- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN MỘT GIẢI THƯỞNG MANG TÊN “NGUYỄN DU” DÀNH RIÊNG CHO VĂN CHƯƠNG?

13 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 33888)


vu_dam-_thuyhuong_0-content
 Nhà văn Vũ Đảm và Thủy Hướng Dương


Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao các vấn đề liên quan đến giải thưởng Nhà nước, Hồ Chí Minh… Trò chuyện về ảnh hưởng tích cực của các giải thưởng, Nhà văn Vũ Đảm – Phó tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn có đưa ra một vài ý tưởng rất đáng quan tâm. Ý tưởng này cách đây sáu năm đã được Nhà văn Vũ Đảm nêu lên trong một bản luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ văn hóa của mình. Sau đây là cuộc phỏng vấn với nhà văn Vũ Đảm do Thủy Hướng Dương thực hiện. Xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả cuộc trò chuyện này.


 

PV: Thưa Nhà văn Vũ Đảm, tại sao ông lại có ý tưởng về một giải thưởng dành riêng cho văn chương mang tên đại thi hào Nguyễn Du?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ trẻ con đến người già, từ tầng lớp lao động đến trí thức, ai cũng đều biết cụ Nguyễn Du là một đại thi hào nổi tiếng với tác phẩm Truyện Kiều. Các công trình nghiên cứu cho thấy, đã nói đến cụ Nguyễn Du thì ai cũng tâm phục, khẩu phục về tài năng của cụ. Ngoài ra cụ Nguyễn Du còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Chúng ta cũng đã từng có một Trường Viết văn mang tên Nguyễn Du vậy nên nếu có một giải thưởng mang tên Nguyễn Du thì chúng ta không những tôn vinh một danh nhân văn hóa mà tôi tin chắc rằng người được nhận giải cũng sẽ lấy rất làm vinh dự, tự hào. Giải thưởng cũng sẽ là động lực để các nhà văn nhà thơ, nhất là những cây bút trẻ sẽ ra sức phấn đấu sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc để mong nhận được giải thưởng danh giá này.

 

PV: Nhưng chúng ta đã có giải thưởng danh giá như giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh v.v… Vậy thì có nên xuất hiện thêm một giải thưởng tương tự hay không?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi đồng ý với chị là hiện nay chúng ta vẫn đang có những giải thưởng danh giá như đã nêu nhưng các giải thưởng trên sử dụng trao cho nhiều lĩnh vực khác nữa như hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc v.v.. Điều tôi muốn nói chính là một giải thưởng dành riêng cho Văn chương. Giải thưởng này không những có thể trao cho các nhà văn trong nước xứng đáng nhận giải mà còn có thể tìm kiếm các tài năng trong khu vực châu Á hoặc rộng hơn là khắp các châu lục. Giải thưởng cũng là một thông điệp hòa bình và hữu nghị gửi đến các nền văn hóa.

 

PV: Mới đây trong lĩnh vực văn chương xuất hiện một số giải thưởng do cá nhân đứng ra tổ chức, trao giải cho các nhà văn, nhà thơ. Và các giải cá nhân này không ngờ lại được lòng độc giả và tác giả. Vậy ông có ý kiến gì nếu như một giải thưởng mang tên Nguyễn Du lại do một cá nhân đứng ra tổ chức?

 

Nhà văn Vũ Đảm: Việc xã hội hóa trong việc thành lập các giải thưởng trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực văn chương nói riêng là đáng khuyến khích vì vậy một tổ chức hoặc một cá nhân trong nước hay Việt kiều có năng lực về tài chính, tổ chức, quản lý đứng ra thành lập giải thưởng mang tên “Nguyễn Du” rồi mời các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận- phê bình, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước thẩm định các tác phẩm để trao giải là hoàn toàn có thể chỉ có điều đừng vì mình bỏ tiền ra mà ghép tên mình với tên cụ Nguyễn Du thì xin can. Sẽ rất tiếc nếu như chỉ có một giải mang tên Nguyễn Du giới hạn cấp tỉnh như Hà Tĩnh đang có. Tại sao không nghĩ đến việc giải thưởng Nguyễn Du mang tầm quốc gia, quốc tế trao tặng cho những tác phẩm văn chương đỉnh cao?

Ngoài ra cũng cần có thêm những giải thưởng khác như: Giải truyện ngắn Nam Cao; Giải tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng; Giải thơ Xuân Diệu; Giải Lý luận- phê bình Hoài Thanh.

 

PV: Ông không sợ ý tưởng này sẽ bị dư luận cho là một ý tưởng bất thường?

Nhà văn Vũ Đảm: Tôi không sợ. Tôi cho rằng, trước tôi đã có nhiều người nghĩ đến một giải thưởng Nguyễn Du nhưng họ chưa có cơ hội đưa ý tưởng đến với bạn đọc. Tôi chỉ khác họ vì tôi dám mạnh dạn đưa ý tưởng vào luận văn của mình và viết một số bài đăng trên các báo. Cách đây ít lâu tôi và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có trò chuyện về việc này; ông cũng ấp ủ có một thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc trong nước mà còn trong khu vực châu Á, thế giới. Thậm chí ông còn táo bạo nói đến việc mời cả những nhà văn, nhà thơ được giải Noben văn học làm thành phần tuyển chọn tác phẩm và tham dự buổi trao giải.

PV: Nếu có một giải thưởng Nguyễn Du thật thì liệu rằng các nhà văn trẻ có cơ hội được chạm tới giải thưởng không hay lại chỉ dành riêng cho các “cây đa cây đề”?

Nhà văn Vũ Đảm: Trong văn chương rất bình đẳng, độc giả họ không nhìn vào tuổi tác, học hàm để phán xét tác phẩm. Những tác phẩm nào “chẳng may” đoạt một giải thưởng nào đó vì một lý do nào đó mà tự tác phẩm không có giá trị xứng đáng thì tác phẩm đó sớm muộn sẽ bị đào thải. Nên chẳng có lý do gì mà các nhà văn trẻ không thể ngẩng cao đầu đón nhận giải thưởng Nguyễn Du nếu như tác phẩm của họ xuất sắc.

 PV: Ý tưởng đã có, vậy còn khó khăn gì để đi đến hiện thực?

 Nhà văn Vũ Đảm: Tôi cũng chỉ là một người đóng góp đưa ra ý tưởng. Việc này tôi không thể tự mình làm được. Tôi nghĩ Bộ Văn hóa- thể thao & Du lịch hoặc Hội Nhà văn Việt Nam nên nghiên cứu về vấn đề này. Hay một tổ chức, một cá nhân nào đó có uy tín, có điều kiện thấy được giải thưởng văn chương mang tên Nguyễn Du là cần thiết thì cũng có thể biến nó thành hiện thực ngay hôm nay mà không cần chờ đến ngày mai.

 P.V: Nhưng thưa ông, hàng năm Hội Nhà văn Việt Nam đều trao giải- Giải thưởng Hội Nhà văn cho các tác phẩm văn học?

 Nhà văn Vũ Đảm: Đúng thế, vậy nên một giải thưởng mang tên của đại thi hào Nguyễn Du, 4 hoặc 5 năm tổ chức một lần thì càng có thời gian để” Chọn mặt gửi vàng”.

 

Xin cảm ơn Nhà văn Vũ Đảm về cuộc trò chuyện cởi mở này.

 Thủy Hướng Dương

thực hiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 20234:29 CH(Xem: 6972)
Con gái tôi thích ăn canh ổ qua xắt mỏng nấu với tôm, khi chín bỏ chút hành ngò rắc chút tiêu, món ăn ngày xưa của mẹ con tôi hay nấu nhưng bây giờ tôi lại hay nấu canh rau mồng tơi với tôm vì bọn trẻ con thích món này hơn chúng chê canh ổ qua đắng. Ngày xưa, mỗi lần cúng giỗ nhà tôi hay nấu canh ổ qua nhồi thịt, món này ba má tôi đều thích ăn, cả chúng tôi cũng hưởng ứng nên ngày thường cũng nấu. Sau 75 lại ít có vì thời khốn khó mà, thứ gì cũng không dễ có mà ăn.
09 Tháng Sáu 20234:24 CH(Xem: 7901)
đã có một thời xanh mắt trong / buồn vui cơn gió thoảng qua lòng / sớm mai thức dậy tươi màu nắng / thơm một mùi hương trên tóc mây
09 Tháng Sáu 20234:17 CH(Xem: 7244)
Thằng anh ngồi trên bậc thềm ngó mông lung về ngọn núi phía bên kia cánh đồng. Mặt trời dần sụp xuống, những ngọn cỏ chuyển sang màu tím thẩm, gió nồm Nam thổi về lồng lộng. Thằng em khe khẽ ngồi xuống bên cạnh, cả hai cùng lắng nghe tiếng bò hụ từng hồi trên con đường trở về chuồng. Ba, mẹ nó đã từng ngồi như thế…
24 Tháng Năm 20234:35 CH(Xem: 7778)
Và rồi vẫn vậy những tầng không / Gối lên nhau những khoảng chất chồng / Có khi đặc quánh khi trống vắng / Những mùa hè lạnh lắm mùa đông
24 Tháng Năm 20234:02 CH(Xem: 6794)
Trong số những nhà thơ lớn Việt Nam các thời Cổ - Trung - Cận đại, tình cảm đặc biệt nhất của tôi với tư cách một người làm phim truyện, là dành cho Thi sĩ-Nhà giáo-Thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu. Bởi theo tôi, giá trị lớn nhất, sức hấp dẫn kỳ lạ nhất trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu, chính là trái tim thương cảm của ông đối với Dân, đối với những nghĩa sĩ đã xả thân cho Tổ quốc, và đặc biệt với phụ nữ, trẻ em - những nhóm người yếu thế nhất trong xã hội, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, loạn lạc…
19 Tháng Năm 20234:11 CH(Xem: 6242)
Ngày chị Tư gặp tôi ở San Jose, chị mừng ứa nước mắt hai hàng. Vừa lấy tay quẹt ngang mắt, cái điệu quen thuộc i như ngày xưa, chị vừa cười: - Gặp cô ba tui mừng quá à. Lâu lắm rồi tui mới khóc được. Vừa khóc mà vừa cười. Tôi nhìn chị trân trân. Chị Tư Trợn da đen nhẻm ẳm tôi ngang hông ngày xưa bây giờ trắng da dài tóc, không hẹn nhau trước chắc tôi không thể nhận ra. Lúc chia tay chị, tôi hỏi: - Em kể chuyện của chị được không? - Chuyện đời tui có chi đâu mà kể, dị òm. - Em kể chuyện mộ gió nha. - Ờ, cô ba còn nhớ chuyện mộ gió hả- mắt chị chợt buồn xa xăm- tui thì quên lâu rồi. Sao mà tôi quên chuyện mộ gió được.
17 Tháng Năm 20234:19 CH(Xem: 7408)
“anh không phải là con chim / cánh mõi đường bay … / nhưng giọt lệ người đã chảy thành đại dương / mà tiếng sóng không nguôi vỗ buồn trong trí nhớ … “**
30 Tháng Tư 20233:45 SA(Xem: 7347)
Con gái hắn, ở tuổi 17 đã hỏi sau một giờ học môn lịch sử: “Bố ơi, thế điều gì có tính quyết định khiến ông Nguyễn Thái Học đứng ra thành lập tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ạ? Sao còn trẻ thế mà ông ấy lôi cuốn được nhiều người vậy? Bí mật gì, hở bố?”.
30 Tháng Tư 20233:23 SA(Xem: 6286)
Những suy nghĩ trong veo [ trong sạch} đã xẹt qua trong mớ hỗn lộn của cảm xúc{ thấy} hàng ngày. Chúng ta, ai cũng sẽ rời bỏ thế giới này vào một ngày nào đó.
30 Tháng Tư 20233:08 SA(Xem: 7278)
khi rừng xưa đã gió / bờ vai tóc phủ dày / người về thu dáng thỏ / góc đời che bóng mây