- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA TRÊN PHỐ

17 Tháng Năm 201812:16 SA(Xem: 25635)



mua xuan dau tien - photo UL
Mùa Xuân Đầu Tiên - ảnh UL

Cuối cùng thì nắng ấm cũng về, mùa đông và những cơn gió lạnh đại dương cũng lui dần…

Thấm thoắt mà đã mười mấy mùa xuân ở xứ người, lũ trẻ ngày nào đứa ngơ ngác, đứa ẵm ngửa, nay cũng đã lớn, đi trường nọ lớp kia, và chúng cũng lại làm anh làm chị của đứa bé hơn…

Những ngày được đưa chúng đến trường anh chọn đường đi bên trong, tuy xa hơn nhưng yên ả, để dẫn lũ trẻ đi và được yên tĩnh hơn lặng ngắm xuân về. Từ ngày biết được căn bệnh của mình, anh nhẹ nhàng hơn, kín đáo hơn.

Cuộc sống là thế đấy, lúc trẻ thì chưa biết gì, lúc lớn lên thì vào đời, chuyển số, đạp ga, tăng tốc, rẽ chỗ này, phanh chỗ kia, vụt chỗ nọ… Qua hết chặng này thì lại đến chặng khác, dường như chẳng có lúc nào dừng lại như các Thiền sư dạy, để mà nhìn lại cuộc đời…

Nhưng nay thì anh có thể dừng lại. Thời gian không còn nhiều… Nhưng thời gian là gì nhỉ?

Kết quả xét nghiệm lần cuối cùng cho thấy các thể bệnh đã phát triển khá nặng, nhưng anh không muốn tất cả trở thành một bộ phim, như loại phim Hàn quốc xem nát một thời bên nhà bởi các bà hàng xóm của mẹ anh và bọn trẻ cấp hai, cấp ba…

Anh cũng không bắt chước những bệnh nhân bên Phi châu gồng mình lo toan cho con cái, trồng luống rau cạnh lỗ huyệt mộ tự đào, để lo trước cho các con sau khi họ ra đi… 

Anh không nghĩ gì hết, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn trời mây và lũ trẻ…

Anh không giấu chị gì hết, hai vợ chồng hiểu mọi sự, chị cũng chăm sóc, động viên anh nhiều. Trừ đứa lớn ra, bọn nhỏ chưa biết gì nhiều, đứa nhỡ chỉ hơi biết bố dạo này mệt nhiều và phải đi bệnh viện thường xuyên hơn…

Anh sợ nhất là bạn bè… Anh ít bạn lắm, vì anh cũng quen sống khép kín lâu nay rồi.

Cuộc sống bây giờ là networking, nhưng với anh thì anh vẫn mong được ẩn mình. Anh vừa ngại phiền mọi người, và cũng ngại phải xử lý quá nhiều mối quan hệ mà anh thường nói là mình ốc không kham nổi hết.  

Đã bao lâu rồi hai vợ chồng không gần nhau. Không phải hoàn toàn do thể lực và bệnh tật, nhưng từ lâu anh thấy cũng chẳng còn nhu cầu ấy.

Anh cũng thẳng thắn với vợ, thương chị, nhưng không muốn xúc phạm chị và anh cũng không muốn ai thương hại ai…

Anh vẫn động viên chị khi nào rảnh rỗi thì nên đi chơi, gặp gỡ bạn bè, cà phê, píc-níc, hay barbecue… Những khi ấy anh lo chăm con và tổ chức cho chúng các chương trình riêng…

Có những đêm lũ trẻ đi ngủ rồi, cửa nhà khẽ mở và khép lại. Anh biết chị về…

Anh đã để phần một bữa tối nho nhỏ với mảnh giấy để trên bàn, dặn chị có thể làm gì với lò vi sóng và lũ thức ăn…

Anh nấu ăn cũng không tồi, và luôn đoán được khẩu vị của vợ… 

Cũng có khi anh ngửi thấy một vài mùi lạ từ khăn tóc của chị, dù chị dùng nước hoa khá đậm như là để át đi mùi thuốc lá, rượu hay là cả mùi nước hoa đàn ông…

Anh cũng thương vợ lắm, có với nhau mấy mặt con, đến lúc công việc tương đối ổn định hơn thì bệnh tật không thể giúp anh hoàn thành những bổn phận của một người chồng…

Thuốc thang làm cho anh thay đổi sinh hoạt và tâm tính, dù anh cố gắng làm nhẹ các tác dụng phụ của chúng, như việc chúng làm anh mệt hơn, ít muốn hoạt động, hay buổi tối thì nặng mi mắt, buồn ngủ hơn…

Chị là người quảng giao, chị ưa gặp người này, làm quen người kia…

Lắm lúc anh nghĩ là mình chẳng nên nghĩ gì cả, cái gì đến sẽ đến…

Bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ mà anh mua từ nhiều năm trước khi phát hiện bệnh chắc sẽ là một món quà bất ngờ cho chị và các con, cả bây giờ và sau này, nhưng nghĩ tới mấy thứ đó làm gì cho cuộc đời thêm mất nghĩa sống…

Đêm nay, anh sẽ nói với chị một điều, điều mà anh chưa thể nói với chị tự bao giờ…

Anh phải nói thôi, thời gian không còn nhiều…

Và chị, chị dường như cũng có điều gì đó cần phải nói với anh, bởi nếu không, những lọ nước hoa, mỹ phẩm ngày một đầy sọt rác kia càng thêm vô nghĩa…

Đêm hôm ấy dài lắm, và chị đã nói:

-Em biết chứ, anh có một người phụ nữ mà anh lâu nay vẫn chưa dứt bỏ quan hệ. Em biết tính anh, anh là người cả nể, sợ họ đau đớn.

-Em đã giải quyết xong xuôi hết rồi, em đã nói chuyện với họ, để họ biết mà liệu cách ứng xử.

-Còn em, anh cũng biết rồi, Simon rất thương em, nhưng em không thể… Không phải là vì em vẫn còn chồng còn lũ con, mà vì em thực sự yêu anh.

-Em không dối anh là giữa chúng em có thể có gì, nhưng anh đừng nghĩ em như những người đàn bà khác. Tất cả với em chỉ là công việc thôi. Công việc, gia đình với lũ con và anh!

Anh lặng yên nghe vợ.

Anh không nói gì thêm, mà biết nói gì bây giờ.

Anh chỉ biết rằng, ngoài kia, ngày mai sẽ là một ngày khác. Anh sẽ còn có thể đưa lũ con đi học… Và hoa xuân đang nở khắp con đường, đợi các con anh…

Kent, Anh quốc, 20/4/2015
NGÔ QUỐC PHƯƠNG
(truyện đăng lần đầu ở Văn Việt

http://vanviet.info/van/hoa-trn-pho/)





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 20154:18 SA(Xem: 31615)
Mấy tay bạn trai của Nga nhiều lúc cũng âm mưu, đưa Nga vào những chỗ nhạy cảm, rồi đòi hỏi này nọ, nhưng Nga cương quyết từ chối. Không phải là Nga không thèm muốn. Thì thịt da ai chả là người. Nhiều lúc ở bên các chàng chuyện trò tâm sự. Rồi chân tay đụng chạm, ôm ấp hôn hít, cũng rực hết người lên. Những muốn mặc kệ cái sự đời…
13 Tháng Năm 20154:12 SA(Xem: 32065)
Tin nhắn chú Tư e không qua khỏi đêm nay làm Nhiên đờ đẫn. Nhiên đóng cửa phòng mạch, chạy chẳng kịp chào ai. Đường vào nhà chú ngoằn nghèo rắc rối tựa ma trận. Sau rốt Nhiên vẫn đến được theo quán tính. Sự âm u lạnh lẽo cô buồn bàng bạc khắp nhà. Một vùng cấm mấy chục năm nay không hề có bóng đàn bà. Chú cấm tiệt. Cấm luôn thằng con trai duy nhất, không được có bạn gái.
13 Tháng Năm 20154:03 SA(Xem: 33339)
Không ngủ được. là khi không được ngủ Mở hai mắt ngó chằm chặm quanh mình Ngủ không được có vì tờ mộng rách Dạ thưa nường đồi núi chợt rung rinh
13 Tháng Năm 20153:58 SA(Xem: 30247)
Tháng tư đá dựng mờ sương khói Những chiến trường xưa đất bạc màu Anh hùng rót mật tràn gan phổi Đồng đội dồn lên đỏ chiến hào
13 Tháng Năm 20153:53 SA(Xem: 30972)
Đám đông đã chia thành hai phe và tranh cãi rất quyết liệt. Cuộc tranh cãi có khi đổ máu đã kéo dài suốt 40 năm. Sự tranh cãi ấy bắt đầu từ những thứ tài sản cướp được của những người chạy trốn. Đôi lúc, qua những khe cửa rất nhỏ từ xa, có những ánh mắt nhìn về phía họ mà sợ hãi. “Lạy trời, lạy thánh, cho chúng ôm hết về mà im tiếng ngay đi”. Đó là bọn đĩ điếm và quân ăn cướp.
13 Tháng Năm 20153:43 SA(Xem: 31822)
Từ nhà tạm cư ở Merang, Trăng-ga-nu, đúng chữ là Terrenganu, Cao Ủy đã đưa 38 người của tàu SS0682 nhập trại Bidong, chỉ riêng anh Huân bị đứt một lóng tay và Bố ói ra máu đòi vào nhà thương nên Cao ủy bảo ở lại đất liền. Chớp mắt Ngà thành thông dịch viên đi theo vì dường như đó là điều hợp lý (!) và làm cho người đi kẻ ở được an tâm.
26 Tháng Tư 20151:48 SA(Xem: 31192)
Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. [Võ Phiến nói chuyện với Đặng Tiến 28-10-1998] Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình...
20 Tháng Tư 201512:22 SA(Xem: 31422)
Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn. Câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ Tướng chủ trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại nhưng liệu có còn chính xác với tình thế hiện tại của đất nước ? Ngày nay, kinh tế tụt hậu, hàng xuất là lao động giá bèo, cái đinh vít cũng không làm được mà nhập hàng ngoại tuốt tuột, nợ chồng chất. Rồi tham nhũng lên đỉnh cao, đạo đức xã hội xuống cấp...
13 Tháng Tư 20154:11 CH(Xem: 33669)
Cho tôi quá giang qua mùa nắng hạ Bỏ mặc phố trôi về phía thật xa Cho tôi quá giang về nỗi buồn hôm bữa Có còn người với góc phố chậm đưa?
12 Tháng Tư 20154:32 SA(Xem: 33337)
Bất ngờ, chị đến gần la lớn. Chào, ông thiếu úy đồn trưởng. Người xe thồ giựt mình sém phun cọng mì, mắt nhìn lấm la lấm lét xung quanh. Tám năm trong tù ra, giờ mới có người gọi ông là thiếu úy. Lạy chị, đừng gọi tôi như rứa. Tôi mới được…từ trại cải tạo về…trả quyền công dân thôi.