- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGUYỄN MINH PHÚC VÀ BUỒN CHIA LY

11 Tháng Sáu 20162:23 SA(Xem: 27736)
CHUYEN BAY KHI HOANG HON- internet
Chuyến bay - ảnh Internet


NGƯỜI CÙNG TA UỐNG BUỔI PHÂN KỲ

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

(Thâm Tâm)

 

 

Vẫn biết người rồi xa ta mãi

Chiều vương cay mắt khói quê nhà

 Hiu hắt mây giăng sầu ở lại

Nghe đời vương mấy nhánh mưa xa

 

Người ôm mấy nỗi đời cơm áo

Rượu rót nghiêng bình chưa thấy say

Ta nghe chiều xuống buồn áo nảo

Thả khói cô liêu chạm bóng ngày

 

Đành vậy ta một thời lỡ vận

Vợ con ngồi đợi bữa cơm chiều

Tay xé áo giang hồ mấy bận

Ngùi ngậm bên trời mưa hắt hiu

 

Thôi còn chút rượu bên thềm cũ

Cùng ta thù tạc buổi phân kỳ

Đêm nay ta với người không ngủ

Nhìn bóng ta chìm trong đáy ly…



DÂU BỂ VÔ THƯỜNG

Giấu một trời ảo vọng

Vào trần gian khói sương

Nghe buổi chiều chuông  gióng

Một hồi kinh vô thường

 

Lá vàng rơi chánh điện

Ai thả lời sắc không

Ngày cũng buồn im tiếng

Chạm khói  trời mênh mông

 

Một người ngồi soi bóng

Trên dòng sông lặng thinh

Nghe trong chiều đại mộng

Vọng khẽ tiếng ru tình

 

Gió bên trời vẫn thổi

Như nghìn năm phiêu diêu

Từng hồi kinh sám hối

Gõ đụng chiều hắt hiu…

 

Nguyễn Minh Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 51397)
g iao thức của nỗi buồn trở thành phạm pháp những chiếc vé đi vào lễ hội được mua bằng máu tự dô nhân danh tự do với chiến thắng cuối cùng là cầm tù được tự do
09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 44658)
“Ai cầm gươm sẽ chết vì gươm, ai cầm bút sẽ chết vì bút. Tôi viết kinh sẽ chết vì kinh”. Đặng Thơ Thơ đã viết như vậy trong truyện ngắn “ Đi tìm bản kinh thánh cuối” như một trải nghiệm cần thiết của nhân loại và dân tộc mình.
09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 50833)
Dòng người cúi đầu lặng lẽ đi Về phía ngôi nhà Đại tướng Thắp cho ông một nén hương trầm Không cần tượng đài tạc bằng đá
06 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 53800)
theo tôi đi mây kín trời tháng tám cỏ đồng hoang đang cháy ngọn khô vàng chiều cất bước gió thơm từ cửa biển mưa đêm rồi xô giã biệt ăn năn
01 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 53361)
Lần đầu tiên đọc truyện của Trần Vũ, tôi sốc...Thật vậy, nếu ai đã từng đọc truyện của ông sẽ có cảm giác choáng váng trong ma trận chữ nghĩa của nhà văn. Truyện của Trần Vũ luôn tạo ấn tượng đặc biệt nơi người đọc, đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi trong làng văn.
08 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 53651)
“Kính gửi chị…..Tạp chí Văn đã đình chỉ đã vài tháng rồi nhưng chúng tôi chưa thông báo cho độc giả kịp. Thành thật xin lỗi chị”. Một cảm giác hụt hẩng và bàng hoàng xâm chiếm hồn tôi. Một mất mác vô cùng lớn bỗng làm tôi xốn xang như tôi vừa đánh mất một điều gì quí giá trong cuộc đời mình...
27 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 53223)
T háng 3 năm 75, cái hiền hòa thơ mộng của thành phố Nha Trang đã biến mất. Đà Nẵng đã thất thủ, dân và lính từ Kontum, Pleiku đang ào ạt đổ về thành phố biển. Thành phố bụi bặm và đông nghẹt người di tản với khuôn mặt ngơ ngác lo âu, những chiếc xe M-113 phủ lá cây ngụy trang từ Tây Nguyên ầm ì chạy vào thành phố và ngồi sau những khẩu đại liên là những người lính mệt mỏi đăm chiêu.
15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 54307)
H ọ đang chơi trò “con thỏ” trên chiếc giường rộng 4x4m khi cơn bão Magic vượt qua cửa biển tràn vào thành phố. Thực ra Marilyn không thích mấy tư thế này, nàng thích trò “cưỡi ngựa” hơn...
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 60166)
M i không bầy đàn, mi cũng không phe cánh hẩu Những kẻ khôn ngoan hơn mi đã chết hay gãy cánh từ lâu Những tên áp-phe, mặt rô Những tên lại cái, xăng pha nhớt... tàng ẩn điên loạn chụp giựt từng cơ hội
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 52264)
T ừ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “ Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương.