- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ, CÂY BÀI CHỦ LẤP LÁNH CHỮ, NGHĨA CỦA ĐẶNG PHÚ PHONG.

14 Tháng Tám 20171:54 SA(Xem: 23786)
 


MTVOMVHS

Sau khi thành công với tác phẩm “Bên kia con chữ và nghệ thuật”, (nhận định, phê bình văn học), nhà văn Đặng Phú Phong đã trở lại với thi ca, qua thi phẩm “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”.

Tôi không biết “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, là thi phẩm thứ bao nhiêu của Đặng, được ấn hành? Chỉ biết dường như thơ mới là cây bài chủ của cuộc trường chinh chữ, nghĩa, càng lúc càng lấp lánh nơi tác giả này.

Tôi trộm nghĩ, bất cứ ai, nếu từng dõi theo đường bay thi ca của Đặng Phú Phong, đều sẽ dễ dàng nhận ra rằng:

-Với thời gian, Đặng không chỉ làm mới thơ ông bằng những liên tưởng hay, ẩn dụ mới. Như: 

“bàn tay ấy ngón dài vươn mây trắng

ta trang nghiêm xưng tụng mãi trên đời”

“con đường đó tôi đi trơn trượt

bình an xin níu hộ tay người”

“bước chân chim mở ngỏ một linh hồn”

“em tôi trơ lạnh xuôi vai nhỏ

sinh tử đôi bờ đuổi bắt nhau”

“tiếng chim gáy ban trưa nghe thống thiết

phố Hội An thoáng chốc hóa mung lung”

(Mà), ông còn cho nhịp đi của thơ ông những nhịp chỏi (như syncope trong âm nhạc) hoặc ngắt lại dòng chảy của thi ca, để trong một câu thơ, có thể có nhiều hơn một mệnh đề, bằng những dấu chấm...

“con đường dài thương quá dấu chân. chai.”

“chỉ cho ra một nụ cười

chỉ sông. chỉ biển. chỉ người khuất xa

chỉ cho em sonata

chỉ đời cô tịch cho tà dương soi”

(trọn bài)

Họ Đặng cũng cho thấy tinh thần tự giác cao độ, khi ông không lạm dụng dấu chấm để chia lìa một từ kép khỏi ngữ cảnh mà, tự thân chúng vốn có tương quan hữu cơ. Tôi quan niệm chúng ta chỉ có thể chẻ chữ để thêm rõ tính phong phú của ngôn ngữ Việt mà thôi.

.

Tôi vẫn có xu hướng quý, trọng những tác giả càng ăn ở bền lâu với văn chương (nói chung), càng cho thấy sức sáng tạo sung mãn của họ - - Hơn là những tác giả có những khởi đầu huy hoàng… Để rồi với thời gian lại là những lập lại! Nó tố cáo sự cùn mòn hay tắc nghẽn, giới hạn của trí tuệ, tài năng tác giả đó!!!

Với tôi, Đặng Phú Phong, ngược lại. Càng lúc, ông càng cho thấy nỗ lực đào xới từng sào-đất-ngôn-ngữ, để đãi lọc quý kim.

Ông vẫn xây dựng thơ ông trên những cảm quan, rung động nhẹ nhàng (không tập chú vào những hình ảnh tân kỳ mà, vô cảm, vô nghĩa). Nhưng thơ ông lại xác lập những kết luận, gần gũi định đề (không đòi hỏi chứng minh).

 Ông viết:

“Lấp lánh dòng sông nghìn vương miện

nàng tặng tôi rồi cắm cúi ra đi”

Có người sẽ cất tiếng hỏi thi sĩ lấy đâu ra nhiều “vương miện” thế từ một dòng sông?

Nhưng những ai quen thuộc với trò chơi, chữ nghĩa, hình ảnh thì, chẳng những không ngạc nhiên mà, còn thích thú khi nhận ra, con sông trong thơ Đặng có hằng ngàn vương miện vì, dòng sông đã lưu, nhận hằng hà sa số những vì sao từng “ký thác” đời chúng nơi dòng chảy…

Có bất ngờ chăng là:

“Nàng tặng tôi rồi cắm cúi ra đi”

Đây mới  là lúc nhiều câu hỏi cần được cất lên. Những câu hỏi mang tính cật vấn, như:

“Nàng” đây là ai? Người con gái vắng mặt hay dòng sông?

- Sự thực, ai trao (vương miện) Và:

- Ai đã cắm cúi ra đi?

Trên đây là những câu-hỏi-chìm thường thấy nơi một câu thơ lạ hoặc, được ghi nhận là hay!.!

Cũng thế, với mấy câu thơ tiếp theo, tuy không mang đến cho người đọc, những câu-hỏi-chìm. Nhưng tôi nghĩ, chúng cũng không cần phải luận giải phức tạp mà, chỉ bằng vào trực cảm, hốt nhiên, ta cũng sẽ nhận ra rằng:

“…cuối cùng là khoảng trống

núi biếc, sông dài đứng quạnh mông

thượng đế cũng thành cây cỏ dại

lấy ai mà nói có hay không?”

Hoặc:

“tôi cởi tôi

chợt ngẩn ngơ xa lạ

tôi cởi tôi

tĩnh lặng ngó vô thường.”

Những câu thơ trên, cho thấy Đặng rất thấm nhuần triết lý Phật giáo, khi trực ngộ được cái “ngã” và sự vận hành tĩnh lặng của cái “không”…

.

Tuy nhiên, “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ” của Đặng Phú Phong, không chỉ mang đến cho tôi nhiều liên-ảnh rất thơ hay, những trực cảm gần với định đề mà, ở thi phẩm mới nhất này, tác giả còn cho tôi những bài thơ xót, nặng tình người. Đậm tính nhân bản. Như bài “người đàn bà đêm Giáng sinh”.

Đó là một bài thơ kiệm lời của họ Đặng. Nhưng mỗi con chữ lại như một lượng hóa chất cực độc, hất thẳng vào mối tương quan bất nhân giữa con người và con người: Xưa nay, vốn được ma mị bằng rất nhiều phấn son, mặt nạ: Mặt nạ cười. Mặt nạ nhân đạo. Mặt nạ từ bi, bác ái Thượng Đế…

 

“người đàn bà

với cái check cuối cùng trong tay

đi như kẻ mộng du

ra khỏi sở

trên con đường có những cửa hàng thật sang trọng

qua những biệt thự nhiều triệu dollar

đi hàng giờ

gót giày  vang lên những nốt nhạc thống thiết

*

“người đàn bà nhớ cảnh

ông chủ rất lịch sự cúi mình giao tấm check

bằng lời lẽ thật văn minh: rất tiếc, rất tiếc…

ngày mai là Giáng sinh!

nàng rơi nước mắt.

*

“người đàn bà đón 2 con

về căn apartment tồi tàn

như những miếng giẻ rách

đặt nhẹ nhàng hai gói quà có tên hai đứa trẻ

dưới cây thông  còn thơm mùi gỗ

ba mẹ con có một bữa tối ngon lành

hai đứa trẻ mở quà

reo vui

ôm cổ mẹ hôn những nụ hôn hạnh phúc

*

“đến giờ ngủ

người đàn bà đóng tất cả các cửa thật kín

hôn thật lâu hai con

nàng đi đến bếp

mở gas.”

(trọn bài).

.

Chỉ với một bài thơ kiệm lời kể trên, chỉ với những câu thơ tôi đã trích từ “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, giữa cảnh “chợ-trời-chữ-nghĩa” hiện tại, tôi không nghĩ chúng ta còn thấy nên chờ đợi gì thêm, nơi trí tuệ, tài năng một người có nửa đời làm thơ như Đặng Phú Phong.

 Và, có dễ cũng vì thế mà, họ Đặng đã chọn:

-Mai tôi về ở mãi với hoang sơ? 

Du Tử Lê,

(Calif. Mar. 2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118503)
E m đánh cắp của anh giấc ngủ đêm không cà phê đêm tự tử ly rượu muốn say sao không say mai xa, còn đó mùi hương cũ
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96884)
Ô ng nội tôi là người cuối cùng trong dòng họ còn biết chữ nho. Ông có chín người con, 2 trai 7 gái. Ba tôi là con trai trưởng. Cái thời của ông còn nặng nề “trọng nam khinh nữ”. Trước khi mất, ông ngã bịnh một thời gian. Biết mình không sống được lâu, ông cho gọi tất cả những người con từ khắp nơi trở về...
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112084)
n hững khẩu súng thần công chĩa vào nhau từ hai phía chúng đang nhìn nhau hay đang nhắc về quá khứ của những xác chết đạp lên nhau? chúng đang ôn lại Hương giang cố sự hay đang gục mặt tưởng niệm quyền uy?
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 113401)
LTS: L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Song Ninh là bút hiệu của người thơ đang sống và làm việc tại Sài gòn. Chúng tôi hân hạnh gởi những dòng thơ lạ và lấp lánh như nắng mùa hè của Song Ninh đến với quí độc giả và văn hữu. TCHL
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96538)
... T ừ phòng tắm bước ra, nàng ngây người nhìn tôi phì phèo điếu thuốc lá, buồn cười thật anh nhỉ, lúc trên ôtô em cứ buồn ngủ rũ ra, chỉ muốn nhanh chóng đến nơi thuê nhà, đến đây lại tỉnh như sáo? Tôi lặng lẽ đốt thuốc. Mỉm cười nhưng không bắt chuyện.
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96174)
M áy bay hạ cánh ở phi trường Liên Khương, trời Đà Lạt mát lạnh với buổi sáng sớm còn mờ hơi sương. Người đàn ông ngồi bên cạnh trên máy bay hẹn tôi sẽ lấy vé. Rồi anh biến mất trong dòng người. Tôi điện thoại cho Hà đến đón, xe honda 100 phân khối Hà phóng như bay trên con đường lộng gió, hai bên đồi thông bạt ngàn, hoa dã quỳ vàng rực rỡ.
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 118084)
L ẩn quẩn từ một buổi chiều nơi ranh giới của giọt nước nào rất mỏng cơn mưa hối hả sau ngày oi nồng đầu hạ cố làm dịu những cồn cào nơi ngực về một hoang tưởng không tên phập phồng thở
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 79414)
H ải quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 69462)
N hư mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đià nước mắt Les Misérables (Những kẻ khốn nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt nam...
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95563)
Đ êm úp mặt vào vách, tôi nhớ đến người con gái trên chiếc thuyền nan. Dưới ánh trăng thân thể nàng trắng ngần như tượng sứ. Trong giấc ngủ chập chờn, đôi tay nàng vẫn đều đều khỏa nước, khỏa lấp cả sự day dứt trong tôi. Tôi thấy cả nàng và tôi đều đứng ngoài trò chơi ấy, nàng ngồi bên tôi ngắm những cụm cỏ xanh um buồn bã...