- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những sợi tóc bạc và năm dòng kẻ trắng

15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101901)

pd1

  Nhạc sĩ Phạm Duy / Ảnh: Nhật Tấn


Nhạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về  cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.

Huỳnh Lê Nhật Tấn

 

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn (HLNT): Một đông lực nào để ông thành nghệ sĩ khi thân sinh ông là Phạm Duy Tốn là nhà báo, nhà văn, doanh nhân chí sĩ yêu nước trong nền văn học mới, người bạn thân của Nhà dịch thuật, cải cách Nguyễn Văn Vĩnh. Hay thường gọi (Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố). Và là người hủi tóc ngắn và mặc âu phục đầu tiên tại VN? Xin ông có thể kể lại vài hình ảnh đáng nhớ về thân phụ cũng như trong một gia đình thăng hoa?

 

Phạm Duy (PD): Tôi không có may mắn được sống với cha vì Người qua đời khi tôi mới 2 tuổi. Nhưng khi tôi lớn lên, được biết mình là con một nhà báo, nhà văn nổi tiếng thì tôi khởi sự tìm hiểu về ông. Và tôi biết rằng ông là một trong những người “tân tiến” (khác với cổ hủ) của thời đại. Tôi yêu qúy ông và muốn được như ông cho nên khi quyết định làm người nghệ sĩ, tôi muốn tiếp nối sự nghiệp “hướng về cái mới” (progressif) của ông. Trong gia đình, tôi có thêm người anh cả Phạm Duy Khiêm cũng là một nhà văn (Pháp ngữ) lỗi lạc… làm cho tôi càng muốn là một nghệ sĩ tiến bộ, khai phá, xung phong…

 

HLNT: Là một nhạc sĩ thời kỳ tân nhạc Việt Nam, khi ông cho ra đời cuốn sách đặc khảo dân nhạc Việt Nam ông kỷ niệm gì ? Đặc biệt là ca khúc Buồn Tàn Thu được ông phổ biến rộng rãi với kỷ niệm đáng nhớ. Văn Cao người bạn nửa thế kỷ tràn bao thời kỳ lịch sử khó quên với 2 bài hát như Suối Mơ, Bến Xuân (lời Phạm Duy, Nhạc Văn Cao)…

 

PD: Trong những ngày xa xứ, vào khoảng 1990, tôi viết bài đăng trên báo VĂN HỌC (Santa Ana CA, USA) và soạn những chương trình phát thanh cho Đài BBC Luân Đôn để nói về sự thành lập và phát triển của Tân Nhạc, trên dưới 50 năm nay, đã có mặt ở trong và ngoài nước, và nhất là ở trong lòng ba, bốn thế hệ người Việt Nam rồi. Đơn phương làm công việc của một tập thể (như một Hội Nhạc Sĩ Việt Nam chẳng hạn), chắc chắn tôi vấp nhiều khuyết điểm, nhưng vào lúc đó, tôi cứ phăng phăng làm và nghĩ rằng sẽ có ngày được hội luận với mọi người trong ngành rồi sẽ sửa sai, bổ túc. Tôi có cơ hội tiếp súc với những người đã thành lập nên nền Tân Nhạc, ví dụ: các cụ Nguyễn Văn Tuyên 86 tuổi, Lê Thương 83 tuổi, vào năm 1990 này, đang còn sống ở Saigon… Đó là chưa kể trong những năm tháng trước đó, tôi đã xin được khá nhiều tài liệu bực một (de première source) ở nơi những vị kỳ cựu trong làng Tân Nhạc hoặc sống lâu năm bên Pháp như Nguyễn Văn Cổn, hoặc di tản qua Hoa Kỳ như các nhạc sĩ Vũ Thành, Hải Linh, Thẩm Oánh… trước khi các vị đó qua đời. Tôi cũng đã gặp nhạc sĩ Văn Giảng ở Australia, các bạn đồng nghiệp khác hiện ở rất gần tôi như Nguyễn Hiền, Ngọc Bích v.v… để trao đổi ý kiến về lịch sử Tân Nhạc.

Tôi không dám nuôi và thực hiện một tham vọng quá lớn lao là viết một lược sử âm nhạc đương thời (contemporary music) trong 50 hay 60 năm chuẩn bị, thành lập và phát triển. Tôi chỉ xin đóng khung sự thành hình của Tân Nhạc trong khoảng một giai đoạn trên dưới 10 năm, nghĩa là từ 1935 cho tới 1945, một giai đoạn mà tình hình đất nước đang chuyển mình rồi về sau sẽ luôn luôn bị phân chia cho nên lòng người bị phân tán, sự thật về một ngành nghệ thuật có thể bị che lấp bởi chiến cuộc liên miên.

Lẽ dĩ nhiên tôi sưu tầm nhạc Văn Cao và kê khai toàn bộ nhạc phẩm của ông ta… trong đó có nhắc tới bài Buồn Tàn Thu mà tôi đem đi hát khắp nơi… và vài bài tôi soạn chung với ông.

 

 pd2

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt người chơi Hạ Uy Cầm đến thăm Nhạc sĩ Phạm Duy tại tư gia (Saigon 2009) (Ảnh: Nhật Tấn)

 

HLNT: Từ ngày đầu về Việt Nam đã có một bài thơ “Về thôi” nhà văn Lưu Trọng Văn có đề tặng Phạm Duy và ông đã phổ với tựa đề “ Trăm năm bến cũ.” Và năm 2001 ông đã thực hiện điều đó. Xin Nhạc sĩ cho biết tâm tình con người Việt với mảnh đất Việt?

 

PD: Vào năm 1994, lúc tôi đã có ý định trở về sống chết tại quê hương thì tôi nhận được một bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Văn, con trai của người bạn cũ mà tôi rất yêu quý là Lưu Trọng Lư, đăng trên báo Lao Động ở Saigon với nhan đề “Về Thôi, tặng: người tình già.” Bài thơ có những câu:

 

Làm gì có trăm năm mà đợi 
Làm gì có kiếp sau mà chờ…
 
Đất Mẹ – Đất Nàng
 
Con sáo sang sông tha cọng rơm vàng
 
Lót ổ
 
Mười chín năm bến cũ
 
Người tình già ơi! nhớ không?

đi kèm với những câu:

Trăm năm bến cũ, có còn đó không? 
. . . . . . .
 
Cây da bến cũ còn lưa,
 
O đò năm trước đi mô không về…

… để gọi một người trong nòi tình thì — dù tôi không còn cái thú soạn ca khúc nữa — tôi đã phổ nhạc nó ngay.

Rồi tôi không ngần ngại gì nữa, vào đầu năm 2000, khi có cơ hội được hồi hương… tôi đáp máy bay về Việt Nam, có lẽ cũng chỉ vì có tiếng gọi tha thiết của một thi sĩ, tiếng gọi mơ màng của một o đò, tiếng gọi nồng nàn của tình yêu…

 

HLNT: Nhìn lại chuỗi sáng tác chạy ngang dọc với nhiều thể loại trong đó có thể theo xu hướng xã hội đương đại thì đặc bit tục ca, vỉa hè ca như hỗn hợp và thích ứng nhu cầu phát triển tại Việt Nam trong tương lai. Xin  nhạc sĩ kể rõ về cách nhìn “đi trước thời đại” và bị nhiều người phản kháng, ca sĩ thì không hát, nay bị thất truyền?

 

PD: Trong quá trình sáng tác của tôi, có những lúc tôi vui vì nước tôi đang tiến tới sự hưng thịnh thì tôi xưng tụng bằng những “quê hương ca” ngọt ngào, cao sang, hoành tráng… Khi tôi cảm thấy quê hương tôi đang lâm vào cảnh rối loạn thì tôi buồn giận và soạn ra những “xã hội ca” trần trụi, tối ám, thê lương. Nghệ sĩ vốn là loại người bén nhậy cho nên hãy cho phép tôi được “khóc cười theo mệnh nước”…

Nhưng nếu tôi chú trọng tới việc quảng bá mạnh mẽ những “quê hương ca” thì tôi không muốn truyền bá “xã hội ca,” chứng cớ là “tục ca, vỉa hè ca” không in được in ra và hát lên (nếu cần thì tôi cũng sẵn sàng khai tử chúng). Cũng có thể trong tương lai, khi lòng người VN rộng rãi hơn là khi chúng ta vừa ra khỏi thời tao loạn… thì “xã hội ca” sẽ được công nhận chăng?

HLNT: Từ những thập niên 60 một số anh em nghệ sĩ thời bấy giờ có câu: “Bài thơ nào mà nhạc sĩ phổ nhạc thì nổi lên…” kể ra như thơ của Huy Cận, Lưu trọng Lư, Hoàng Cầm, Vũ Hữu Định… Tại sao lại có sự họa nguyện đó về tư chất người nhạc sĩ sáng tác.

 

PD: Trong quá khứ đã có “truyền thống hát thơ” : Truyện Kiều của Nguyễn Du là một lối hát gọi là “kể kiều” (nghĩa là “ngâm” cũng thế), truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đẻ ra lối “nói thơ Vân Tiên,” dân ca VN là các lối hát phong dao, đồng dao, ca dao v.v… Tôi nghĩ khi mình phổ nhạc những bài thơ mới là mình đã đi theo truyền thống cũ vậy. Đừng cho rằng bài thơ nào mà tôi phổ nhạc cũng hay, có những bài dở ẹc!

 

HLNT: Xin ông kể vài kỷ niệm giai thoại đáng nhớ về những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông ?

PD: Tôi khởi sự sáng tác bằng việc phổ nhạc một bài thơ hay : bài Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính. Từ đó, tôi sống trong một thời thơ mới Việt Nam nổi bật với rất nhiều thi phẩm đặc sắc và ngoài việc soạn ca khúc của mình, tôi phổ nhạc rất nhiều bài thơ hay của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Hữu Loan, Bích Khê, Phạm Thiên Thư, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên v.v… Các nhà thơ đó có gửi lời cám ơn tôi, nhưng thật ra tôi phải cám ơn các thi nhân đó chứ !

 

HLNT: Xin chân thành cảm ơn Nhạc sĩ Phạm Duy.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn thực hiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 20155:10 SA(Xem: 31764)
…Tôi bước lên những bậc thềm mịn rêu, bước chậm, sợ mình sẽ bị trượt ra sau, cái ngã ngửa chẳng khác nào cái rớt xuống trần gian đầy ngỡ ngàng của hai chàng Lưu Nguyễn. Tôi chưa muốn thế, tôi đang muốn sống cõi phi thực kia với từng rung động e dè chậm chậm, để nghe chạm vào cánh cổng đã hoen rỉ tháng năm, và dù nhẹ nhàng đến thế nào cũng sẽ ghê răng bởi tiếng rít của một cánh cửa lâu ngày không mở.
14 Tháng Năm 201511:28 CH(Xem: 31678)
Trăng đang vỡ trên ngọn đồi ký ức Bóng tim tôi vướng nhánh giao mùa Tiếng hát ai vỡ tràn đêm đắng Tôi vỡ vô vàn trong ánh trăng xanh
14 Tháng Năm 201510:01 CH(Xem: 30754)
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Việt Thanh với lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng sẽ đưa chúng ta trở về nông thôn Việt Nam bằng những “Ao làng”, “Nắm lá ngày Đoan ngọ”, và lối đánh bắt cá độc đáo của rất ít người và bây giờ cũng không còn ai sử dụng nữa đó là “Bơi dể”. Chúng tôi trân trọng gởi đến quí văn hữu và độc giả những tản văn của Nguyễn Việt Thanh.
14 Tháng Năm 20159:40 CH(Xem: 34737)
Chúng tôi lên Thăng Long Tết Ất Mùi, mặt hồ Dâm Đàm mỏng như ý nghĩ khoa cử trong đầu Kiệt. Kinh sư đầu triều Lý mang sắc đẹp bán khai dữ dội của những cánh rừng bàng chưa phát quang. Kiệt hay đứng ở bờ nước, mắt dõi theo những cuống sen già trôi quả quyết về hướng Cấm Đình. - Nay mai đỗ đầu tiến sĩ thì ngồi nhà mát ăn bát vàng.
14 Tháng Năm 20159:34 CH(Xem: 30875)
Trong số mười người chúng tôi bị bắt bởi chiến dịch khủng bố mùa thu tháng 9 năm 2008 thì Ông Nguyễn Kim Nhàn là người duy nhất hiện vẫn đang còn bị tù đày. Tôi thường gọi những người dân oan như ông, như chị Trần Ngọc Anh, chị Phạm Thị Lộc, vợ chồng chị Cấn Thị Thêu... là “dân oan hóa dân chủ” vì họ đã không chỉ dừng lại ở việc đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình mình, mà đã tham gia vào các công việc, các phong trào đấu tranh vì Nhân quyền, Tự do và Dân chủ.
14 Tháng Năm 20155:55 CH(Xem: 33723)
Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy; đến hôm nay, nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản;
14 Tháng Năm 20155:36 CH(Xem: 33910)
Ngày 05.05.2015 nhà văn Võ Thị Hảo đã tuyên bố từ bỏ hội Nhà văn Việt Nam, cùng ngày tổ chức này gạch tên 9 nhà văn khác đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh trong phiên họp bầu đại biểu đi dự đại hội toàn quốc. Dân Luận (DL) đã trao đổi với nhà văn Võ Thị Hảo (VTH) về vấn đề mà chị coi là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới...
14 Tháng Năm 20153:44 CH(Xem: 36694)
Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở TP. HCM ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đề nghị những người tham dự gạch tên chín người sinh sống ở TP. HCM và tham gia Văn đoàn độc lập. Những tưởng hành động này là "đòn giáng mạnh" vào các hội viên của Văn đoàn độc lập, tuy nhiên nó đã gây một hiệu ứng ngược khi hàng loạt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn VN (DL)
13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30713)
Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời.
13 Tháng Năm 20154:31 SA(Xem: 30967)
Qua tháng tư rồi Anh có trở về ngày bình thường Như đi bác sĩ, làm tình và các thứ Mình lại hẹn nhau mùa điên năm sau