- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KIẾN TÁNH

15 Tháng Ba 20171:21 SA(Xem: 31742)

pix-ngoquocphuong[4]

Tác giả: Ngô Quốc Phương, sinh năm 1970, nghề nghiệp: Nhà báo, nguyên Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang sinh sống tại Kent, Anh Quốc, từng có bài vở đăng trên Talawas, Văn Việt...


Sớm tinh mơ, sư chú đi đâu về mặt hớt ha hớt hải:

‘Bạch Thầy, thầy hoan hỉ giúp con, có một nữ thí chủ cứ đứng ngoài hiên cửa Chánh điện, con nói hoài giờ nhà chùa đang nghỉ, mà vị đó cứ đứng ở đó đợi hoài...”

“Con nói sao, thí chủ nào, đợi hoài là đợi cái chi vậy?”, sư cụ đang ngơi nghỉ trên giường chống tay ngồi dậy hỏi đệ tử trẻ.

“Mô Phật, bạch Thầy, người đó muốn xin nhà chùa một loài hoa cho được.... thanh thản ạ!,” sư chú khẽ khàng và lễ độ đáp.

“Vậy sao, có chuyện như thế mà con cũng phải vô hỏi thầy?”, sư cụ ngồi hẳn dậy, khẽ cười và bảo đệ tử.

“Dạ, bạch Thầy, con hiểu ý ngài ạ, nhưng nếu chuyện chỉ đơn thuần có thế, con đâu dám thất lễ vào làm kinh động ngài đọc sách ạ!”, sư chú chắp tay thưa lại.

“Vậy con đã ứng xử thế nào, con có mời thí chủ ấy vô không, hay là để người ta cứ phải đứng ngoài bất tiện thế,” ngài nói và đưa tay ra làm ý với học trò.

“Bạch thầy, con có mời nữ thí chủ vào trong, nhưng vị ấy nói là chỉ xin một loài hoa rồi đi ngay ạ!”

“Vậy sao, vườn nhà chùa đầy muôn hoa đấy, sao con còn chần chừ?”, sư cụ lấy chiếc quạt phe phẩy và khẽ mỉm cười, nói.

“Dạ, lúc đầu con ra sau ao, tìm vài bông sen, sen mùa này đẹp và thơm ngát Thầy ạ, con mang ra đưa tận tay dâng tặng nữ thí chủ, không quên nói là của nhà Chùa và Thầy trụ trì ban tặng,” sư chú nói.

“Nhưng thí chủ lạ lắm, nàng nhìn con và từ chối hương sen!”

“Có chuyện thế sao, Mô Phật! Vậy vị ấy còn muốn gì?,” sư cụ đỡ lấy chén trà sen từ tay đồ đệ sẽ sàng hỏi.

“Dạ, tín chủ muốn xin hoa hồng mà là hoa hồng đỏ thắm ạ? Và cứ nằng nặc đợi ạ,” chàng sư chú đáp và má ửng hồng cả lên.

“Thôi đến đây ta hiểu rồi, con và nữ thí chủ ấy có quen nhau từ trước không? Thế con có để người ta đợi nữa hay là không?”, sư cụ hạ chén trà xuống chiếc bàn nhỏ cạnh đầu giường, nơi có vài cuốn kinh sách ngài đang đọc dở dang.

“Dạ, bạch Thầy, con không dám ạ, con phải vào đây để vấn ý thầy ạ,” sư chú mặt đỏ hết cả lên và hình như hai tay của chàng hơi rung động.

“Mô Phật, con hãy nghe ta, ra ngay sau vườn, tìm khóm hồng nào thắm nhất mà tặng người ta, đừng bao giờ chấp cái gì là sen cái gì không phải là sen cả”, ngài hơi nghiêm giọng nói với học trò.

“Con phải biết ở đời đừng nên chấp bất cứ sự gì, hãy làm ngay những gì có thể, đặng để cho người ta thanh thản, hạnh phúc, an lạc thì làm, con nhé”, ngài nói rồi khẽ xua tay bảo đồ đệ lui ra và nhấc một cuốn kinh lên, khẽ lật trang rồi đọc tiếp.

Ngoài kia, hương thơm của muôn loài hoa theo làn gió mát chợt ùa vào, nghe đâu trong ấy có cả mùi oải hương nào tím lắm một ngày Xuân!

NGÔ QUỐC PHƯƠNG

(08/3/2017- Kent, Anh quốc)







Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Mười Một 20178:59 CH
Khách
"Chiếu kiến ngũ uẩn giai không" chính là đỉnh cao nhất của Phật pháp: “Con phải biết ở đời đừng nên chấp bất cứ sự gì, hãy làm ngay những gì có thể, đặng để cho người ta thanh thản, hạnh phúc, an lạc thì làm, con nhé”. Ở đây "thầy" là biểu tượng của người đạt đạo, còn "trò" là biểu tượng của người đang tu học. Không rõ tác giả có ý nào khác ?
14 Tháng Tư 20176:39 SA
Khách
Quá hay anh Phương câu chuyện tuy ngắn nhưng bao hết từng hơi thở của cuộc sống ,những gì làm được cho Tha nhân nên làm nếu có cơ hội
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 6659)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…
19 Tháng Năm 20234:11 CH(Xem: 6121)
Ngày chị Tư gặp tôi ở San Jose, chị mừng ứa nước mắt hai hàng. Vừa lấy tay quẹt ngang mắt, cái điệu quen thuộc i như ngày xưa, chị vừa cười: - Gặp cô ba tui mừng quá à. Lâu lắm rồi tui mới khóc được. Vừa khóc mà vừa cười. Tôi nhìn chị trân trân. Chị Tư Trợn da đen nhẻm ẳm tôi ngang hông ngày xưa bây giờ trắng da dài tóc, không hẹn nhau trước chắc tôi không thể nhận ra. Lúc chia tay chị, tôi hỏi: - Em kể chuyện của chị được không? - Chuyện đời tui có chi đâu mà kể, dị òm. - Em kể chuyện mộ gió nha. - Ờ, cô ba còn nhớ chuyện mộ gió hả- mắt chị chợt buồn xa xăm- tui thì quên lâu rồi. Sao mà tôi quên chuyện mộ gió được.
17 Tháng Năm 20234:19 CH(Xem: 7101)
“anh không phải là con chim / cánh mõi đường bay … / nhưng giọt lệ người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ … “**
30 Tháng Tư 20233:45 SA(Xem: 7093)
Con gái hắn, ở tuổi 17 đã hỏi sau một giờ học môn lịch sử: “Bố ơi, thế điều gì có tính quyết định khiến ông Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ạ? Sao còn trẻ thế mà ông ấy lôi cuốn được nhiều người vậy? Bí mật gì, hở bố?”.
30 Tháng Tư 20233:23 SA(Xem: 6110)
Những suy nghĩ trong veo [ trong sạch} đã xẹt qua trong mớ hỗn lộn của cảm xúc{ thấy} hàng ngày. Chúng ta, ai cũng sẽ rời bỏ thế giới này vào một ngày nào đó.
30 Tháng Tư 20233:08 SA(Xem: 7126)
khi rừng xưa đã gió / bờ vai tóc phủ dày / người về thu dáng thỏ / góc đời che bóng mây
30 Tháng Tư 20232:51 SA(Xem: 6572)
Một chiều.cánh lá trôi rất chậm / bắt đầu trở về trên bến than / hồn li ti đi tìm gân mạch / chiếc áo xông pha đã lấm tàn
30 Tháng Tư 20232:39 SA(Xem: 7268)
tháng tư nỗi buồn trầm tích Việt Nam / biển rộng sông dài / một trời ký ức mênh mang sương khói / một thời để nhớ / và một thời để quên / nhìn thế giới tràn lan biến động
30 Tháng Tư 20232:30 SA(Xem: 6272)
Đêm nay bốn chín mùa xa khuất / Ngỡ áo trận về dưới mưa thưa / Tau đứng bên đường nhìn trăng vỡ / Thiên đàng nhòa nhạt bóng thâm mưa..
19 Tháng Tư 20239:11 CH(Xem: 7319)
Đón anh về tối nay / Sau những ngày xa vắng / Em chờ một chuyến bay / Sắp đến giờ hạ cánh.