- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hồng Kông khác gì Việt Nam?

06 Tháng Mười 20146:30 CH(Xem: 30536)

Radio-CTM
Hà Sĩ Phu: Hồng Kông khác gì Việt Nam?

RadioCTM - Trần Quang Thành

Từ hơn 10 ngày qua cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên Hồng Kông đã là điểm nóng làm lu mờ những biến sự khác trên thế giới. Đối với người VN thì những diễn biến ở Hồng Kông lại càng đáng chú ý, không chỉ vì địa dư gần gũi, mà vì có cùng khát vọng dân chủ và cùng mục tiêu đấu tranh chống chế độ độc tài. Từ đó cũng có nhiều trao đổi tin tức, bình luận và so sánh nhiều khía cạnh trong cuộc đấu tranh chưa bao giờ có cơ hội khởi sắc của người Việt Nam với cuộc đấu tranh của dân chúng Hồng Kông hiện nay. Trong cuộc trao đổi sau đây với nhà báo Trần Quang Thành, tiến sĩ Hà Sĩ Phu sẽ đưa ra cái nhìn của một nhà trí thức đấu tranh về những điều vừa kể. Mời quý vị cùng nghe.


Trần Quang Thanh:
Thưa TS Hà Sĩ Phu, tại Hồng Kông sinh viên đang có cuộc biểu tình rất rộng lớn và mạnh mẽ, không chỉ một hai ngày mà đã kéo đến tuần thứ hai biểu thị tinh thần kiên trì đấu tranh cho tự do dân chủ của Hồng Kông được phát triển, không bị chính quyền Bắc Kinh tước đoạt. Ông có ý kiến bình luận gì vê cuộc biểu tinh của sinh viên Hồng Kông thưa ông?

Hà Sĩ Phu: Cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên Hồng Kông được cả thế giới chăm chú theo rõi và ủng hộ nên đã có nhiều bài bình luận, trong đó nhiều bài có giá trị, xin không lặp lại. Tôi chỉ bổ sung một ý kiến bình luận, hỏi rằng trong cuộc đọ sức giữa một Hồng Kông dân chủ nhỏ bé so với toàn Hoa lục Cộng sản vô cùng rộng lớn thì cuối cùng “Ai sợ ai, ai thắng ai, ai sẽ đào mồ chôn ai? “.

Trần Quang Thanh: Vâng, xin ông cho lời bình luận về cuộc đối đầu tưởng như rất không cân sức này.


Hà Sĩ Phu:
Vâng quả là không cân sức, khi chỉ một số người của một thành phố mấy triệu dân biểu tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống lĩnh gần 1 tỷ rưỡi người thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối chứng với “núi đá” là bóng đêm. Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. Bóng đêm ắt phải sợ ánh sáng. Cộng sản đi theo một chủ thuyết ảo tưởng dẫn đến kết quả bi đát nhưng lại tuyên truyền là duy nhất khoa học, là dân chủ gấp triệu lần, là thiên đường hạnh phúc. E sợ nhân dân nhìn thấy một xã hội đối chứng để so sánh mà lật tẩy sự dối trá, nên mọi chế độ cộng sản đều phải bưng bít xã hội sau bức màn sắt. Nhưng bức màn sắt bưng bít cứ bị phá vỡ, chẳng những vì sức mạnh không gì cản nổi của kỷ nguyên thông tin mà còn vì chính chế độ CS rất cần phải mở cửa để cứu vãn sự ngưng trệ và đói kém của chế độ, không mở cửa thì không tồn tại được. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế CS. Trung Quốc vừa muốn áp đặt Cộng sản lên Hồng Kông nhưng lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ.

Hồng Kông, tô giới của Anh được trao về Trung Quốc với quy chế “một quốc gia 2 chế độ” chính là nơi mà mâu thuẫn ấy được hội tụ, tập trung ở đỉnh cao, nên sự đụng độ trực tiếp và ngoạn mục là điều dễ hiểu.

Trước mắt thì Hồng Kông là một điểm sáng nhỏ bé nhưng tương lai sẽ thuộc về điểm sáng đó, rồi đây toàn bộ Hoa lục khổng lồ phải tiến theo điểm sáng ấy thôi.

Ở Việt Nam năm 1975 sau khi thống nhất cũng đã có viễn kiến muốn giữ VN thành một quốc gia 2 chế độ: Cả nước thống nhất về quân sự và ngoại giao nhưng miền Nam hoặc riêng Sài Gòn vẫn độc lập về kinh tế, văn hóa, dân sự. Nếu viễn kiến đó được thực hiện thì đất nước đâu có đến nỗi khốn đốn và tanh bành như bây giờ? Nếu chế độ CS không quá sợ đối chứng Tư bản, biết hòa thuận ôm trong lòng mình một vùng tư bản thì trước mắt việc tự cứu đã tốt hơn nhiều. Song dù “tự cứu” gì thì về lâu dài một chế độ phản tiến hóa trước sau cũng bị đào thải, những đặc khu tư bản sẽ thúc đẩy sự cáo chung CS diễn ra nhanh hơn và êm đềm hơn. Chủ nghĩa CS tự hào mình (tức giai cấp Vô sản) là tương lai của nhân loại, mình là kẻ “đào mồ chôn” chủ nghĩa Tư Bản nhưng thực tế vị trí ấy bị đảo ngược, mà ngược đời là chế độ CS phải tự tìm đến chủ nghĩa Tư bản để cứu vãn nhưng cũng tức là tự tìm đến kẻ sẽ “đào mồ chôn” mình.

Trước mắt, chưa biết cuộc biểu tình ở Hồng Kông thắng lợi được đến đâu, chắc cũng không có thắng lợi gì to lớn lắm đâu, nhưng tương lai rồi “ai phải sợ ai, ai sẽ thắng ai” ấy mới là kết luận cuối cùng. Chủ nghĩa Tư bản sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng gọi tên thế thôi, cái gọi là chủ nghĩa Tư bản chẳng qua là thế giới văn minh tự nhiên của loài người!

Trần Quang Thành: Thưa TS Hà Sĩ Phu, trước đây ở cả 3 miền Nam Trung Bắc đều có những cuộc biểu tình lớn của sinh viên đòi tự do, dân chủ. Nhưng nay hầu như các cuộc biểu tình lớn ấy vắng bóng, số cuộc biểu tình cũng như lực lượng biểu tình chỉ còn rất thưa thớt, ít ỏi. Ông hiểu sao về hiện tượng này?


Hà Sĩ Phu
: Vâng, nước ta ngay thời Pháp thuộc, ta là dân nô lệ mà đám tang cụ Phan châu Trinh đông đến hai chục nghìn người. Trong lòng chế độ miền Nam trước đây cũng không thiếu những cuộc biểu tình lớn chống chế độ. Nhìn rộng ra thế giới thì càng rõ nữa, nhiều cuộc biểu tình hàng vạn người dẫn đến sự thay đổi chế độ.

Nước ta bây giờ mâu thuẫn xã hội rất nhiều, ý đảng với lòng dân khác biệt, bao nhiêu điều cần yêu cầu thay đổi mà khó khăn lắm mới có một cuộc biểu tình vài chục người, vài trăm người, đi suốt buổi quanh hồ Hoàn Kiếm chẳng thêm được người nào. Tại sao vậy?

Những chế độ dù độc tài tồi tệ nhất cũng thường còn chừa lại một mặt bằng dân chủ tối thiểu, một số quyền tối thiểu cho người dân để khi cần người dân có thể nói lên tiếng nói của mình, nguyện vọng của mình. Nhưng cộng sản là độc tài toàn trị, dù họ cứ nhân danh nhân dân, nói tất cả mọi quyền thuộc về nhân dân, nhưng thực tế thì nhân dân bị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất. Người biểu tình và gia đình bị đe dọa cả về vật chất lẫn tinh thần. Toàn bộ nhận thức, tâm tư tình cảm đều phải theo khuôn mẫu chuyên chính vô sản của đảng, người dân không dám bộc lộ chính kiến của mình. Nói riêng trong lĩnh vực học sinh-sinh viên thì sự giám sát trói buộc càng chặt chẽ hơn vì ĐCS thừa biết tuổi trẻ học đường chính là lực lượng trẻ ưu tú, nhạy cảm, là ngòi nổ của mọi cuộc đấu tranh.

Giới trẻ Hồng Kông được thừa hưởng một tài sản dân chủ rất căn bản trong khi ở Việt Nam cái nền dân chủ mà những “thế hệ vàng” ngày trước bắt đầu được thừa hưởng, được giải phóng cá nhân, đã xuất hiện được những trí thức lớn, nhà yêu nước lớn, thì sau mấy chục năm cộng sản cai trị đã bị bào mòn và cày sới đến “mất gốc hoàn toàn” như ông Dương Trung Quốc đã công nhận. Mong có một cuộc biểu tình 1-2 nghìn người đã là khó khăn lắm. Vậy tình trạng đối với thế hệ trẻ tiến bộ VN bây giờ là khó khăn gắp nhiều lần, khi so sánh phong trào dân chủ Việt Nam so với tuổi trẻ Hồng Kông xin đừng quên điều đó.

RADIO CHÂN TRỜI MỚI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 110584)
K hi ra toà, thằng Hoàng đòi con Quyên bồi thường... Bồi thường vì đã lấy con Quyên, ... Thằng Hoàng bảo với quan toà: Tôi đã lấy phải một con điếm, nên tôi phải được bồi thường. Toà đang không biết nói sao thì con Quyên đã đứng dậy: “Thưa toà, tôi có là con đĩ tôi mới lấy nó”...
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 100789)
Q uyển sách The Trial", "The Castle" và "Amerika" của Kafka đã được xuất bản sau cái chết của ông vào năm 1924, khi Brod, cũng là người viết tiểu sử cho ông Kafka, đã làm ngơ và bác bỏ ý muốn trước khi chết của nhà văn người Do Thái nói tiếng Đức phải đốt hết những công việc chưa xuất bản của ông.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 101963)
Tin New York – Newsweek hôm 18/10/2012 thông báo cuối năm nay họ sẽ chấm dứt báo in sau 80 năm hoạt động và sẽ chuyển sang báo kỹ thuật số để đương đầu với tình hình kinh doanh báo chí ngày càng khó khăn.
04 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 104595)
Ông Kissinger chỉ trích ngôn ngữ vô cùng đáng trách về Trung Quốc mà cả 2 ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến dịch vận động của mình. Ông nói rằng luận điệu này không có gì mới trong các chiến dịch vận động tại Hoa Kỳ
04 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 102521)
T in Denver – Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc tranh luận của cuộc bầu cử năm 2012. Trọng tâm cuộc tranh luận là kinh tế, chăm sóc y tế và vai trò của chính phủ Hoa Kỳ trong đời sống hàng ngày của người dân.
02 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 99273)
N hà Thơ Nguyễn Chí Thiện đã ra đi lúc 7 Giờ 17 Phút sáng Ngày 2 Tháng 10 năm 2012 tức 17 Tháng 8 Năm Nhân Thìn tại nhà thương Western Medical Center, Santa Ana, California do những di căn và biến chứng của bệnh hoạn mắc phải trong thời gian dài 27 năm hơn nơi ngục tù tại Việt Nam, hưởng thọ 73 tuổi.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 107777)
T HƯ CẢM TẠ. Kính gửi Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.Thưa Trung tá,Lời đầu tiên, cho phép tôi được tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc đến Trung tá, người đã vinh danh tôi với hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước và nước ngoài trong ngày hôm qua, 24 tháng Chín năm 2012. Xin Trung tá cho tôi được tự giới thiệu...
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 99668)
T ổng Thống Obama nói rằng ông lên án nội dung cuốn phim chống Hồi giáo đó và ông tin rằng tương lai không thể thuộc vào những người lăng mạ Tiên Tri Mohammed của Đạo Hồi, nhưng những người lên án sự báng bổ ấy cũng phải lên án sự thù hận qua hình ảnh của Chúa Jesus cũng đã bị báng bổ, nhà thờ bị hủy hoại và di sản của diệt chủng Holocaust bị phủ nhận... Ông nói tự do ngôn luận có nghĩa là ông có thể lên án nhưng không cấm cuốn video đó. Tổng Thống Obama nhấn mạnh rằng hàng ngày, tại nước Mỹ, dù là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội người ta gọi ông bằng đủ mọi từ ngữ xấu xa, nhưng ông luôn luôn vẫn bảo vệ cái quyền đó của họ...
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 95049)
T in Sydney: Một cuộc triển lãm nghệ thuật đặt tầm quan trọng của ánh sáng cho người khiếm thị đã được thực hiện tại Sydney.Cuộc triển lãm với tựa đề cBraille, đã được mở cửa vào tuần trước, trình bày 16 tiết mục về ánh sáng và sự mù lòa.
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 99201)
G iọng nói của người con gái ấy, một giọng thật nhẹ nhàng nghe như gió thoảng ngang tai. "Ngày mai anh đến?" nghe sao như một câu tự trấn an thay vì là một câu hỏi. Tự nhiên tôi muốn gặp lại nàng. Nếu cô gái ở xóm nhà trên đường số Tám...