- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ NGUYỄN MINH PHÚC

06 Tháng Ba 20171:06 SA(Xem: 28741)



ben-kia-tri-nho
Bên kia trí nhớ - tranh Đặng Hiền




Xuân bên thềm cũ

 

Tôi chờ đợi với nỗi buồn cay mắt

Gió hư vô buốt tạt chỗ tôi ngồi

Em lỡ hẹn chiều cũng vừa nắng tắt

Những bẽ bàng sương khói mịt mù trôi

 

Thì đành vậy bên cõi ngày sóng vỗ

Mùa xuân qua thôi một thoáng lỡ làng

Cành mai héo ai treo ngoài đầu ngõ

Xác xơ tàn úa cả mộng chiều tan

 

Tôi gửi lại mùa xuân bên thềm cũ

Trời không mưa nhưng nắng cũng phai rồi

Gửi thương nhớ vào cõi ngày rêu phủ

Gió xuân buồn lặng lẽ một mình tôi

 

Chiều nay cũng như bao nhiêu chiều khác

Tôi ngồi đây nghe sóng vỗ chân cầu

Hiu hắt nhớ một mùa xuân đã lạc

Bàn tay còn ghì chặt cả niềm đau…

 

 

Với những tàn phai

 

Thì em cũng đã xa rồi

Tình đau trượt ngã mưa bời bời trôi

Níu nhau đi hết cuộc đời

Ai hay bóng đổ một trời bể dâu

 

Ai ngồi thấu những cơn đau

Vết thương nào cũng cho nhau bẽ bàng

Tôi về lặng ngóng sương tan

Mà nghe rớt một chiều vàng tái tê

 

Đường vui em hãy đi về

Có gì mà nhớ câu thề phù du

Mộng đà xót tím lời ru

Tiếc chi mà níu tình mù mịt trôi

 

Đành thôi buổi ấy xa rồi

Đèn khuya hắt bóng lạnh trời phôi phai

Hắt hiu mưa đổ sông dài

Để tôi còn ngỡ bóng ai lần về…

 

 

Như chiếc lá chiều

 

Hóa ra tràn tóc bạc

Thế mà ta không hay

Nhìn mây trôi hoàng hạc

Thời gian đã cạn ngày

 

Tỉnh mê buồn trăm cõi

Hơi đâu se sắt lòng

Một chiều hong sương khói

Chợt thấy mình hư không

 

Ta treo chiều bạc mệnh

Vào giữa ngày thiên thu

Gã thiền sư thắp nến

Hái câu kinh xa mù

 

Ai về bên chánh điện

Ta gửi vài lời ru

Hiên trăng chìm quạnh vắng

Đêm úa tàn thiên thu

 

Có còn gì đâu hỡi

Mây phủ kín khung trời

Ta ngồi chong mắt đợi

Chiếc lá chiều rụng rơi…

 

Nguyển Minh Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 103995)
Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92347)
Vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ, nhân quyền, Ngài đã bị nhà chức trách tống tù từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982, Ngài cùng thân mẫu bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để quản thúc. Mười năm sau Ngài trở vào Nam hoạt động công khai đòi duy trì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 1 năm 1995 Ngài lại bị Công an thành phố HCM bắt giam, kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 93403)
Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.
22 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 97554)
Nhiều nhà phê bình vẫn phàn nàn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn không có tim hay không có lương tâm. Sao y có thể say mê tẩn mẩn tỉ mỉ về cái ác đến bệnh hoạn vậy? Tôi thực sự nghĩ rằng đó là vì tấm lòng và tình yêu cuộc sống quá lớn của ông! Trong tác phẩm mới nhất,  Vong bướm cũng thể hiện rất rõ điều ấy!
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 134884)
mặt trời đã đi suốt đêm qua để sáng nay làm người khách đầu tiên trong vườn nhà nàng
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 123055)
Lọn sóng xanh thẳm vùng mật ngôn thất tán dấu thời gian trôi rong rêu lơ đãng cuộc du hành chưa định
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 109654)
Hạ tuần tháng 1/1979, Phó Thủ tướng Nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa [THNDCHQ] Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu Bình] (1904-1997) qua Mỹ du Xuân hữu nghị Kỷ Mùi (28/1/1979), đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Thượng tuần tháng 2/1979, ghé Tokyo trên đường về nước, Tiểu Bình tuyên bố “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.”
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 108223)
Sau Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á đã để lại một khoảng trống về địa dư chánh trị, và đây cũng chính là vận hội để một Trung Quốc với tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Trung Quốc từ kinh tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong, cộng thêm với những động thái hung hãn của Bắc Kinh nhằm “Tây Tạng Hóa vùng Biển Đông/ Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn từ rất tượng hình của B.A. Hamzak, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai / Malaysian Institute of Maritime Affairs, đang trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết thân của chính nước Mỹ, đã đến lúc chánh quyền Tổng thống Obama không thể không quan tâm tới sự thách đố của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự.
26 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 104228)
K hánh Ly từng viết: “... một dĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly cà phê cùng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhàu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nẩy mầm từ đó. Quán Văn cái tên dễ nhớ và dễ thương...Mỗi người tới tùy tiện tìm chỗ ngồi trên cái nền xi-măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại. Đó là nơi gặp gỡ đẹp nhất của một thời tôi còn trẻ...” 
26 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 103467)
H ai mươi tuổi, chúng tôi từng ngủ chung với nhau. Buổi chiều ấy mưa gió tơi bời. Cành hoàng lan già róng riết đập vào cửa sổ, tôi và Du ngồi co ro một góc phòng không đứa nào dám ra khép cánh cửa lại. Thế mà mẹ tôi vẫn đội mưa đội gió ra đi. Du bảo, bà đi vì tin rằng khung trời nơi xa ấy không bao giờ giông bão.