- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN DƯƠNG NGHIỄM MẬU

03 Tháng Tám 20164:43 SA(Xem: 30499)

DuongNMau_SG_2007-content

Nhà văn DƯƠNG NGHIỄM MẬU (1936-2016)


Vô cùng thương tiếc

Nhà văn DƯƠNG NGHIỄM MẬU

đã từ trần vào lúc 8:35 tối Thứ Ba, ngày 2/8/2016 tại Sài Gòn

hưởng thọ 81 tuổi.


Nhà văn Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 Tháng Mười Một, 1936 tại làng Mậu Hòa, huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Năm 1954, ông di cư vào Nam.

Từ 1957 ông viết nhiều tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài cho Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm, Chính Văn. Có một giai đoạn ngắn, nhà văn Dương Nghiễm Mậu sinh hoạt nơi Đàm Trường Viễn Kiến của Nguyễn Đức Quỳnh Ai Có Qua Cầu. Từ 1962, làm tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, anh của nhà thơ Quách Thoại. Tập truyện ngắn đầu tay Cũng Đành, Văn Nghệ xuất bản năm 1963. Truyện dài Gia tài Người Mẹ, giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1966. Nhập ngũ 1966 với cấp bậc hạ sĩ đồng hoá, làm phóng viên chiến trường đến tháng 4/1975.

Sau 1975 bị bắt, ra tù 1977, sống bằng nghề sơn mài tại Sài Gòn.


Xin chân thành chia buồn cùng tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh nhà văn Dương Nghiễm Mậu được sớm tiêu diêu nơi miền Cựu Lạc.

 

Tạp Chí Hợp Lưu và  Vũ Ngự Chiêu, Hoàng Đỗ Vũ, Thụy Khuê, Khánh Trường,  Trùng Dương, Ngô Thế Vinh, Du Tử Lê, Trần Thiện Đạo, Luân Hoán, Triệu Vũ, Cung Tích Biền, Thái Tú Hạp, Song Thao, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Xuyên Trà, Trần Vũ, Trầm Hương, Lê Quỳnh Mai,Trần Doãn Nho, Trần Mộng Tú,  Đỗ Phấn, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Đình Thuần, Nguyên Khai, Nguyễn Trọng Khôi, Chân Phương, Lê Thánh Thư, Kinh Dương Vương, Đinh Văn Tuấn, Trịnh Y Thư, Bùi Vĩnh Phúc, Đỗ Kh., Hoàng Ngọc Thư, Nguyễn Xuân Tường-Vy, Đa Mi, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Chính, Lưu Diệu Vân, Phạm Ngọc Lương, Đình Đình, Hoài Băng, Lữ Thị Mai, Khiêm Nhu, Lý Thừa Nghiệp, Hoàng Mai Đạt, Nguyễn Anh Thế, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Văn, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đức Bạn, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Thái Bảo, Thiên Di, Tru Sa, Lưu Na, Uyên Lê, Như Quỳnh de Prelle, Ngô Tịnh Yên, Trịnh Gia Mỹ, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Minh Hải, Nguyên Yên, Trúc Hồ, Bùi Ngọc Khôi, Đặng Hiền...

Cùng  văn thi hữu bốn phương

Thành kính phân ưu.

 

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Tám 20165:35 CH
Khách
Thôi về nơi con sâu đục ruỗng lá
Độc có riêng mình
Anh có riêng anh ...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20153:55 SA(Xem: 31038)
“Khu rừng này sẽ cho chúng tự do, vậy tại sao chúng vẫn muốn bay khỏi đó. Ông nói với tôi ghét sự trói buộc, vậy tại sao ông không tìm một con dao để cắt những sợi dây đó ra. Hay là…Ông vẫn muốn đứng ở một chỗ để mơ mộng tự do.”
26 Tháng Hai 20151:15 SA(Xem: 30769)
coi phim khiêu dâm một chặp đầu óc bỗng sáng ra đùi. vú và mông có gì lấn cấn nơi câu chữ à phải rồi thơ không đáy tưng bừng chói lọi như gương
18 Tháng Hai 201510:22 SA(Xem: 34763)
Mùa xuân mộng mơ về người yêu đầu Sao không nói với anh về người yêu sau cuối Chợt mắt chiều rất lạ Năm tháng có bao giờ lập lại hôm qua
18 Tháng Hai 201510:16 SA(Xem: 33252)
Ngày ấy mẹ sinh em ra ở làng Hương Hồ bên bờ sông Bạch Yến. Không có con sông nào lặng lờ nước biếc xanh như dòng Bạch Yến, một nhánh của sông Hương tẻ ngang uốn lượn loanh quanh bên làng quê nhỏ nhu mì hiền lành của vùng Hương hồ, tưới mát hết hai triền bờ xanh um, trước khi xuôi về Bao Vinh nhập mình trở lại vào dòng Hương.
18 Tháng Hai 20159:45 SA(Xem: 37945)
Vậy mà đã 40 năm qua đi 1975-2015, với đời người như một cơn gió thoảng, với lịch sử chỉ là một chớp mắt, nhưng lại là một chặng đường rất dài trải nghiệm những tang thương. Thêm một chớp mắt nữa, thế hệ những người cầm bút 1954-1975 đều trở về với cát bụi, một số có thể còn được nhắc tới qua tác phẩm nhưng rồi cũng phải kể tới cuộc sống đầy đoạ và cả những cái chết tức tưởi của họ. Nói tới Văn Học Miền Nam, không thể không có một “cuốn sách trắng/ livre blanc” về thời kỳ đó, một Wikipedia mở, như một “bộ nhớ” cho các thế hệ Việt Nam tương lai.
18 Tháng Hai 20159:32 SA(Xem: 33128)
Anh không về, hèn chi hôm qua, hôm kia, hôm kia kia nữa Con hẻm quen tự dưng nỗi chứng gập ghềnh Bầu trời đêm nay chẳng thắp nổi vì sao Mây cũng giận, khóc oà như trẻ con lạc mẹ
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 30894)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 31851)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30582)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 28870)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.