- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Để Đưa Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93583)

Ủy Ban Xuất Bản Sử Liệu & Tài Liệu Quốc Gia vừa công bố

Việt Nam Center Được Tài Trợ Gần 150 Ngàn Mỹ Kim Để Đưa
Sưu Tập Tù Nhân Chính Trị VN Lên Thư Viện Điện Tử Quốc Gia

  • Hội VAHF và Vietnam Center đã hợp tác làm việc từ năm 2005
  • Bộ Sưu tập là một tài liệu phản bác mạnh mẽ trước những xuyên tạc của CSV

 

AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.

Cô Ann Mallett, quản thủ thư khố tại Vietnam Center, chuyên trách về bộ sưu tập này trong bức điện thư ngắn gọn gửi cho hội VAHF đã cho biết: với ngân khoản kể trên, Việt Nam Center sẽ làm việc trong 3 năm và sau khi hoàn tất, độc gỉa trên toàn thế giới sẽ có thể nghiên cứu tham khảo qua mạng lưới điện tử của Việt Nam Center cũng như của Thư Viện Quốc Hội (Library of Congress) và của hội VAHF về sự thật về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam sau năm 1975.

Cũng nên nhắc lại bộ sưu tập này bao gồm phần lớn là tài liệu của hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (FVPPA) tranh đấu trong khoảng 30 năm. Những tài liệu bao gồm những hồ sơ xin định cư của khoảng trên 12,000 gia đình cựu tù nhân, những văn thư của hôi FVPPA vận động với 6 đời tổng thống Hoa kỳ, với Quốc hội Hoa kỳ, với những quốc gia tự do khác như chính phủ Pháp, Anh, Thuỵ sĩ, hoặc các hội Ân xá quốc tế, các hội thiện nguyên trên toàn thế giới, hoặc những là thư từ kêu cứu đau thương của tù nhân viết từ trong nhà tù, hoặc của gia đình họ nói lên tinh trạng khốn cùng của tù nhân trong những nhà tù khổ sai tại Việt Nam. Những tài liệu quý giá này đã được Bà Khúc Minh Thơ và hội viên gìn giữ, bảo quản và đã chuyển sang cho Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam năm 2004. Sau đó, hội VAHF đã ký văn jiện hợp tác với Vietnam Center để đưa bộ sưu tập quan trọng này vào thư viện lịch sử của Hoa kỳ.

Tháng 5 năm 2008, hội VAHF và Vietnam Center đã có một buổi lễ khánh thành Bộ sưu tập này để giới thiệu tới các sử gia, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh và công chúng Hoa kỳ. Từ đó cho đến nay, độc giả có thể xem một phần của bộ Sưu tập này qua mạng lưới điện tử qua link:

http://www.vietnam.ttu.edu/vahp/fvppa.htm


Tuy nhiên, nếu muốn xem toàn bộ bộ sưu tập này thì người nghiên cứu phải đến tận Vietnam Center tại đại học Texas Tech thuộc thành phố Lubbock, Texas. Dù vậy, theo cô Ann Mallett, trong bài tường trình về thành quả của bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam, thì sau hơn ba năm ra mắt đã có hàng ngàn sử gia, học giả, tác giả, sinh viên học sinh từ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam đã đến đây để đọc và nghiên cứu. Có 17 người tham khảo bộ Sưu tập này cho luận án tiến sĩ hoặc cao học. Một số luật sư cũng đã tham khảo bộ sưu tập này để tranh cãi cho thân chủ của họ trước toà. Một số khác trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như cựu chiến binh Hoa kỳ từng tham chiến tại Việt Nam đã dùng bộ sưu tập này để tìm ra những thân nhân, bạn bè, chiến hữu của họ.

“Đây là một tin vui cho cộng đồng Việt Nam vì với ngân khoản kể trên, Vietnam Center sẽ hoàn tất việc đem những tài liệu quan trọng này lên mạng toàn cầu để thế giới hiểu được miền Nam Việt Nam đã bị CSVN đối xử ngược đãi ra sao sau khi chiến tranh đã chấm dứt và hoà bình đã vãn hồi,” Bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF, đã cho biết. “Tài liệu này cũng là những phản bác mạnh mẽ đối với những trang sử gian trá mà nhóm sử gia phản chiến cùng với CSVN hợp tác để bóp méo lịch sử và bôi đen chính nghiã của người Việt quốc gia yêu chuộng tự do.”

Được biết, hội VAHF được thành lập từ năm 2004, với mục đích sưu tầm, gìn giữ, quảng bá và biểu dương văn hoá và lịch sử người Mỹ gốc Việt. Mục tiêu và môi trường hoạt động của hội là học đường Hoa kỳ. Hội đã hoàn thành được hai bộ sưu tập; Bước chân đầu tiên của người Việt tại Guam (2006), Tù Nhân Chính Trị VN (2008). Đặc biệt, hội đang hợp tác với University of Texas tại Austin và Tổng hội Sinh Viên VN tại Hoa kỳ và Canada (Union of North American Vietnamese Student Associations – uNAVSA) để thực hiện bộ sưu tập lớn nhất bao gồm tất cả các đợt di dân của người Việt vào Mỹ.

Riêng về bộ sưu tập 500 Lịch sử Phỏng vấn, hội đã hoàn thành trên 500 cuộc phỏng vấn tại sáu thành phố nơi có nhiều người Việt định cư. Hội đang cần sự trợ giúp về tài chánh để hoàn tất việc chuyển ngữ, phiên dịch, đưa các tài liệu lên thư viện điện tử, viết thành sách, và làm một phim tài liệu để giới thiệu tới người Mỹ và các cộng đồng bạn về lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

Mọi liên lạc, đóng góp xin thư về: VAHF, P.O. Box: 29534, Austin, TX 78734. Email: info@vietnameseamerican.org. [VAHF, 01/2012]

 

HÌNH ẢNH:

vahf-vnc-fvppa-01-content 

 

Một khung cảnh trong buổi khai mạc bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Việt Nam tại Vietnam Center, University of Texas Tech, Lubbock, tháng 5, 2008. Ngồi hàng đầu, từ trái, ông Lê Hoàng Ân, cựu tù nhân chính trị và giám đốc chương trình SHARE của VAHF; cô Ann Mallett, quản thủ bộ Sưu tập Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Vietnam Center, bà Khúc Minh Thơ, cựu chủ tịch hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam; và Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF. (Ảnh Vietnam Center)

vahf-vnc-fvppa-02-content

 

Bộ sưu tập Tù nhân Chính trị Vietnam gồm trên 200,000 trang tài liệu và hình ảnh, chiếm hơn một phần ba của tầng lầu thứ ba của Vietnam Center tại đại học Texas Tech, thuộc thành phố Lubbock, Texas (Ảnh VAHF)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Chín 20142:43 SA(Xem: 31235)
Cuốn sách 'Đèn cù' xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh đã 'lột mặt' của chế độ và nhiều huyền thoại cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam theo nhà báo Bùi Tín từ Paris. Trong khi đó, một sử gia trong nước, Vũ Quang Hiển, nói với BBC rằng cuốn sách 'có hư cấu, xuyên tạc'.
23 Tháng Chín 20149:44 CH(Xem: 30495)
“Hoàng Ngọc Thư nói về con đường văn chương chữ nghĩa của chị, cùng những nhận xét, đánh giá của hai nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn về tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư.” (SBS)
23 Tháng Chín 20149:32 CH(Xem: 29899)
"Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1,5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nỗi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá." (SBS)
23 Tháng Chín 20141:06 CH(Xem: 30878)
Chiều nghiêng, nghiêng sầu xuống đầy Ngồi hong sợi tóc ru tình ngủ say Một mai tình úa mộng phai Em nghiêng áo lệch ngồi hong lệ người
22 Tháng Chín 20142:00 SA(Xem: 32173)
Hiện nay con người gần như không đủ kiên nhẫn cho những cái gì hơi cũ và dài dòng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức thơ mà bạn bảo rằng không có nhiều thì giờ thì thật tội nghiệp cho thơ...Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của Ngô Đại Nguyên đến với quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu.
22 Tháng Chín 20141:40 SA(Xem: 33420)
Hàng phi lao run rẩy dưới ánh trăng. Loáng thoáng hai dấu giày hằn rõ trên cát. Đặng Lân bật dậy, hú xé màn đêm như con sói cô độc. Xẻng và đá dội lên không trung những âm thanh khô khốc. Lân điên dại, hoang dã…đào mộ. Thúy hốt hoảng chạy đến, dừng tay anh… Nhìn tấm bia, rùng mình, Lân nhớ năm Kỷ Dậu.
20 Tháng Chín 20145:29 SA(Xem: 31337)
Trong số 26 con đập dòng chính Sông Mekong, thì Noạ Trát Độ / Nuozhadu 5,850 MW trên Vân Nam là con đập lớn nhất, và Don Sahong 260 MW là con đập nhỏ và quan trọng nhất thuộc địa phận Nam Lào (không kể tới Thakho Diversion, cũng của Lào, 50 MW được bảo trở bởi CNR & EDL). Bài viết là một phân tích về hai thái cực của sự huỷ hoại: từ con đập lớn nhất tới con đập nhỏ nhất trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 31854)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
20 Tháng Chín 20144:30 SA(Xem: 35980)
Một người ngồi trong ghế bành trích từ tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nxb Sóng, Sàigòn, 1974. Đặc điểm của truyện ngắn này là xây dựng trên đối thoại nhân vật trong một không khí Tây phương xám lạnh dưới trần mưa ám khói thuốc, và cách dứt truyện đột ngột. Truyện mang khí hậu riêng của những quán hầm lạnh lẽo và ảm đạm. . trong cùng tập truyện... [Trần Vũ]
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33633)
tôi thường nhớ rất viễn vông sớm nay đặc biệt nhớ ông thôi à nhớ nụ cười nhẹ như là có mang hương của loài hoa thân tình