- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đọc giấc mơ và mơ

12 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 97455)

giacmo-content

 [Giấc Mơ- Nhà xuất bản Hội nhà văn / Phuongnambooks phát hành.]

Tôi đọc xong tập truyện"Giấc mơ" của Phạm Phương, mất mấy hôm lúc nào cũng vất vưởng tâm trạng của người không rõ mình đang thế nào. Tôi bị khuấy động. Giống như kẻ lâu ngày quen sống yên ổn, bàng quan, bỗng bị một cú đánh bất ngờ, bản năng sững lại một tí, ngớ người ra một tí, rồi mới chợt hồi lại, rồi mới cảm được nỗi đau nhân thế mà người trẻ tuổi này "nhắc nhở". Đúng hơn, cô ta tự bạch và tôi bị chạnh lòng. Cái hồi đọc cuốn "Điên cuồng như Vệ Tuệ" sau khi gấp sách tôi cũng bị cú sốc gần giống như bây giờ. Vệ Tuệ táo tợn, thô thiển và yếu đuối hơn. Cô ta trút hết nỗi niềm vào trang cuối và trang cuối trút hết tội vạ của thế hệ mình cho cha anh. Coi như món nợ được trả. Phạm Phương không thế. Cô không trách ai, khen ai, chê ai, không cảm thấy nợ ai và ai nợ mình. Bản thân câu chuyện không có truyện. Bản thân sự cố không có sự cố. Bản thân tình yêu không có tình yêu. Kinh khủng hơn, bản thân cuộc sống không có cuộc sống. Mọi thứ cứ trôi, lúc chập chờn, khi cuộn trào. Thời gian dường như không thời gian, không gian dường không màu và màu sắc không màu sắc. Buồn chả ra buồn vui chả ra vui. Quẩn quanh vượt thoát. Nhưng vượt thoát thế nào thì vũ khí có trong ta mạnh nhất, đẹp nhất ấy là tuổi trẻ. Không thấy giọng điệu trách cứ rên rỉ. Vẻ đẹp của tuổi trẻ dường như tự nó nở bừng lên tự nhiên hồn nhiên trước cuộc sồng giống như đóa hoa trên bãi cát sa mạc, như cánh bướm bay trên sóng biển. Phạm Phương hiện lên từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng của thiên truyện đầu tiên với một phong cách linh hoạt, với một giọng điệu trong sáng tự tin và với một ý tưởng giản dị, rằng cuộc sống đương đại của những người trẻ đương đại đang thế đấy. Nó đang cần sự hiểu. Chúng ta vượt qua đường đời của thế hệ mình luôn cần sự biết thì họ hơn thế, đang hiện diện và sự hiểu mới là điểu bức xúc. Không biết không hiểu thì sống với nhau làm sao? Bởi vậy "Giấc mơ" chính là tiếng thét bản năng của lý trí. " Có bao giờ trong cuộc đời, trái đất chỉ có một mình tôi? Đau đớn , hoan lạc cũng chỉ với mình. Tôi đang trải qua cảm giác ấy. Cảm giác say sưa không men rượu. Nếu tôi khóc lóc hoặc cười như điên dại, tôi sẽ chẳng để lại gì. Nhưng nếu tôi ghi lại tất cả mọi thứ, điều đó có nghĩa là men say trong tôi đang bừng lên như ngọn lửa rừng đêm. Tôi muốn gào to lên. Tôi muốn cười to lên. Tôi muốn khóc như một con người. Nhưng trong tim tôi có một thứ bản năng kìm nén rất đáng buồn cười. Nó cho tôi biết tôi thuộc về một cộng đồng hữu tri, có nghĩa. Tôi phải làm người như cái cộng đồng ấy quy định. Nếu say, tôi chỉ nên tìm đến thứ nào đó để giải tỏa một mình. Tôi viết cho đến khi men rượu tan hết . Bao giờ, tôi viết hết hững đau đớn trong tôi, tôi sẽ chết. Cái chết của con thiên nga múa vũ điệu cuối trong đời.".

 Xin trân trọng giới thiệu tập truyện đầu tay của một tác giả còn rất trẻ .

Trung Trung Đỉnh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 5838)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn
12 Tháng Mười Một 20239:09 CH(Xem: 4066)
Nhận được tin buồn /Thân mẫu của nhà văn Trần Thanh Cảnh /Cụ bà DƯƠNG THỊ BÉ / Đã từ trần lúc 19h05 phút ngày 11/11/2023 (ngày 28/9 Quý Mão). / Hưởng thọ 84 tuổi.
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 4909)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).
03 Tháng Mười Một 20235:00 CH(Xem: 6019)
Đứng dưới núi tôi nhìn lên núi / Núi trên kia núi rộng bao la / Vất vả lắm tôi leo lên đỉnh núi / Núi dưới kia sao chẳng giống quê nhà
03 Tháng Mười Một 20234:47 CH(Xem: 5111)
Em ăn rau tôi ăn thịt / Mà xương xóc đã phồn vinh / Chúng bảo yêu là giả tạo / Ừ thôi cái nắng xập xình
01 Tháng Mười Một 20231:28 SA(Xem: 6601)
Liêu xiêu lối nhỏ mưa dầm / Vai gầy Mẹ gánh tảo tần vì con / Gánh đời vất vả héo hon / Rảo chân Mẹ khắp lối mòn bể dâu
01 Tháng Mười Một 202312:55 SA(Xem: 4676)
Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.
24 Tháng Mười 202311:00 CH(Xem: 5661)
Cạn mấy ly rượu mạnh với anh chủ khách sạn Huy Hoàng để xóa đi cái âm khí nặng nề ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi loạng choạng trở về phòng, đóng sầm cửa lại, nằm vật ra giường, chìm ngay vào giấc ngủ. Tiếng gõ cửa làm tôi giật mình thức giấc. Cửa mở, cô gái có khuôn mặt trắng hồng, dáng thon thả, tha thướt trong bộ đầm dài bằng lụa màu mỡ gà; từ đôi mắt, hàng chân mày cho đến làn môi đều xinh tươi... / -Cô tìm tôi? /-Dạ, biển đẹp như vầy, anh ngủ làm gì cho phí, đi dạo với tôi nhé. / Chúng tôi tiến ra bờ biển. Gió lồng lộng, mát rượi, sóng biển vỗ bờ cát trắng rì rầm. Ngoài xa ánh đèn các con thuyền đánh cá thao thức, nhấp nháy khôn nguôi.
24 Tháng Mười 202310:38 CH(Xem: 5625)
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe trên cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình. / Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, cả tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết,… rời bỏ đất nước mình!
24 Tháng Mười 20235:59 CH(Xem: 5414)
Em có buồn khi phải chia tay / Làm sao quên được phút giây này / Ngày mai tôi chết ai còn nhớ / Mộng đã không thành mây vẫn bay