- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tự Ứng Cử - Một Bước Tiến Dài

25 Tháng Ba 20163:16 CH(Xem: 26995)


DI BAU QH 1946

Ngày 6/1/1946, cử tri bỏ phiếu Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa I




"... chỉ với số người tự ứng cử hiện nay, người dân đã có thể thấy câu ngụy biện xưa nay "Không có đảng CSVN thì lấy ai lãnh đạo, dẫn dắt đất nước!" là điều cực kỳ phi lý. Rõ ràng bên ngoài đảng hiện có rất nhiều người có thể điều hành đất nước hơn xa các quan chức đảng. Và còn quan trọng hơn nữa, chỉ khi nào đất nước được điều hành bởi những người ngoài đảng thì đất nước mới mong đi ngược lại hướng lạc hậu hiện nay; mới thoát ra khỏi thảm trạng cứ mò mẫm đi về hướng CNXH mà không biết nó là gì, ở đâu; để rồi càng ngày càng suy bại và lệ thuộc ngoại bang."

 

 

Những tia hy vọng cuối cùng vào Đại Hội 12 vừa tắt lịm thì tin tức dồn dập nổi lên về mức tụt hậu mới của đất nước. Theo chỉ số thống kê trên nhiều mặt vào đầu năm 2016, Việt Nam nay không chỉ thua Thái Lan, Phi, Mã Lai, Nam Dương, mà còn rớt xuống một tầng thấp mới -- chính thức thua cả Lào và Campuchia. Rất đông người Việt Nam đang túa sang 2 nước này để tìm kiếm "tương lai".

 

Chính vì thế mà việc một số những người có lòng với đất nước, từng tích cực hoạt động xã hội dân sự, tích cực phản đối TQ xâm lược, quyết định ra tự ứng cử vào Quốc Hội, đã như một ly nước lạnh mát cho cơn khát của dân tộc. Đại đa số dân cư mạng lập tức ủng hộ, khen ngợi, khuyến khích, và hân hoan tiếp tay.

 

Tuy nhiên, đó đây vẫn vang lên một vài tiếng nói quan tâm. Các quan tâm này không phải không có lý và có thể  rút về 2 điều lo lắng: (1) Việc tham gia ứng cử có làm loãng đi những kêu gọi tẩy chay màn kịch bi hài "đảng cử dân bầu" hiện nay không? (2) Việc tham gia vào tiến trình bầu bán có vô tình tạo thêm tính chính danh cho cái "cuốc hội công cụ" của đảng CSVN không?

 

Trước hết, có lẽ cần thừa nhận tác động không nhiều của việc tẩy chay bỏ phiếu. Ai cũng biết mọi chế độ độc tài đều dùng công thức: người bỏ phiếu không quan trọng, chỉ cần kẻ đếm phiếu. Nghĩa là dù người dân có bầu hay không và bầu với tỉ số bao nhiêu thì chế độ độc tài vẫn tuyên bố thắng cử gần như tuyệt đối cho các ứng viên của họ. Đó là thực tế của nhiều năm qua mà chẳng ai làm được gì. Trong khi đó, nếu nay có nhiều người dân cố tình ra ứng cử và biết trước Đảng sẽ dùng mọi mánh khóe để gạt họ ra, dân tộc ta sẽ có cả một chồng hồ sơ bằng chứng để cả thế giới thấy trò hề bầu cử tại Việt Nam và nhận chân một sự thật là hệ thống cầm quyền hiện nay KHÔNG đại diện cho dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc bầu cử quốc hội trước, đã có vài trường hợp ứng cử rất can đảm cho mục tiêu vừa nêu, như Ls. Lê Quốc Quân, Ls. Lê Công Định, ... nhưng còn quá hiếm. Lần này sẽ khác!

 

Cũng vậy, việc những người dân vừa có lòng vừa có khả năng ra ứng cử không hề tạo thêm tính chính danh cho "cuốc hội công cụ", mà ngược lại họ cho toàn dân cơ hội so sánh. Trong lúc các đại biểu quốc hội gốc đảng  hiện nay chẳng ai dám đụng đến TQ xâm lược, chẳng ai biết gốc rễ tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hiện nay, chẳng ai dám chỉ ra nguồn gốc các tệ nạn xã hội hiện nay chứ chưa nói gì đến giải pháp, ... thì từng ứng viên ngoài đảng đã công bố ý hướng, hoài bão, và chương trình hành động của mình. Họ không phải là những người hứa hão nhưng đã thực sự là những người biểu tình chống TQ dù phải bước đi một mình tại một quốc gia Đông Nam Á xa lạ; Họ biết rõ cách thức kiện TQ trước tòa quốc tế và sẵn sàng làm điều đó khi có vai trò đại diện quốc gia; Họ đã từng là các nhà nghiên cứu cấp quốc gia và làm kinh tế rất thành công; Họ là những người từng đi băng bó xã hội, từng đi giúp những người cùng khổ tìm công lý.

Tóm lại, chỉ với số người tự ứng cử hiện nay, người dân đã có thể thấy câu ngụy biện xưa nay "Không có đảng CSVN thì lấy ai lãnh đạo, dẫn dắt đất nước!" là điều cực kỳ phi lý. Rõ ràng bên ngoài đảng hiện có rất nhiều người có thể điều hành đất nước hơn xa các quan chức đảng. Và còn quan trọng hơn nữa, chỉ khi nào đất nước được điều hành bởi những người ngoài đảng thì đất nước mới mong đi ngược lại hướng lạc hậu hiện nay; mới thoát ra khỏi thảm trạng cứ mò mẫm đi về hướng CNXH mà không biết nó là gì, ở đâu; để rồi càng ngày càng suy bại và lệ thuộc ngoại bang.

 

Việc các nhà hoạt động xã hội dân sự ra ứng cử quốc hội còn đánh dấu một bước tiến lớn trong nhận thức về tiến trình đấu tranh chung cho tương lai đất nước. Rõ ràng mọi nỗ lực tạo đổi thay tích cực cho xã hội, nếu muốn bền vững và không dựa vào từ tâm của vài cá nhân đang nắm quyền, thì các đổi thay đó phải được LUẬT HÓA và phải có một hệ thống công quyền bị ràng buộc thi hành luật pháp. Nếu không đạt được 2 điều kiện nền tảng đó, các nỗ lực của xã hội dân sự, dù có thành công, chỉ mang tính giai đoạn, chóng tan biến. Nói cách khác, mọi con đường tạo đổi thay tích cực và lâu bền cho toàn xã hội, sớm muộn gì, cũng đều dẫn đến các nỗ lực mang tính chính trị và tiến vào đấu trường chính trị.

 

Thực tế đó dẫn đến nhu cầu nhận thức lại về vai trò của các đảng phái chính trị. Thử nhìn rộng ra các nước dân chủ trên thế giới, người ta có thể thấy các đảng phái chính trị ra đời không nhất thiết chỉ vì thèm khát và muốn giành cho được cái ghế cai trị cao nhất để hưởng độc quyền độc lợi cho mình. Cách nhìn đó quá hạn hẹp và chỉ phản chiếu hoàn cảnh sống quá lâu trong tình trạng độc đảng bất thường tại Việt Nam. Phần lớn người dân Việt chỉ có một nền tảng để phóng chiếu là đảng CSVN và cách hành xử của họ.

 

Thật ra, các đảng phái chính trị tại các nước khác có nhiều vị trí và đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ dám đứng ra gồng gánh đất nước trong những ngày tháng vừa phôi thai ra đời như các đảng chính trị tại Israel, Singapore; hay trong những giai đoạn thập tử nhất sinh như các đảng chính trị tại Âu Châu trong thế chiến 2. Có những đảng chính trị chỉ muốn tạo thay đổi bền vững về một lãnh vực mà họ cho là cực kỳ hệ trọng nhưng các đảng xanh, chuyên tranh đấu cho môi sinh, tại Âu Châu. Có những đảng chính trị chấp nhận nhiều hy sinh chỉ vì muốn đưa đất nước ra khỏi tình trạng ngập tràn bất công và thù hận như đảng của ông Nelson Mandela tại Nam Phi; ra khỏi tình trạng tụt hậu, chia rẽ chủng tộc, và lệ thuộc ngoại bang như đảng của bà Aung San Suu Ki .

 

Do đó, đã đến lúc cần nhìn đúng đắn rằng đảng phái chính trị đơn thuần là những nhóm hoạt động có tổ chức hữu hiệu trong môi trường chính trị. Có đảng xấu xa, ác độc, xử dụng đất nước như bệ ngồi, nhưng cũng có đảng rất lý tưởng, vị tha, và trung thành với dân tộc. Không nên gộp chung tất cả đảng phái chính trị thành một loại ...

 

Với các định nghĩa rút từ thực tế nêu trên, khó có ai còn làm cái việc vô lý là tự vạch lằn ranh giữa các nhóm hoạt động XHDS với các nhóm vận động dân chủ, vận động thay đổi guồng máy cầm quyền. Sự phân vùng ấy vừa là hành động tự trói tay chân vốn còn rất yếu của mình, vừa rơi vào cái bẫy phân hóa tinh vi của chế độ độc tài.

 

Năm 2016 quả là năm sôi nổi ngay từ những ngày đầu. Nếu Đại Hội XII vừa đánh dấu một bước thụt lùi lớn của đảng CSVN, thì việc xuất hiện hàng loạt các ứng viên bên ngoài tầm tay của đảng lại đánh dấu một bước tiến rất lớn, mang tính bộc phá, trong nỗ lực cứu lấy đất nước của dân tộc Việt.

Vũ Thạch
Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Tư 20167:27 SA
Khách
Quá chuẩn!Chỉ có dân chủ thực sự và biết lắng nghe nguyện vọng chính đáng của dân thì tham nhũng mới bị đẩy lùi đất nước mới phát triển!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Năm 20153:44 CH(Xem: 36845)
Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập. Những tưởng hành động này là "đòn giáng mạnh" vào các hội viên của Văn đoàn độc lập, tuy nhiên nó đã gây một hiệu ứng ngược khi hàng loạt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn VN (DL)
13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30895)
Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời.
13 Tháng Năm 20154:31 SA(Xem: 31173)
Qua tháng tư rồi Anh có trở về ngày bình thường Như đi bác sĩ, làm tình và các thứ Mình lại hẹn nhau mùa điên năm sau
13 Tháng Năm 20154:22 SA(Xem: 30675)
LTS:Cận cái chết, nhìn cái chết ... một tâm trạng đau buồn, ray rứt. Những ra đi vĩnh viễn, mất mát và bấu víu vào mất mát. Nuối tiếc. Trịnh Duy Kỳ đến với Hợp Lưu lần đầu với 28,5 với những cái trên. Xin giới thiệu đến độc giả.
13 Tháng Năm 20154:18 SA(Xem: 31828)
Mấy tay bạn trai của Nga nhiều lúc cũng âm mưu, đưa Nga vào những chỗ nhạy cảm, rồi đòi hỏi này nọ, nhưng Nga cương quyết từ chối. Không phải là Nga không thèm muốn. Thì thịt da ai chả là người. Nhiều lúc ở bên các chàng chuyện trò tâm sự. Rồi chân tay đụng chạm, ôm ấp hôn hít, cũng rực hết người lên. Những muốn mặc kệ cái sự đời…
13 Tháng Năm 20154:12 SA(Xem: 32496)
Tin nhắn chú Tư e không qua khỏi đêm nay làm Nhiên đờ đẫn. Nhiên đóng cửa phòng mạch, chạy chẳng kịp chào ai. Đường vào nhà chú ngoằn nghèo rắc rối tựa ma trận. Sau rốt Nhiên vẫn đến được theo quán tính. Sự âm u lạnh lẽo cô buồn bàng bạc khắp nhà. Một vùng cấm mấy chục năm nay không hề có bóng đàn bà. Chú cấm tiệt. Cấm luôn thằng con trai duy nhất, không được có bạn gái.
13 Tháng Năm 20154:03 SA(Xem: 33574)
Không ngủ được. là khi không được ngủ Mở hai mắt ngó chằm chặm quanh mình Ngủ không được có vì tờ mộng rách Dạ thưa nường đồi núi chợt rung rinh
13 Tháng Năm 20153:58 SA(Xem: 30502)
Tháng tư đá dựng mờ sương khói Những chiến trường xưa đất bạc màu Anh hùng rót mật tràn gan phổi Đồng đội dồn lên đỏ chiến hào
13 Tháng Năm 20153:53 SA(Xem: 31219)
Đám đông đã chia thành hai phe và tranh cãi rất quyết liệt. Cuộc tranh cãi có khi đổ máu đã kéo dài suốt 40 năm. Sự tranh cãi ấy bắt đầu từ những thứ tài sản cướp được của những người chạy trốn. Đôi lúc, qua những khe cửa rất nhỏ từ xa, có những ánh mắt nhìn về phía họ mà sợ hãi. “Lạy trời, lạy thánh, cho chúng ôm hết về mà im tiếng ngay đi”. Đó là bọn đĩ điếm và quân ăn cướp.
13 Tháng Năm 20153:43 SA(Xem: 32048)
Từ nhà tạm cư ở Merang, Trăng-ga-nu, đúng chữ là Terrenganu, Cao Ủy đã đưa 38 người của tàu SS0682 nhập trại Bidong, chỉ riêng anh Huân bị đứt một lóng tay và Bố ói ra máu đòi vào nhà thương nên Cao ủy bảo ở lại đất liền. Chớp mắt Ngà thành thông dịch viên đi theo vì dường như đó là điều hợp lý (!) và làm cho người đi kẻ ở được an tâm.