- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thêm Một Tài Liệu Quý Về Chuyến Đi Pháp Năm 1863 Của Sứ Đoàn Phan Thanh Giản

25 Tháng Năm 20197:59 CH(Xem: 16947)


LE PAYS-phanthanhgian

[Dưới đây là bài đăng trên báo Le Pays ra ngày thứ ba 18/8/1863]


Như báo chúng tôi đã đưa tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn ngoại giao của xứ Nam Kỳ, khởi hành từ Huế và sẽ đến Paris vào đầu tháng 9 năm 1863. Dưới đây là danh sách của phái đoàn do vua Tự Đức chỉ định theo sắc chỉ của nhà vua ngày 27 tháng 6 năm 1863:

- Chánh sứ Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, tòng nhất phẩm.

- Phó sứ Phạm Phú Thứ, Tả Tham tri bộ Lại, tòng nhị phẩm.

- Bồi sứ Ngụy Khắc Đản, Án sát sứ tỉnh Quảng Nam, tòng tam phẩm.

Phụ trách việc quà tặng là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Chất, tòng tứ phẩm.

Hai thư ký của phái đoàn là:

- Viên ngoại lang bộ Binh, Hồ Văn Luông, tòng ngũ phẩm.

- Viên ngoại lang bộ Hộ, Trần Văn Cư, tòng ngũ phẩm.

Bốn quan văn:

- Quan văn bộ Lễ, Hoàng Kì, tòng lục phẩm.

-Thừa vụ lang bộ Hộ, Tạ Huệ Kế, tòng chánh lục phẩm.

- Quan văn bộ Lại, Phạm Hữu Độ, tòng chánh thất phẩm.

- Quan văn bộ Hình, Trần Tề, tòng chánh thất phẩm.

Thông ngôn:

Nguyễn Văn Trường.

Hai quan võ:

Quản cơ Hồ Văn Huân, Nguyễn Mậu Bình, cả hai có tòng tứ phẩm.

Bốn võ quan tùy tùng:

Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, Võ công đô úy Lương Văn Thế, Nguyễn Hữu Tước và Nguyễn Hữu Cấp, tất cả có tòng ngũ phẩm.

Hai thầy thuốc:

Nguyễn Văn Huy và Mo Van Nuhan [Ngô Văn Nhuận], tòng thất phẩm.

25 binh sĩ và nhân công, một thuyền trưởng.

19 người giúp việc trong đó có 4 người phục vụ Chánh sứ, 4 người phục vụ Phó sứ và Bồi sứ, 11 người còn lại phục vụ những quan chức khác trong phái đoàn. Tất cả có 63 người.

Tặng phẩm của phái đoàn mang theo 68 kiện với 1 cái kiệu và 4 cái lọng. Dành tặng cho nước Pháp 44 kiện cùng kiệu kèm 4 lọng. Còn lại 24 kiện là quà tặng cho nước Tây Ban Nha.

Hàng hóa đi theo với phái đoàn gồm có 100 kiện, 500 bao gạo, lợn và gia cầm.

Danh sách những người Việt từ Nam Kỳ thuộc Pháp đi Pháp với sứ đoàn của vua Tự Đức:

Thông ngôn hạng 1: Petrus Key [Trương Vĩnh Ký], dạy học ở trường Thông ngôn tiếng Pháp.

Thông ngôn hạng 2: Petrus Sang.

Ký lục hạng 1: Bá Tường, Đốc phủ Tân Bình.

Ký lục hạng 2 tên Hiên, ký lục làm việc ở bộ Tổng Tham mưu.

Hai học sinh trường Giám mục Adran [Pierre Pigneau de Behaine – Bá Đa Lộc]: Trần Văn Luông, con trai của Huyện Cả, Simon Của.

Ba người hầu.

*Báo Le Pays có quá trình xuất bản từ năm 1848 đến năm 1914. Đây là tờ báo chính thức và làm công việc ngôn luận của nền đệ nhị cộng hòa Pháp kéo dài đến năm 1870.

 

Phạm Phú Cường (chuyển ngữ)

 

LE PAYS-phanthanhgian 2

Nguồn: VĂN VIỆT

http://vanviet.info/tu-lieu/thm-mot-ti-lieu-qu-ve-chuyen-di-php-nam-1863-cua-su-don-phan-thanh-gian/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20149:44 CH(Xem: 30664)
“Hoàng Ngọc Thư nói về con đường văn chương chữ nghĩa của chị, cùng những nhận xét, đánh giá của hai nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn về tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư.” (SBS)
23 Tháng Chín 20149:32 CH(Xem: 30078)
"Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1,5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nỗi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá." (SBS)
23 Tháng Chín 20141:06 CH(Xem: 31138)
Chiều nghiêng, nghiêng sầu xuống đầy Ngồi hong sợi tóc ru tình ngủ say Một mai tình úa mộng phai Em nghiêng áo lệch ngồi hong lệ người
22 Tháng Chín 20142:00 SA(Xem: 32444)
Hiện nay con người gần như không đủ kiên nhẫn cho những cái gì hơi cũ và dài dòng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức thơ mà bạn bảo rằng không có nhiều thì giờ thì thật tội nghiệp cho thơ...Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của Ngô Đại Nguyên đến với quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu.
22 Tháng Chín 20141:40 SA(Xem: 33632)
Hàng phi lao run rẩy dưới ánh trăng. Loáng thoáng hai dấu giày hằn rõ trên cát. Đặng Lân bật dậy, hú xé màn đêm như con sói cô độc. Xẻng và đá dội lên không trung những âm thanh khô khốc. Lân điên dại, hoang dã…đào mộ. Thúy hốt hoảng chạy đến, dừng tay anh… Nhìn tấm bia, rùng mình, Lân nhớ năm Kỷ Dậu.
20 Tháng Chín 20145:29 SA(Xem: 31492)
Trong số 26 con đập dòng chính Sông Mekong, thì Noạ Trát Độ / Nuozhadu 5,850 MW trên Vân Nam là con đập lớn nhất, và Don Sahong 260 MW là con đập nhỏ và quan trọng nhất thuộc địa phận Nam Lào (không kể tới Thakho Diversion, cũng của Lào, 50 MW được bảo trở bởi CNR & EDL). Bài viết là một phân tích về hai thái cực của sự huỷ hoại: từ con đập lớn nhất tới con đập nhỏ nhất trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 32218)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
20 Tháng Chín 20144:30 SA(Xem: 36333)
Một người ngồi trong ghế bành trích từ tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nxb Sóng, Sàigòn, 1974. Đặc điểm của truyện ngắn này là xây dựng trên đối thoại nhân vật trong một không khí Tây phương xám lạnh dưới trần mưa ám khói thuốc, và cách dứt truyện đột ngột. Truyện mang khí hậu riêng của những quán hầm lạnh lẽo và ảm đạm. . trong cùng tập truyện... [Trần Vũ]
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 34037)
tôi thường nhớ rất viễn vông sớm nay đặc biệt nhớ ông thôi à nhớ nụ cười nhẹ như là có mang hương của loài hoa thân tình
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 36453)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…