- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VẾT THƯƠNG ĐI QUA BÓNG TỐI

25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33581)

rung-2013-caylahoathan-content

 Cây Lá Hóa Thân - tranh Rừng


 

mặt nạ 1


Ta đã đi ngang qua nhiều biển

vẫy vùng suýt chết

thằng đàn ông nhìn em ánh mắt màu mật ngọt

giấu sau bản tình ca chiếc mặt nạ

sau khi vẽ lên bầu trời vòng tròn của khói

 

người đàn ông yêu người đàn bà

sao phải mang mặt nạ?

chỉ một lần trong mưa

mặt nạ người tan rã

- em muốn ta mang mặt nạ đi đâu?

- ra khỏi xứ sở người buồn tẻ

- không ai yêu mình cả

- biển như là mặt nạ đang bơi

 

ta mang về chiếc mặt người

hồi ức ngày xa biển


lặng im

gõ và gõ

một ngón tay

lúc lắc chùm chìa khoá

sau đó chùi giọt nước mắt

đang lăn

 

có một chiếc mặt nạ đang cố giữ thăng bằng

 

Lê Vĩnh Tài



mặt nạ 2



Không phải dấu chân địa đàng

sáng nay có người ra khỏi nhà rất sớm

vì có người thức dậy sớm hơn

mang chiếc mặt nạ [buồn]

như khói…

 

mặt nạ

 

chữ m

chữ ă

chữ t

 

chữ n

chữ a

 

không sắc không huyền không dấu

những ngôn ngữ co dãn

như chú cá đang bơi

những ngôn ngữ chim trời

đang bay trên đầu lưỡi

 

anh muốn cắt ghép năm chữ cái từ m-ặ-t-n-ạ

làm năm bài thơ

dịu dàng mệt mỏi

nhưng con chữ duy nhất này

nó làm anh đánh vần không thành mặt nạ

anh đánh vần thành chữ mất nhau

có điều gì tan rã

có ngày gì chia xa

một con ngựa cứ phi đến

khi gục ngã

nỗi [buồn] mang gương mặt em

thành mặt nạ thời gian mệt mỏi

từng đêm từng đêm

mặt nạ [buồn] không ngủ với cơn mơ

chỉ một giọt rượu này

mặt nạ ơi say quá

nguyệch ngoạc những tấm bích chương

vẽ lên tường

mắt em ngày cung An Định

mặt nạ này

mặt nạ

hai mắt em là mặt trời

chùi vội

 

mặt nạ cười

mặt nạ

anh đớn đau những lời không nói

tuôn qua cổ họng như một tràng đạn

những câu thơ anh đọc cho em

quyền được rơi mặt nạ


Lê Vĩnh Tài

 

Ngang qua festival thơ, 2008

 tặng Phạm Nguyên Tường

 

Phải chịu đựng, chịu đựng, chịu đựng

những câu thơ này, những ngày tháng này

như vết thương khi ta đi qua bóng tối

 

phải chờ đợi, chờ đợi

đời sống như căn phòng đóng kín và chúng ta lõa lồ trong đó

ly rượu bỏ dở

chiếc áo em tuột khỏi vai

ngày tháng chạy dài

những trận đánh ngôn từ không dứt

ngôn ngữ không hòa bình


những câu phức của Huy ta đọc ngày về Huế

như thể

kinh thành rêu phong đã không còn lãng mạn

không còn đơn giản

những câu thơ bây giờ như súng đạn

nhắm vào tai

 

những câu thơ lúc này cho ai

thành phố suốt đêm nằm xuống

xin lỗi

chúng ta đã bắt những câu thơ điên cuồng phá sức của mình

miệng & ngón tay mệt lả

trong tầng hầm xung quanh toàn đá

những người xa lạ

đang giành nhau cô đơn

giành nhau làm cô hồn

xõa tóc đeo râu nói cười mặt nạ

dang tay bắn ná

con chữ vo viên mà mất mạng người

 

những đứa xếp hàng đi rồi

còn lại kẻ ngồi cười

cà nhắc theo từng chữ

cà nhắc vào quá khứ

ai dám bắn súng lục vào quá khứ?

vào nỗi buồn viên đạn lạc Chân Mây


[quá khứ

những mặt người không còn hy vọng gặp lại

chỉ còn đống gạch Mỹ Sơn

ngày em oán hờn

kiệt sức đổ dài dưới nắng

 

quá khứ

chỉ là chiếc xương cá bây giờ em khai quật

im lặng đâm vào chiếc bóng xì hơi

đang lấy thịt đè người

bị gai đâm trong cỏ

 

quá khứ

ai đã tách đôi nó cho khỏi rỉ sét

ai rút ra nhu nhú đóa sen

sau khi ngắm khe nước màu nâu nhạt

ai? Không ai. Hoa sen trắng làm gì

những trang kinh Minh Đức Triều Tâm Ảnh

mang nỗi buồn ngậm miệng Trương Chi

 

quá khứ

con sông Thơm ai loạng choạng hai lần

ai trả giá dang hai chân ngựa chạy

ai uống nước khúc quanh

ai đầm mình vũng cạn

ai câu thơ hết hạn, trời ơi…]


thành phố mệt và không buồn cử động

đang mang thai

dưới sức nặng cuả chiếc rễ cây hơi dài

đâm qua sương mù

làm thành phố đau hơi lâu một chút

 

phải chịu đựng, chịu đựng

thành phố đang mang thai

những đền đài đang sờ tay lên bụng

trong bụng có trẻ con

không có oán hờn

không kiệt sức đổ dài dưới nắng

 

thành phố bao nhiêu năm im lặng

đang reo mừng đứa con.

 

Lê Vĩnh Tài

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 121844)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ. Họ chia đều những khoảng đất, họ trồng ngô, trồng rau xanh rì, họ dựng nhà họ nuôi con. Họ không nuôi đàn ông. Con họ nuôi chó, nuôi mèo.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 103021)
Giáo sư Anatoli A. Sokolov, hiện công tác tại Đại Học Phương Đông, là một chuyên gia nổi danh về Việt Nam.
01 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 108298)
Hoàn hơi bị ấm đầu, cho nên để phân biệt với những Hoàn khác, người ta gọi Hoàn là Hoàn âm lịch. Vì âm lịch Hoàn lấy vợ muộn- mãi đến năm Hoàn đã ở cái tuổi 37, lão Thủ (bố Hoàn) mới lo được vợ cho Hoàn.
29 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 97001)
Người đang đứng trên sân khấu, hay đang đứng trước màn hình với bao ngọn đèn sáng chói nhất không phải là D của quãng trời thơ ấu mà là Don Hồ. Hai người khác biệt nhau lắm! D mà Trúc quen biết khi xưa, rất nhút nhát và... ít nói.
28 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 130834)
Lũy bắt Phượng Vỹ "làm tình với Lũy như một con điếm"
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 121886)
Đợi thằng bồ Tây hôn hít xong, khi cánh cửa vừa cài trên cài dưới cẩn thận xong, cô mang xấp thư tình ra xếp thành ba xứ sở khác nhau: Mỹ một bên, Gia Nã Đại một bên, Úc một bên.
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 111381)
Tôi về chợt thấy em tôi Môi son má phấn thẹn lời chào nhau Nắng hồng – em ửng trăng sao Lá hoa cười cợt lẻ nào tôi quên
14 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 118190)
Vòm trời vỡ vụn Bầy ngựa hoang đói khát tuyệt vọng trước bụi xương rồng Những chiếc gai nhọn sắc tứa ra giọt giọt sữa độc Chiếc lưỡi đói cỏ làm sao có thể chạm vào? Màu trắng quay cuồng họng khát.
07 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 46766)
Người đàn ông sẽ đi qua như một cơn gió / thổi tung đống giấy tờ công văn hôn thú / đảo lộn mọi trật tự / và làm em đau.
30 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 76490)
1 / Là người cầm bút mà chức năng đầu tiên là viết ra giấy những suy nghĩ trung thực của mình, anh/chị nghĩ gì khi có quan niệm cho rằng: vì thể hiện trong ngôn ngữ Việt, văn chương Việt Nam không thể tách rời khỏi định mệnh dân tộc?