- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM CÓ THÍCH NƯỚC MỸ KHÔNG?

04 Tháng Tám 20186:58 CH(Xem: 27203)

EM CO THICH NUOC MY KHONG

 

Những đại lộ hun hút dài, chìm trong tiếng xe lướt vội

Mỗi buổi sáng, người với người khẩy tay nhau qua tấm gương dày cỗi

Bằng đôi mắt vô hồn và nụ cười ẩn dưới kính râm

Em có thích nước Mỹ không?

 

Những thớ thịt nghèo nàn của người đàn ông ngấu nghiến McDonals trên phố tối qua

Và mồ hôi tứa ra trong phòng gym đám đàn bà bụng to đang điên cuồng đốt calo sau giờ làm việc.

Em có thích nước Mỹ không?

 

Gã thanh niên xòe tay ngay ngã tư hèn hạ vẫn ngày ngày cần mẫn

Ông lão da đen bốc mùi trong chiếc chăn cáu bẩn

Đời ai rồi khổ hơn ai?

Em có thích nước Mỹ không?

 

Những cuộc biểu tình rần rần trên phố sáng đêm

Tay cảnh sát to cao tát vào đầu cô gái trẻ

GLBT gào như điên giữa quảng trường nức nẻ

Em có còn thích nước Mỹ không em?

 

Nước Mỹ của anh, nước Mỹ của ai

Nước Mỹ của tự do đốt cờ ngay trên phố

Nước Mỹ của súng đạn, cháy rừng và màu da loang ố

Nước Mỹ của kiếm tiền, thuế má như điên

 

Nước Mỹ của chó mèo có giá hơn đàn ông

Nhưng tổng thống lại là lão già đang chực chờ xuống lỗ

Người ta chửi ông ầm ầm trên mặt báo

Mà tuyệt nhiên không sợ bắt bỏ tù

 

À, và nước Mỹ với rất nhiều những cuộc làm tình lười biếng khật khù

Của những cặp vợ chồng nai lưng ra quần quật

Họ chẳng kịp nhìn nhau sau một ngày tất bật

Còn thời gian đâu mà âu yếm, dỗ dành

 

Anh có thấy nước Mỹ với những mông lung về mưu cầu hạnh phúc, giật giành

Của những cuộc li hôn chia chát và người già cô độc

Của ước mơ "tự do" bao nhiêu người đổ xô hằn hộc

Em có còn thích nước Mỹ không em?

 

Em có thấy mình trong nước Mỹ không em?

Thấy dòng máu nhập cư chảy tràn trong huyết quản

Thấy nỗi nhớ quê hương điêu tàn trong bôm đạn

Rồi nghìn xưa về cay nghiệt... đến hôm nay...

 

YK Đỗ

(Ngày 02/08/2018)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121830)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103004)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108286)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 96986)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130819)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121870)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111365)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118173)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46743)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76474)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?