- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đại Gia Và Người Đẹp

09 Tháng Tư 20152:34 SA(Xem: 34510)

 

ChanDai-bw

 

       Đồng đại gia hôm nay đón người đẹp Ma ri Siu đi chơi.

       Đồng đại gia, chủ một doanh nghiệp lớn, nhà to xe đẹp.

       Ma ri Siu là người đẹp từng đạt giải siêu mẫu liên lục địa Á-Âu-Phi.

Kể như thế là xứng. Nếu cụ Nam Cao còn sống, cụ sẽ bình là đôi lứa xứng đôi. Ở nước Việt mình bây giờ, đại gia và người đẹp chân dài luôn là một cặp phạm trù gắn bó hữu cơ. Không phân biệt đâu là chủ thể, đâu là khách thể. Thậm chí, có tay nhà thơ còn viết như thế này: Đừng trách tạo hóa ngu đần/ chê chân vịt ngắn khen chân hạc dài/ chân dài là của đại gia/ bụng to chân ngắn mới là vợ anh.* Ý nói chân dài là phải đi với đại gia mới xứng. Thế mới biết thơ ca tiếng Việt rất phức tạp. Và các nhà thơ thì luôn thâm nho bóng bảy. Cứ nói luôn cho nhanh là không có tiền thì đừng mơ đến người đẹp chân dài. Lại còn bày đặt ra nói vịt nói hạc. Lắm chuyện.

        Đồng đại gia vốn không có ý định tậu một em chân dài làm gì. Vì đại gia bảo nuôi cái đám ấy rất lục tốn. Ở nhà, đại gia có chính thất cũng còn khá ngon. Trên bước đường lập nghiệp, đại gia cũng đã lập thêm vài phòng nhỏ. Ngoài ra, đại gia còn tuyển một số em son trẻ, lập hẳn phòng thư ký. Các em phòng này kiêm trợ lý, kiêm thêm vài việc không có tên trong danh mục công việc do Bộ lao động nhà nước ta ban hành. Cái đó cũng không sao, vì không có danh mục thì đại gia vẫn trả thù lao hậu hĩnh và đầy đủ. Đồng đại gia vẫn âm thầm tự đắc mình là thằng biết ăn biết chơi. Rau sạch, gà nhà, vừa rẻ vừa ngon.

         Bởi vì tuy gia sản khổng lồ, nhưng Đồng đại gia rất xót tiền. Có lẽ do xuất thân nghèo khó. Hoặc giả là do cái cách kiếm tiền của Đồng đại gia cũng lặn lội vất vả sớm hôm chầu chực, chứ không được nhàn hạ, ngồi phòng lạnh, rê rê ngòi bút ký tá trên các dự án rồi đợi tiền về như các đại nhân.

        Trong giới làm ăn với nhau, Đồng vẫn nổi tiếng là chặt chẽ. Có thể gọi là ki bo. Mấy thằng bạn học phổ thông cũ còn gọi Đồng là gơ- răng- đê. Đồng cũng không quan tâm. Đồng vốn cũng không ưa văn học Pháp. Nhưng mấy thằng nay đi xe Lexus, mai đi Mẹc đến ăn sáng ở cà phê Paradis gần nhà hát lớn cùng với một em chân dài hơn hạc, vẫn coi Đồng đại gia là đồ nhà quê, chân đất mắt toét. Có tiền mà không biết hưởng thụ cái sự sướng là gì. Chuyện ấy đến tai Đồng đại gia, thấy cũng bực. Có dịp cũng phải đập vào mặt bọn ấy cho chúng biết thế nào là chất chơi.

        Thật ra thì Đồng đại gia xuất thân là dân quê chính gốc.

Đồng vốn sinh ra và lớn lên ở một làng ven đô. Cái làng này chỉ cách bờ Hồ có ba mươi cây số. Nhưng thời chưa xa vẫn là một cái nơi hết sức cố đỉn. Tức là rất lạc hậu. Dân làng ấy bị gọi là âm lịch. Thậm chí, cả làng vẫn còn dùng nước ao. Ăn nước ao. Uống nước ao. Tắm nước ao. Giặt nước ao. Có khi rửa đít, cũng nước ao nốt. Thế nhưng bản chất là một đứa trẻ thông minh nên Đồng đại gia sớm biết mình phải vượt qua luỹ tre làng. Đồng ra thành phố kiếm ăn.

        Thủa đầu lập nghiệp, Đồng đại gia làm đủ nghề. Chè chai đồng nát. Buôn gian bán lận. Thậm chí là móc cống. Thế nhưng giời sinh ra Đồng có trí hơn người, nên kể cả móc cống, Đồng cũng móc giỏi hơn hẳn bọn xung quanh. Rồi Đồng chắt bóp được một số. Đồng đi đánh hàng lậu ở biên giới về. Lãi to. Đồng bỏ tiền mua những mảnh đất giấy tờ không được hợp pháp lắm ở thành phố, làm nhà, đem bán. Gặp cơn sốt, đất đai nhà cửa tăng giá như tên lửa, thế là thắng lớn. Rồi Đồng đem só vốn kiếm được tiếp tục đầu tư kiểu gấp thếp. Giời cho Đồng thắng đậm. Trên bước đường làm ăn, Đồng gặp được một đaị nhân. May làm sao đại nhân này lại là đồng hương mà lại khoái Đồng. Thế là hai bên kết tình huynh đệ môi răng. Rất hay. Đại nhân huynh lên chức lớn, chỉ cho đệ mấy vụ có “tầm nhìn chiến lược”. Chỗ nào là sắp quy hoạch đường sá, đô thị mới. Chỗ nào là sắp giải toả đền bù. Đồng vung tiền mua rẻ bán đắt. Mua đất đai từ lúc nó là bờ bụi xó xỉnh, mảnh sành mảnh chĩnh. Bán lúc nó là vàng trắng, kim cương. Bảo sao không thắng đậm. Rất đậm. Tiền nhiều. Rất nhiều. Đồng thành đại gia.

       Tất nhiên là huynh đại nhân của Đồng vẫn là đại nhân. Thậm chí đại đại nhân. Vì nhân rất trong, trong veo. Bản kê khai thu nhập, tài sản của nhân hàng năm nộp cho tổ chức, sạch tinh. Làm gì chả sạch, mọi việc đã có Đồng đại gia lo. Nhà cửa mua chỗ nào cho kín đáo. Tiền nong tiêu không hết thì đầu tư vào đâu cho chắc ăn. Con cái của đại nhân cũng một tay Đồng đại gia lo gửi sang mấy trường Mỹ quốc học hành mới xứng tầm du học. Mấy cái vụ tiền nong nhà cửa nước trong nước ngoài, để em lo chứ huynh dính dáng làm gì cho mệt óc, mỏi tay- Đồng đại gia bảo huynh vậy. Thì tất nhiên là vậy, đại nhân giờ chức cao vọng trọng, thiên hạ trông cả vào. Vả lại đại nhân lo việc lớn, tầm cao vĩ mô, rất ít thời giờ. Dạo này cũng ít gặp Đồng đại gia để bù khú như xưa. Thỉnh thoảng có gặp, chỉ cho đàn em vài lời khuyên quý báu. Ví như hôm gặp ở buổi phát động chạy vì cụ rùa, huynh đại nhân bảo, chú bây giờ thuộc hàng tai mắt (hay là tai mặt nhỉ? cái này Đồng đại gia hơi thắc mắc, vẫn định bụng có dịp sẽ hỏi lại cho rõ) nên làm vài cái gọi là công tác xã hội, từ thiện để tạo hình ảnh doanh nghiệp vì cộng đồng. Đồng đại gia bèn sai kế toán xuất tiền, làm một cái quỹ từ thiện hỗ trợ trẻ em thiệt thòi và một quỹ gọi là khuyến học khuyến tài. Lại sai bọn phòng tổng hợp liên hệ với một công ty tổ chức sự kiện, PR cho hoành tráng, xứng tầm đại gia.

        Nguồn cơn cho cái việc gặp em Ma ri Siu là đây.

       Vì em Ma ri Siu là người mẫu sáng giá nhất thuộc quyền quản lý của công ty tổ chức sự kiện ADZ.

       Hôm gặp mặt để bàn bạc chiến lược làm việc giữa hai bên, tay giám đốc công ty ADZ dắt em Ma ri Siu đi cùng.

       Em Siu nhà trong ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên. Ở nhà bố mẹ gọi là Xíu, vì bé xíu như cái kẹo. Thế mà không biết sao lớn lên em vừa xinh vừa dài chân ra. Em đi làm người mẫu nên lấy nghệ danh Ma ri Siu cho gợi.

       Đồng đại gia chưa bao giờ được gặp một em long lanh thế. Tưởng tiên giáng thế. Đời doanh nhân của Đồng đại gia, kể đã hưởng nhiều của ngon gái đẹp, mà trường hợp này chưa từng gặp. Đẹp choáng váng. Làm vài ly rượu, hồn vía Đồng đại gia bay hết cả vào mấy chỗ em Ma ri Siu đang trình bày làm mẫu.

      Tay giám đốc ADZ biết ý. Hôm sau gọi cho Đồng đại gia, gợi, nếu muốn thì gọi điện cho em Ma ri Siu nói thế này, thế này… Và làm như thế, như thế…Hắn bảo Đồng, phàm cái gì đã đem ra trình bày với thiên hạ thì là để đem bán. Vấn đề là bán cho ai. Ai là người có khả năng mua được. Đồng đại gia sẵn tiền. Tiên còn mua được, há gì em Ma ri Siu?

        Thế nên sáng nay Đồng đại gia đón Ma ri Siu bằng xe Mẹc S750 đi ăn sáng ở Paradis, rồi thong thả đưa sang Gucci, bên kia quảng trường nhà hát lớn mua quà. Sau đó sẽ là màn giao lưu trong Metropol. Trình tự là vậy.

       Em Ma ri Siu tươi như hoa, cặp tay Đồng đại gia vào cửa hàng. Bọn nhân viên chạy ra như tên bắn, cúi rạp mình đón đôi khách VIP.

       Em ngắm nghía, rồi ỏn ẻn chỉ một số thứ. Cái túi nữ hoàng 45000 USD, cái ví mươi ngàn, cái dây lưng hai ngàn…

       Đồng đại gia toát mồ hôi khi nhẩm nhanh trong đầu bằng bộ óc điện tử.

       Đồng đại gia bảo Ma ri Siu cứ đi xem thêm vài thứ, còn mình vào toa lét. Đại gia luồn ra lối cửa sau chỗ phố Cổ Tân, gọi lái xe đón đi thẳng. Đại gia ngồi trên xe Mẹc S750 rồi lẩm bẩm, mẹ kiếp nó có bằng vàng thì cũng hai trên một dưới. Một đống tiền đổ vào cái chỗ đấy, hoạ có bị điên.

       Đồng đại gia gọi điện cho em Ma ri Siu: “ Này em, đừng chơi cái trò con ngỗng với anh nhé. Em có giá hai tờ xanh một nháy. Cả đêm là hai ngàn. Đồng ý thì anh cho lái xe đến đón sang Gia Lâm. Chấm hết”. Tiện máy, đại gia gọi ngay cho em kế toán trưởng công ty, hỏi đã rút tiền từ cái quỹ từ thiện về chưa, biểu diễn thế đủ rồi. “ Dạ, thưa anh em đã rút hết về rồi. Em cũng rút luôn tiền ở cái quỹ khuyến học về rồi ạ” “ OK. Trưa nay em ở lại văn phòng, làm ngoài giờ với anh nhé. Mấy tuần nay không tranh thủ được với em cái nào, thèm quá”

        Khổ thân Ma ri Siu, hôm ấy bị bọn nhân viên cửa hàng Gucci chửi cho một trận nát mặt. Chả giống gì cái lúc đón vào. Nàng tưởng còn phải cuốc bộ về nhà. May trong ví còn mấy chục ngàn đủ đi tắc xi về ngõ Thổ Quan.


Trần Thanh Cảnh
03/2015


*Thơ Bảo Sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 82166)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 88053)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84632)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 117596)
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình. Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật tự.
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 107903)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 108600)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 112396)
B iển tràn vào thành phố dải Phù Tang mặn chát lệ mùa khô ... Họ đã chết nhưng những nhành hoa Anh Đào vẫn thăng hoa nỗi khốn khó trước ngọn Phú Sĩ
20 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 100084)
T ôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu...
19 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90307)
. . Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào to tát: thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư”trao gởi người thân, bạn bè, những kẻ đồng hành biết, và sẽ quen.” . . .
17 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 72408)
C húng tôi tiếp đón những người khách đầu tiên của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn, với niềm hân hoan xen lẫn xúc động. Tưởng rằng sẽ rất bỡ ngỡ và khó khăn khi phỏng vấn một người lạ về những gì rất riêng tư, thế nhưng mọi việc đã trôi qua thật êm đềm, nỗi thương đau cũng như niềm hạnh phúc của từng người đã được chia sớt trong ân cần và thương cảm.