- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA KỲ CÔNG BỐ TÀI LIỆU MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

14 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 104194)

 chientranhvn_sa1-content

Tin Hoa Thịnh Đốn - Chính phủ Hoa Kỳ ngày 12 tháng 5 loan báo cho công khai tập tài liệu nổi tiếng mang tên Hồ sơ Ngũ Giác Đài, sau khi các tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam từng một thời được xem là tối mật bị tiết lộ với báo chí cách nay 4 thập niên.

 

Theo tin của AFP, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia là kho lưu trữ sử sách và tài liệu khổng lồ của Hoa Kỳ, thông báo các tài liệu này giờ đây không còn được coi là tài liệu mật nữa, và sẽ được phổ biến cho công chúng bắt đầu từ tháng sau tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở Yorba Linda, thuộc tiểu bang California. Với tên gọi chính thức là Quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện, tập tài liệu tối mật trình bày chi tiết sự can thiệp quân sự và chính trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1967. Hồ sơ này do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ là ông Robert McNamara yêu cầu soạn thảo vào giữa năm 1967 để ghi dấu mọi chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tài liệu cho thấy mức độ can dự quân sự của Mỹ tại Việt Nam lớn hơn nhiều so với những gì người ta được biết trước đây. Tập hồ sơ lần đầu tiên xuất hiện trên trang nhất của báo New York Times hồi năm 1971 đã gây ra vụ tai tiếng đình đám, khiến Tổng thống Lyndon Johnson thời bấy giờ quyết định không ra tái tranh cử giữa bối cảnh dân chúng ngày càng phản đối cuộc chiến.

 

Tờ New York Times có được tài liệu này từ ông Daniel Ellsberg, lúc đó là một chuyên gia phân tích quân sự làm việc cho Ngũ Giác Đài.

 

Nguồn: AFP, SkyNews.com.au

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Ba 201510:41 CH(Xem: 34633)
Nắng đã vào mùa giêng hai em bắt bóng vợi nhớ nhung đượm màu lửa hạ đường xưa giờ xa quá ngong ngóng gì mà trượt ngã qua mình
04 Tháng Ba 201510:32 CH(Xem: 32507)
Ngày ông Ninh bố của Hùng đến nhà gặp Má, Ngà đi học chưa về. Má kể, ông nói với Má sẽ mang Ngà theo trong chuyến vượt biên.
04 Tháng Ba 201511:33 SA(Xem: 31799)
Xuân mộng sương khói Lạc vào mắt thu Phải đâu em khóc Là giọt mưa sầu
26 Tháng Hai 20154:33 SA(Xem: 31778)
Nah có nghĩa là Không, và em bảo em đã đi hết vòng tròn của chữ không trong đạo phật rồi. Đối với tôi, em là một loài chim lạ, con chim tuyết trong bài hát Snowbird của ca nhạc sĩ xứ Quebec, Gene MacLellan.
26 Tháng Hai 20154:17 SA(Xem: 32769)
Hôm nay, chúng tôi trở về thăm lại nền nhà xưa của nội. Ngày ba sống đã từng ao ước sẽ dẫn đàn con trở về thăm quê cũ. Bây giờ nếu ba còn sống, chắc ông sẽ hạnh phúc lắm. Khu vườn của nội cây chằng chịt, nền đất cũ hoang tàn, ngôi nhà tranh vách đất của nữa thế kỷ trước vẫn đứng im lìm trong nắng sớm. Cây cổ thụ có một tổ ong to đang làm mật. Chu vi khuôn viên đã bị lấn chiếm nhiều.
26 Tháng Hai 20153:55 SA(Xem: 31295)
“Khu rừng này sẽ cho chúng tự do, vậy tại sao chúng vẫn muốn bay khỏi đó. Ông nói với tôi ghét sự trói buộc, vậy tại sao ông không tìm một con dao để cắt những sợi dây đó ra. Hay là…Ông vẫn muốn đứng ở một chỗ để mơ mộng tự do.”
26 Tháng Hai 20151:15 SA(Xem: 31163)
coi phim khiêu dâm một chặp đầu óc bỗng sáng ra đùi. vú và mông có gì lấn cấn nơi câu chữ à phải rồi thơ không đáy tưng bừng chói lọi như gương
18 Tháng Hai 201510:22 SA(Xem: 35168)
Mùa xuân mộng mơ về người yêu đầu Sao không nói với anh về người yêu sau cuối Chợt mắt chiều rất lạ Năm tháng có bao giờ lập lại hôm qua
18 Tháng Hai 201510:16 SA(Xem: 33649)
Ngày ấy mẹ sinh em ra ở làng Hương Hồ bên bờ sông Bạch Yến. Không có con sông nào lặng lờ nước biếc xanh như dòng Bạch Yến, một nhánh của sông Hương tẻ ngang uốn lượn loanh quanh bên làng quê nhỏ nhu mì hiền lành của vùng Hương hồ, tưới mát hết hai triền bờ xanh um, trước khi xuôi về Bao Vinh nhập mình trở lại vào dòng Hương.
18 Tháng Hai 20159:45 SA(Xem: 38362)
Vậy mà đã 40 năm qua đi 1975-2015, với đời người như một cơn gió thoảng, với lịch sử chỉ là một chớp mắt, nhưng lại là một chặng đường rất dài trải nghiệm những tang thương. Thêm một chớp mắt nữa, thế hệ những người cầm bút 1954-1975 đều trở về với cát bụi, một số có thể còn được nhắc tới qua tác phẩm nhưng rồi cũng phải kể tới cuộc sống đầy đoạ và cả những cái chết tức tưởi của họ. Nói tới Văn Học Miền Nam, không thể không có một “cuốn sách trắng/ livre blanc” về thời kỳ đó, một Wikipedia mở, như một “bộ nhớ” cho các thế hệ Việt Nam tương lai.