- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

T R Ở C Ờ

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 93329)


Góc nghĩ

T R Ở C Ờ

 

 Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.

 Trước ngày bầu cử, kể tử đầu tháng ba năm nay, tuần nào trên báo chí và trên vô tuyến và truyền hình cũng đều có thông báo kết quả nhiều loạt trưng cầu dân í chẩn đoán kẻ có cơ được bầu trong số mười ứng cử viên đăng kí. Toàn thế các cuộc trưng cầu dân í này thảy đều nêu tên hai người đứng hàng đầu (trên dưới 30% số phiếu) là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande thuộc đảng xã hội. Và, phần khác, thảy đều cho thấy ông François Hollande luôn luôn đạt được đa số, chắc sẽ thắng cuộc và sắp ngồi ghế Tổng thống.


Thay quần đổi áo

 Thế là như bầy gà bị chồn chung vô chuồng bắt trộm, một số không ít quốc vụ khanh và bộ trưởng đã được đương kim Tổng thống bổ nhiệm trước kia dầu họ bấy giờ thuộc phe đối lập, nay bỗng vụt thay quần đổi áo lần nữa. Tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông François Hollande trong cuộc bầu cử sắp tới : như những nguyên quốc vụ khanh Chánh sách phố phường Fadela Amara, nguyên thống đốc tổng bộ Liên đới nghề nghiệp Martin Hirsch, nguyên tổng trưởng bộ Công bằng xã hội Azouz Begag (*), nguyên tổng trưởng bộ Hải ngoại Brigitte Girardin, nguyên tổng trưởng bộ Sanh thái Corinne Lepage chẳng hạn, và một số khác nữa.

 Các cuộc trở mặt chớp nhoáng này tất nhiên không khỏi gây nên phản ứng mạnh mẽ, mặc cả những lời lẽ tự biện. Không chỉ từ phe bị họ từ bỏ, mà còn cả từ phía họ muốn tái nhập. Nói nào ngay, thì loại cử chỉ tiềm chứa kì vọng được Tổng thống dự kiến nghĩ tới mình khi ông lập chánh phủ mới, kể ra cũng khí thực dụng, quá ư tráo trợn và lộ liễu. Cho nên bay liền trên đầu họ biết bao lời chê trách không mấy nhẹ mồm nhẹ miệng, nào là vong ơn bội nghĩa, ingrats, ngu xuẩn, stupides, vô cùng bỉ ối, absolument scandaleux, ngược nước ngược cái, contre-productifs, xấu hổ, honteux, đáng phỉ nhổ, méprisables…Có chánh trị gia còn gióng tiếng rùm beng khinh thị : « Begag, Girardin, Amara, Hirsch, Lepage : họ có mấy sư đoàn ? Mấy sư đoàn cả thảy ? Họ chỉ đại diện có mỗi một mình mình mà thôi. »

 Còn ông Tổng thống dự kiến François Hollande thì xem bề hết sức ngần ngại : « Tôi không phải là kẻ cai quản tâm hồn. Họ lẽ ra không nên thay đường đổi hướng hồi 2007. Họ đã nếm trải mọi hậu quả của tác phong ấy và lấy làm hối tiếc. Nếu như bây giờ họ muốn quay ngược trở về vào năm 2012 này để xóa những điều mình đã lỡ tay hoặc không dính tay, thì càng hay chớ sao. »


Thuở trời đất…

 ... nổi cơn gió bụi, tháng tư 1975 ở bên ta. Bấy giờ ở Pháp có một nhóm Việt kiều tự xung là yêu nước, hổ hởi đón chào, tôn thờ chánh quyền mới. Mũ ni che tai để khỏi nghe thấy tiếng kêu trầm thống của dân tình. Bịt mắt để khỏi ngó thấy cảnh văn nhân trí thức bị bắt học tập cải tạo, và để khỏi trông thấy hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng vạn người, hàng triệu người bị giải phóng đến mức phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Vượt biên, vượt biển trong cảnh gia đình phân tán, đất nước đọa đày. Cảnh họ bị hoạnh họe, vòi vàng vòi bạc, rồi chết khát, chết hiếp, chết chìm trên mù mịt biển khơi.

 Thế là nhóm Việt kiều yêu nước được đảng và chánh phủ mời về giúp nước. Trước hết, họ được chở đi tham quan viếng cảnh bằng trực thăng quân đội… Rồi có người làm đại biểu Việt kiều trong quốc hội (ai bầu ?), có người làm Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại cũng trong quốc hội (ai bầu ?), phần còn lại thì trở về Pháp tay không. Tay không, họ bỗng nhiên trở thành một nhóm li khai, lên lời chống đối.

 Cũng may là ở xa, họ chỉ bị cấm về nước. Cho đến khi họ chịu cúi đầu.


TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 26/04/2012)

 ----------

 (*) Trần Thiện-Đạo, Azouz Begag - Trước cuộc bầu cử - Liệu có bị xáo trộn bởi một người ‘’Ả rập làm vì‘’ ? (Thể thao Văn hóa, số 54, ngày 5-5-2007). Bài này bàn tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm năm trước.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 117920)
LTS: Phương Lan là bút hiệu của cô sinh viên trường đại học Văn hóa TP. HCM. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu truyện ngắn “Bà điên” của Phương Lan đến với quí độc giả và văn hữu Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 106678)
C hiến tranh đồng nghĩa với bom đạn, với súng gươm, với giết chóc, với gian lao, khổ ải, với tàn phá, hủy diệt, ... mà lại nói tới lãng mạn, hay dù hẹp hơn, tới thi ca lãng mạn là một điều hoàn toàn nghịch lý, khó có thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những người Việt Nam đã từng sống trong cuộc chiến ba mươi năm vừa qua, đây lại là một sự thực, một sự thực có bằng chứng hẳn hoi mà người tìm hiểu khó có thể chối cãi.
22 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 167250)
t háng sáu tàn sen rụng rơi mang theo mùa hạ tím đẩy cánh diều bằng lăng lên không trung cao xanh thế làm sao ta biết được nhúm thẳm sâu le lói mặt đầm lầy
06 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 137206)
M ấy năm trước anh về em dẫn người yêu đến gặp anh Mấy năm sau anh về em đưa em bé đến chào anh Thời gian đi qua đi qua Anh với tuổi già ngồi lại
01 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 115156)
Theo nguôn tin từ RFI - Đầu tháng Tư vừa qua, có một sự kiện văn hóa quan trọng. Đó là tác phẩm "Biển và Chim bói cá " của nhà văn Bùi Ngọc Tấn được trao giải thưởng mang tên nhà văn Pháp chuyên viết về biển Henri Queffélec (1910 - 1992), nhằm tôn vinh những tác phẩm viết về biển trên thế giới.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 135969)
đ ừng nhìn em như thế hãy để em ở cạnh anh theo cách của mình hãy để em yêu anh theo cách của mình ừ
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 120572)
N ăm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 103907)
Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92255)
Vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ, nhân quyền, Ngài đã bị nhà chức trách tống tù từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982, Ngài cùng thân mẫu bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để quản thúc. Mười năm sau Ngài trở vào Nam hoạt động công khai đòi duy trì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 1 năm 1995 Ngài lại bị Công an thành phố HCM bắt giam, kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế.
22 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 97220)
Nhiều nhà phê bình vẫn phàn nàn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn không có tim hay không có lương tâm. Sao y có thể say mê tẩn mẩn tỉ mỉ về cái ác đến bệnh hoạn vậy? Tôi thực sự nghĩ rằng đó là vì tấm lòng và tình yêu cuộc sống quá lớn của ông! Trong tác phẩm mới nhất,  Vong bướm cũng thể hiện rất rõ điều ấy!