- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHÀ VĂN MUNRO ĐƯỢC TRAO GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG

10 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 44680)

 

alice-content

Tin Stockholm - Nhà văn Alice Munro của Canada đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn Chương. Những câu chuyện về tình yêu, bi kịch, tranh giành của phụ nữ tại một thị trấn nhỏ ở Canada đã giúp nhà văn đoạt giải.

Nhà văn Munro hiện 82 tuổi, bắt đầu viết truyện từ thuở còn vị thành niên, những tác phẩm lớn gồm Nhìn Từ Lâu Đài Đá xuất bản năm 2006 và Rất Hạnh Phúc xuất bản năm 2009. Tổng thư ký của Viện Hàn Lâm Thụy Điển tuyên bố giải thưởng Nobel Văn Chương 2013 được quyết định trao cho tác giả Alice Munro là bậc thầy của truyện ngắn đương thời. Trả lời phỏng vấn đài CBC của Canada, Nhà văn Munro nói bà ta hy vọng giải thưởng sẽ làm mọi người thấy rằng truyện ngắn là một nghệ thuật quan trọng. Nhà văn cũng nói giải thưởng sẽ không làm thay đổi quyết định về hưu từ đầu năm nay của bà ta. Nhà văn sẽ nhận giải thưởng 8 triệu crown Thụy Điển, tương đương với 1.25 triệu mỹ kim, sống ở Clinton, không xa ngôi nhà đã sống thời còn bé ở Ontario. Nhà văn đã giải phẫu động mạch vành và trị bệnh ung thư trong năm 2009. Nhà văn Munro là nhà văn thứ nhì gốc Canada đã nhận giải Nobel. Nhà văn Saul Bellow nhận giải Nobel Văn Chương năm 1976 sinh ở Quebec nhưng lớn lên ở Chicago nên đã được coi là nhà văn Hoa Kỳ.

Giải Nobel Văn Chương là giải thứ 4 được công bố sau giải Y khoa, Vật lý và Hóa học. Mọi người chờ đợi xem giải Nobel hòa bình năm nay sẽ vào tay ai, sẽ được công bố vào ngày 11/10.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 20155:00 CH(Xem: 36972)
Đêm trước khi ông chết, vợ ông để ý nghe có tiếng chim trên cây bên hông nhà kêu gù gù mấy tiếng. Bà thì thào với mấy con: “Đây là điềm xấu cho ba con rồi. Người ta nói chim cú đến nhà kêu ba tiếng là trong nhà có người sắp chết”. Cậu con trai nói với mẹ là cậu đã nhiều lần thấy mấy con chim nầy lúc chập choạng tối thường bay về đậu nghỉ trên cây bên nhà chốc lát rồi bay đi mất.
01 Tháng Mười Một 20154:44 CH(Xem: 30428)
miền tây không có mùa nước nổi / nhớ bông điên điển rực vàng / thôi rồi đồng tháp an giang /
01 Tháng Mười Một 20154:09 CH(Xem: 34368)
Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một “nhà nho tài tử”, cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chủ yếu là văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!). Thực ra khi hữu thời cũng như khi sa cơ ông luôn là một “nhà nho hành đạo”, một nho quan ôm chí lớn và văn chương chỉ là một phương diện an ủi tâm sự thầm kín.
01 Tháng Mười Một 20152:45 CH(Xem: 28383)
Một trăm hành giả trên đồi Thấy con sông chảy giữa trời gió reo Nắng vàng hay áo tỳ kheo Bao nhiêu sắc tướng bay vèo qua sông Hư không bát ngát trong lòng Ô hay, thiên địa một vòng tinh khôi.
01 Tháng Mười Một 20151:44 CH(Xem: 27014)
chúng ta ăn bằng quá khứ. đừng buồn. quá khứ bao giờ cũng khó nhai chúng ta ăn bằng tương lai. đừng khóc. tương lai lúc nào cũng khó nhá / chúng ta ăn bằng hiện tại. đừng vui mừng. hiện tại chỉ là con số 0
01 Tháng Mười Một 20151:27 CH(Xem: 27929)
tạ ơn Chúa tặng con thu rực rỡ / rực rỡ muôn mầu ân sủng Chúa ban / con chợt hiểu vì sao thu vàng úa / vì thế gian này còn lắm đau thương
01 Tháng Mười Một 201512:13 CH(Xem: 32427)
Đây là trò chơi thế kỷ, khi nghe tôi tuyên bố thế thì lũ nhỏ trong làng kéo hết đến chỗ tôi, bấy giờ tôi cũng chẳng hiểu trò chơi thế kỷ là cái quái gì, chỉ là nghe được từ những cuộc chuyện trò giữa cha tôi và bạn bè ông, rồi tôi tuyên bố ầm lên thế, phải làm vua thì mới làm chủ được lũ nhỏ trong làng, tôi nghĩ ra trò chơi “vua quan” rồi khoác lên nó một cái tên...
01 Tháng Mười Một 201510:46 SA(Xem: 38181)
Dự án “Phục nguyên văn bản Truyện Kiều được đồng thuận cao” của Hội Kiều học Việt Nam đã đề ra nhằm hướng tới Kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại Thi hào nguyễn du (1765 - 2015) và vinh danh đại Thi hào dân tộc Nguyễn Du . Bài viết này sẽ lược thuật quá trình tầm nguyên văn bản Truyện Kiều từ xưa đến nay và chúng tôi cũng xin gợi ý, phác thảo một phương pháp phục cổ văn bản Truyện Kiều với hy vọng có khả năng gần với nguyên tác.
01 Tháng Mười Một 201512:16 SA(Xem: 28232)
Tháng mười ở Sài Gòn Mưa không nhiều như mọi năm Nhưng lại ngập lụt và tắc đường triền miên Đi làm cũng mệt Người về hưu cững không biết đi đâu mỗi buổi chiều vắng vẻ
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 34790)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.