- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SÀI GÒN THÁNG MƯA

23 Tháng Năm 20181:42 SA(Xem: 25362)


câu thơ mất tích - nguyen thi bach van
Câu thơ mất tích - ảnh NTBV


SÀI GÒN THÁNG MƯA

 

Sài gòn tháng này đã vào mưa
Góc đường xưa chẳng biết ai chờ
Chuyến xe chiều vắng người khách lạ
Ngã năm ngã bảy cũng thờ ơ

 

Sài gòn mưa chiều cùng nhau ướt áo
Đi quanh co lạc mất đường về
Đêm ủ mình trong căn phòng nhỏ
Nhân ngãi tròn một nửa phu thê

 

Tôi trở về không còn người ở đó
Trưa hè buồn chợ nhỏ quạnh hiu
Cây cầu già  gập ghềnh nhung nhớ
Hàng cau gầy theo gió liêu xiêu

 

Tôi quên tôi một ngày thất lạc
Buổi cơm chiều gợi chút vấn vương
Ta mời nhau một chung rượu tặng
Rượu cạn chung thấy đắng vị qua đường

 

Sài gòn tháng này mưa bất chợt
Đường thênh thang thiếu dấu chân người
Một cảm xúc dự phần trong cuộc
Bỗng bật cười ra tiếng người ơi........

 

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

CÂU THƠ MẤT TÍCH

Cớ sao anh chẳng sang em nhỉ
Để bên này chờ mãi suốt mùa trăng
Cớ chi mưa cứ mưa rơi mãi
Làm sao hơ nóng dạ tình nhân

Chỉ một đêm say tình vội chớm
Con trăng già làm chứng chuyện đôi ta
Sao chưa hết mùa trăng tình vội đã
Kéo thêm mây phủ kín ánh trăng ngà

Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Mà người thì không bắt bóng được bao giờ (*)
Em trót đã đem lòng thương nhớ
Buồn bất ngờ đến giữa những câu thơ

Có điều gì uẩn khúc ở trong em
Khi mưa xuống chiều nay người lỗi hẹn
Hay mưa đã đem người bỏ trốn
Câu thơ buồn mất tích lại trồi lên

......

Nguyễn thị Bạch Vân
(*) NTN


TỰ THÚ


Người bảo ta thôi đừng lưu luyến nữa
Mười mấy năm tình ấy đã chưa từng
Ba bốn phen ta vẫn còn lần lựa
Người dăm bảy lần cũng trở dạ bâng khuâng

Người bảo ta thôi còn gia đình nữa
Đâu dễ gì một chốc lại buông xuôi
Làm sao người đo đếm được hai nơi
Dan díu mãi linh hồn thêm thổi rửa

Con chim lẽ kêu hoài lời căm giận
Ta mệt nhoài với phận tình nhân
Dẫu đêm sâu người nắm níu ân cần
Ta có lẽ suốt đời không danh phận

Vuốt lên đầu tóc đã thêm màu phấn.
Người có còn day dứt nữa hay không
Người có thương ta một thuở mặn nồng
Gom hết cả xuân hồng mà vun vén

Nếu một ngày người chạnh lòng xưng tội
Chúa sẽ cầm hoả ngục để ban ơn
Chúa sẽ phán ai là người có lỗi
Và dĩ nhiên kẻ đó chính là người.

.....

Còn riêng ta Phật đã nắm đuôi rồi.....

Nguyễn thị Bạch Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 32248)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.
11 Tháng Mười 20154:46 CH(Xem: 29128)
Đang ngồi trầm tư bên ấm trà nóng, ông Hội bỗng giật nảy mình khi nghe ngoài sân có tiếng rên rỉ. Ai nửa đêm khuya khoắt lại vào nhà ông than khóc? Vội vã ông chay lại mở cửa. Ánh điện trên thềm hắt xuống sân, ông trông thấy một người phụ nữ nằm sõng xoài trong vũng nước. Phương. Đúng là Phương.
11 Tháng Mười 20154:38 CH(Xem: 29310)
Mùa thu sắp cạn. Những hàng cây trên phố phơi dần những cánh tay trơ xương. Cuộc sống trong gia đình ông Hội vẫn diễn ra như một vở kịch mà ở đó những người diễn viên luôn phải oằn mình thể hiện vai diễn trái ngược với nội dung kịch bản. Nhiều lúc Phương tự hỏi, thật ra những con người này họ đã và đang nghĩ suy gì trong tâm não?
03 Tháng Mười 20159:32 CH(Xem: 35309)
Theo tạp chí The Diplomat [Sep 04, 2015] Quốc Hội Lào đã chính thức thông qua Dự án Đập Don Sahong, một dự án từ bấy lâu gây rất nhiều tranh cãi. Dự trù ban đầu con đập được Công ty Xây dựng Mã Lai MegaFirst khởi công vào cuối năm nay 2015. Do tiềm năng thuỷ điện của con Sông Mẹ - Mea Nam Khong, là tên Lào Thái của con sông Mekong, nhà nước Lào bất chấp mọi chỉ trích và với lời kêu gọi của các quốc gia láng giềng Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, là ngưng dự án Don Sahong và Lào vẫn kiên quyết đi tới thực hiện cho bằng được kế hoạch phát triển thuỷ điện của mình.
03 Tháng Mười 201512:15 SA(Xem: 32678)
Nhật ký của Phương Ngày …tháng …năm Vậy là mình đã rời cha mẹ, quê hương, rời xa những kỷ niệm một thời hồn nhiên trong trắng để bước vào ngưỡng cửa của những tháng năm sống tự lập nơi thủ đô. Cánh cổng trường đại học liệu có thật sự là nơi giúp mình hoàn thành những khát khao hoài bão tuổi trẻ một cách suôn sẻ hay sẽ là nơi mình phải oằn mình giành giật sự thành công từ những giọt mồ hôi và nước mắt?
27 Tháng Chín 201511:36 SA(Xem: 37032)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Trương Đình Phượng sinh năm 1984. Hiện sống và làm việc tại Miền Trung Việt Nam. Làm thơ từ năm 2010. Đã có đăng thơ trên các tạp chí văn nghệ trong và ngoài nước. Thơ của Phượng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Trương Đình Phượng.
27 Tháng Chín 20151:47 SA(Xem: 32897)
Vũ chầm chậm quay lại nhìn Phương. Đêm loang máu. Một thứ máu nghẹn đặc và khăm khắm. Trên khuôn mặt Phương từng giọt lệ nhiễu xuống gò má xanh xao, như những giọt ký ức đã bị người ta vắt kiệt hồng cầu.
24 Tháng Chín 20155:56 SA(Xem: 35398)
Phường ấy là phường Văn Minh, trong phường Văn minh có tổ dân phố Văn hóa, trong tổ dân phố Văn hóa nhà nào cũng được tặng danh hiệu gia đình Văn Hóa. Nhờ có cảnh sát khu vực Kỳ, gọi là Kỳ Khu vực, lâu nay trong địa bàn chưa xảy ra vụ việc nào đáng kể. Kỳ Khu vực cao to đẹp trai, đầu óc thông minh thực dụng, biết lợi dụng chức vụ để kiếm tiền nên giàu có và lắm gái theo. Hàng ngày Kỳ khu vực đeo súng cưỡi xe Mô tô đi tuần khắp nơi, trông càng oai.
20 Tháng Chín 201512:07 SA(Xem: 31135)
Cánh đồng cỏ trải dài dường như bất tận, gió ào ạt thổi tràn qua cánh cửa, những ngọn cỏ xanh run rẩy không ngừng. Bị khung cảnh làm cho choáng ngợp tôi đứng im như tượng một lúc, tim đập liên hồi và trong trí óc của một đứa trẻ năm tuổi nảy ra đủ mọi ý nghĩ sợ hãi, kỳ quái.
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 46939)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).