũng đỡ. / Thế rồi cậu đăng ký dự tuyển và được nhận vào làm. Sau khi làm được một tuần lễ thì cậu mới nhận thấy đây không phải là xoa bóp trị liệu bình thường mà thực chất là một động ăn chơi. Chỉ là mang dưới tên massage phục vụ cho cả khách nam và khách nữ. Có những lúc sau khi massage, khách còn yêu cầu đi từ A- Z, Xuân cũng phải chịu khó làm để kiếm tiền. Lâu dần cũng quen. Chàng trai 19 tuổi nghĩ đây xem như một công việc tạm thời, cũng có đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống, đỡ đần ba mẹ. Ngoài lương cơ bản, tiệm trả cho Xuân thì còn được khách trả tiền tip nữa nên trong túi nhiều khi cũng rủng rỉnh bạc tiền. Có ngày kiếm thêm 500 k + tiền boa.
27 Tháng Tư 202510:05 CH(Xem: 2627)
Về đồng nghe nắng nghe mưa / Con trâu đi với sớm trưa cùng cày / Mẹ cầm đon mạ trên tay / Cánh cò bay mỏi đâu hay bạt ngàn
26 Tháng Tư 202510:45 CH(Xem: 1646)
Hồi ký này tôi viết từ rất lâu, nhưng chưa từng phổ biến vì nhiều lý do. Nay, sau 50 năm nó không còn tính thời sự nữa, tôi xem lại, sửa chữa những sai sót và cho phổ biến như là một tài liệu mà tôi là chứng nhân. Tôi không phải là văn sĩ, cũng không là ký giả viết phóng sự nên văn vẻ võ biền, luộm thuộm, xin mọi người niệm tình tha thứ. Tôi cam đoan viết lại những điều mắt thấy tai nghe, mốc thời gian được ghi lại cẩn thận qua kinh nghiêm viết nhật ký hành quân khi còn làm ban ba tiểu đoàn tác chiến. Để mở đầu, trước tiên tôi xin giới thiệu cái “Tôi” đáng ghét ở đây, đó là điều bất đắc dĩ, vì cái "tôi” là nhân vật chính, là một chứng nhân kể lại những gì đã xảy ra, trong hồi ký này, và để người đọc biết được cơ duyên nào tôi có mặt tại đó.
26 Tháng Tư 20252:10 SA(Xem: 4177)
gã ngồi khóc một mình/ không vì chất da cam / làm chết con nghé què / bỏ vườn đi lên tỉnh / ** gã nằm khóc một mình / chẳng vì mất tình yêu / của con bồ hàng xóm / vượt biên sau bảy lăm
25 Tháng Tư 20256:47 SA(Xem: 2879)
Ta gối đầu lên đêm gió hú Cội nguồn mở cửa ngón tay trăng Những câu kinh ròng ròng máu đổ Tiếng chuông ngân xương trắng tủi hờn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 2496)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
24 Tháng Tư 202510:10 CH(Xem: 4276)
Ai vẽ một đường viền cộng đồng âm nhạc / Lá cỏ ngồi lên hương / Những choàng tay nhau níu cần đêm lạnh / Đàn bập bùng mưa trống vỗ / Thời xa xăm
24 Tháng Tư 20254:11 SA(Xem: 3174)
Năm 1954, khi di cư từ Bắc vào Nam, tôi còn bé lắm. Đại gia đình chúng tôi chọn Tuy Hòa làm nơi an cư lạc nghiệp. Bởi vì có người bà con đã định cư và làm việc ở đó. Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hoà với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông.