- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc Mơ Thổ

24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 91526)


tranvu_2010
 Trần Vũ - 2010

Chúng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên khuôn mặt, trong đôi mắt, nhưng ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Tết Giáp Tuất. Tôi về sống ngôi nhà của Quý, phía nam phần lục địa. Trái đất xoay như thỏi đá cứng, những cạnh gai góc cắt vào chốn vô hình. Mỗi trưa, tôi với Quý và Chiến - cũng một người bạn ở nhờ - bầy những tiệc rượu đón bắt những vô hình mà cả ba đều linh cảm rất rõ, theo sóng của cây rừng tràn đến tận thềm. Cả một triền núi lươn lướt tắp đến bàn rượu. Cơ ngơi của Quý to lớn sừng sững.

Quý bầy ba cốc rượu hồi. Óng ánh. Bóng của cả năm mươi gian nhà san sát đổ dồn vào trong đáy ly. Bất chợt. Dữ dằn. Lần nào ngắm dinh cơ của Quý, tôi cũng nổi gai, rờn rợn. Không phải nhà mà là một thứ lăng, lâu đời, cũ kỹ, vĩ đại, chễm chệ trấn áp cả một rặng núi. Năm mươi gian nhà cất xây theo lối cổ, chống đở bởi những trụ trời xọc vào mây. Sân trước dựng chín đĩnh đồng. Sân sau Quý thuê đào một thứ đầm trông y hồ Ba Bể ở Mẫu Ninh. Dể sợ. Không phải nhà ở của một con người.

Vợ Quý bưng lên một mâm nhắm. Những lát tim luộc tái, lát mỏng, xâm cạnh những khoanh lòng tròn trắng, tươi mởn tựa đầu vú đàn bà. Vơ. Quý có nét lẳng của phụ nữ Bắc, nụ cười bám theo chuôi mắt, rớt vào đĩa nước chấm nổi nhọn hai quả ớt xanh.

Quý vươn tay gắp một mẩu lòng, cắn vào chính giữa chỗ dai dai tựa đầu nấm vú. Anh kể Ngày xưa ăn miếng thịt rồng ở miền Bắc là kinh lắm. Mổ rồng là một thứ lễ nghi, tráng đinh buột ghị lại, phải đợi tiên chỉ đọc điếu văn rồi mới thọc huyết. Bên này rồng đông lạnh, rồng làm sẵn, chỉ việc mua về xả nước đá, ăn bao nhiêu cũng có. Quý cười ha hả. Mấy ngón tay đánh đôi đủa di động uốn éo, trước khi xỉa xuống đĩa tim phượng đỏ chót. Tôi rợn.

- Ăn tim nhớ người!

Quý lại cười. Dạo mới quen Quý, lúc trước, tôi để ý thấy mặt anh cằn cỗi, môi thâm, má hóp, chứng sốt rét rừng của thời kỳ đi B lâu lâu hoành hành. Nhưng kể từ lúc Quý tậu được năm mươi gian nhà, sắc mặt anh đổi hẳn. Mười năm vượt Trường Sơn nhọc nhằn chỉ còn lại hàng bạch đàn ngút ngắt, trồng tít tắp dọc bờ tường viền ngôi đất. Kỷ niệm thời trai trẻ của Quý ở Hà Nội thì mọc ở rặng hoa sữa trắng ngát.

Quý thấy tôi ngắm vườn, hiểu ý:

- Rặc cây Hà Nội. Đặt mua từ ở nhà, cái gốc sữa ở đầu hàng Gai cạnh xạp ốc nóng nhớ chưa?

- Mua được à?

Tôi chồm mình. Vợ Quý đang khom lưng bổ đôi quả cật. Mấy ngón tay Quỳ mần mần lăn lăn miếng bầu dục bóng lưỡng nằm trây trên thớt. Quỳ vuốt ve, âu yếm, hết trở qua rồi lật lại, lạng bỏ nhịp nhàng những gân hôi, rồi khía. Quỳ lấy nước ở hồ Ba Bể, ngâm bầu dục cho xả nhớt, rắc một chút húng lìu, và ghép một lạng mỡ trước khi xiên. Xâu xong, Quỳ bỏ vào nhà trong nói đi lấy than để nướng. Quý không chú ý đến vợ, ngắt một lá húng, chắc lưỡi:

- Mua tất! Cái gì bây giờ cũng bán.

Quý rót thêm rượu hồi. Ngửa cổ. Rượu chảy xuống cần cổ như con rắn lục, trườn trườn qua yết hầu, động đậy, trước khi lặn vào gan. Tôi uống hết cốc rượu mời của Quý, thơm hực. Hồi nguyên chất đậm đặc. Nồng. Pha thêm nước lã thơm ngai ngái, vàng khói phất lên khứu giác ngất ngưởng. Cốc hồi tan vào máu làm thịt gân tôi nẩy giật. Nghe được cả những âm thanh của búp hồi nở ở gang bàn chân.

Chiến từ nãy giữ im lặng. Không phải Chiến ít nói, nhưng ở con người Chiến mang dấu ấn của thời đại. Thứ dấu đóng chết, bảo chứng một sự thật: Bị bôi xoá. Bị bỏ quên bởi thời cuộc. Lần nào ngồi gần Chiến tôi cũng để ý dáng vẻ kỳ quặc đó, toát ra ở người Chiến, tựa một thứ định mệnh sóng đôi hiện lên rõ mồn một ở khoé mắt, sống mũi, quai hàm, ở từng sợi tóc úa, bắp thịt nhão. Nhưng khủng khiếp nhất là lắm lúc Chiến ngồi sờ sờ ra đó tôi cũng không trông thấy. Như thể anh hoàn toàn bị xoá bỏ. Sử sách lãng quên. Chỉ có quá khứ lâu lâu ở trong Chiến vụt trồi lên va chạm với Quý.

- Cánh Bô. Đội Trinh Sát ưa uống hồi à?

- Ai bảo ?

Quý đang chặt rồng. Vừa nhổ những chiếc vẩy bạc, tiện tay nhón một mẩu bầu dục còn sống ở bìa thớt, chưa xiên, chưa nướng, bỏ tọt vào miệng.

- Hồi ở Việt Bắc hôi khắm! Cất làm thuốc đau bụng, có được thế này đâu? Mà cũng chẳng còn. Cao Bằng, Lào Cay bây giờ mực độ cây xanh bình quân đầu người còn ít hơn Hà Nội.

- Tệ thế?

Tôi uống thêm một chén hồi bỏ đá. Phải công nhận cái thứ rượu này lạ. Càng uống càng mê, chẳng trách có một dạo lắm thổ dân hoá cuồng. Uống tới ly thứ tư, trong đầu tôi váng vất như có rụng một trận mưa hoa vàng, cánh hoa reo cùng với gió đâm xuống thịt da rồi lại trồi lên trỗ thành những rễ hồi nhỏ, ngo ngoe, động đậy. Tôi cảm giác rõ rệt, những vô hình ngóng chờ lúc nãy đã hiện lên, lừng lửng đứng trong sân. Triền núi trước mặt đổ lao thăm thẳm xuống vực sâu. Và cây rừng cứ mỗi lúc một dầy thêm, rậm rạp, phủ kín quanh chỗ tôi ngồi. Ấn tượng được hoà nhập với thiên nhiên, tan vào trong cây cỏ, đất đá, vỡ ra sảng khoái, lạ lùng. Tôi đưa tay quơ lấy chai rượu. Trong chất hồi cũng có dấu vết của thiên nhiên: Mặt trời, hừng hực, lúc chảy qua cổ họng.

Quý không ngó ai, khợi một miếng óc lân luộc, rắc muối tiêu, cắn một cọng răm trước khi nuốt:

- Mấy năm trước 79, Trung Quốc cử người sang Việt Nam mua rễ hồi, mà mua với giá đắt, cả làng, cả tỉnh đốn hồi bán. Hiểm!

- Người ta hiểm còn mình dại!

Chiến ăn hết nửa quả tim phượng, mỉa. Quý hơi lừ mắt, nhưng bỏ qua. Gạt thịt rồng vừa chặt vào thau, cạo thớt. Cử chỉ của anh gọn, sành sõi, nhanh nhẹn như những người Hoa đi bán phá lấu. Chiến không nói gì thêm. Từ mấy tháng đổ lại, trừ những lúc găng, Chiến chấp nhận chính Quý mới là chiều mạnh của lịch sử. Sự im lặng của Chiến nửa bẽ bàng, nửa thua cuộc. Để quên, Chiến không ngớt rót cho tôi và anh. Pha nước, gắp đá, rồi lại uống. Cứ thế ba bốn bận. Chai hồi chưa kịp vẹt mâm lòng đã cạn.

Qúy nhần nhần một miếng lòng dai, nhăn mặt:

- Cái thứ rồng già ăn như thịt trâu!

Quý vớt một quả ớt, muốt đầu nhọn, chép chép ở đầu lưỡi. Tôi ngóng bóng Nữ vừa đi học về bước qua cổng Đại Môn. Kiến trúc của ngôi nhà trông như lăng vua. Mấy hàng cột trụ biểu trồng đều tăm tắp, xen giữa linh qui đội bia trước sảnh đường. Có lần Quý giải thích: Để sau này con cháu đổ đạt khắc tên vào văn bia như truyền thống của dân tộc nghìn xưa. Nữ đi qua bàn không chào. Quý gắt:

- Cái mả mẹ mày không biết phép tắt. Đã thưa gửi chưa?

- Je n'ai pas faim!

Nữ đi xoắt vào nhà trong. Quý thở dài, lôi ở gầm bàn một két gỗ. Chục chai vang tím sẫm. Quý vừa khui vừa nhăn trán:

- Con gái bên này mất nết.

- Đánh bài đi!

Chiến nhắc. Hai bàn tay mang dấu vết chiến trường quẳng ra bàn một xấp tiền giấy. Quý xào cỗ bài rồi đưa tôi kinh, anh bắt đầu chia, mấy ngón tay cũng động đậy, thành thạo, uốn éo khéo léo như lúc nãy. Tôi vừa đón bài, vừa nhìn vơ. Quý trở ra vườn. Quỳ bắt vỉ, quạt than. Khói um lên tàn gốc điệp. Thấy cỗ bài, vợ Quý dẫy:

- Đợi tôi chơi với.

- Đàn bà đánh gì !

Quý đang bực con, sẵn. Vợ Quý không vừa, sừng mặt:

- Đàn bà cũng là người!

Quý nhượng bộ chia đều bốn tụ. Giấc trưa nóng hầm than trên vỉ cật nướng cháy theo hơi quạt gió phần phật ở tay Quỳ. Vợ Quý trở qua trở lại gấp gáp rồi hạ bếp. Miếng bầu dục chưa chín, nhưng chạm lửa săn cứng.

Chiến uống thêm mấy ly vang nữa rồi bắt đầu giao: Đánh thua không chạy. Tính chi. Một chi năm trăm quan. Rồng ăn mười ba chi. Tứ Quý, Thùng Phá Sãnh cũng mười ba chi. Nhưng Rồng lớn hơn hết. Tôi mở bài. Bài máu. Đồng hoa. Chưa đánh tôi đã biết thắng. Bên cạnh Quỳ búng bài tanh tách. Hết xoẻ lại xếp. Cứ xong một nước Quỳ lại liếc ngang dọc, cặp môi đánh son chói chực mím lại, rồi nhoẻn ra. Tôi đã ngà say, thấy Quỳ đẹp sắc, nét đẹp chanh chua mà dữ tợn. Quỳ mặc áo mỏng. Vú hở ra nhễ nhại những hột mồ hôi tròn trĩnh. Tôi ước ngủ với Quỳ chết mới mãn.

- Xong chưa? Có mười ba lá bài binh hết một ngày. Nhìn đây này!

Quý nóng nảy, chìa ngay vào mặt Chiến cũng vừa xong. Chiến gạt:

- Zách Thú Sãnh ăn được thì ăn!

- Xám Chi đầu!

Quỳ hấp tấp, bổ nháo xổ bài. Nhưng rốt cuộc bài tôi ăn tất. Đánh thêm sáu ván, tôi được năm. Cứ hai ván Quý khui một chai rượu đỏ. Rượu Pomérol, château Rouget, vụ 84. Quý nói: Mười năm chống Mỹ! Chiến chỉnh: Mười năm kháng Cộng. Quỳ rủa: Lẩm cẩm.

Uống hết chai thứ chín thì tôi hoa mắt. Cỗ bài chạy lộn xộn. Màu váy rượu đỏ như môi lưỡi Quỳ, uống vào cũng nở tròn trịa như bắp đùi đàn bà ở độ xuân, nhưng bốc lên đầu rần rần chẳng khác một bầy quạ đua nhau mổ vào thái dương. Tôi thấy người mình nhẹ lắm, mà tay chân thì không điều khiển được, như đã tách khỏi xác, cứ chao qua chao lại. Tôi gọi Quý:

- Tôi ngã mất.

- Thằng chạy!

Chiến chửi. Nhưng Quý đã đứng lên, vạch mắt tôi xem.

- Hỏng kiểu. Nó sắp chết. Chạy bắc nước, cho nó uống trà Thổ. Mau!

Bụng tôi chướng lên. Bao nhiêu thức ăn, phổi, rồng, phượng, cật, óc, lân, gan, tim, mề chạy ngược lên cổ. Mắt tôi nổ đom đóm, loáng thoáng thấy Chiến, Quỳ, nửa bóng nửa hình chạy lăn xăn, kẻ giữ tay, người đở gáy, còn Quý hộc tốc chạy vào nhà đem ra một hộp thiết. Mạch máu tôi vỡ hết. Tôi muốn nôn mửa nhưng Chiến đã chận lại, bàn tay hộ pháp chặn ngang cổ họng, đè dứ lấy không cho nôn. Tôi quẫy. Vỏ chai trước mặt bể xoảng. Chiến dẫm phải mảnh, máu chảy ròng ròng. Trong mảnh thuỷ tinh mặt tôi dúm dó, trộn lẫn với máu Chiến tím bầm. Chiến vẫn xem như không đè lên ngực tôi, hai tay nhồi xuống tim, mỗi cái nhấn làm tôi nẩy bật lên. Gương mặt Quỳ gần sát to như đấu thúng. Tôi dẫỵ

- Uống nào!

Quỳ bóp má. Trút trà. Nước trà nóng bỏng cháy dại lưỡi. Trà đặc, đắng chát miệng. Trà xuống tới đâu người tôi mụ tới đó. Nắng buổi chiều gay gắt. Dữ dội. Tát thẳng vào mặt. Cơ ngơi của Quý quái vật. Chính giữa cơn say làm như tôi còn trông thấy rõ một đuôi rồng hiện ra bất chợt, lượn uốn quanh ngôi đất nhà Quý. Hai chiếc vòi rồng thả vọc xuống mặt hồ Ba Bể rút nước. Mưa, dông, bão, sấm chớp, hay rồng hút nước tôi không biết, nhưng những vẩy hỏa rồng lập loè mê hoặc. Chiến cõng tôi lên buồng. Tiếng tri hô của Quý còn hô hoán dưới vườn trầm trồ khen con thú đẹp.

 

*

 

Chúng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ trông thấy trên gương mặt, trong đôi mắt, và ở những giấc mơ không bao giờ tắt. Suốt bốn ngàn năm, cái chết của con người ở quê tôi hình thành do suy tàn của thể chất. Nhưng xuống tới thế hệ tôi, kỳ quặc, chính chúng tôi đi tìm cái chết: Thể xác vẫn nguyên vẹn.

Chúng tôi đứng ở bờ cồn trông ra cửa biển. Tôi run rẩy vì ý nghĩ mình sắp chết. Một cái chết dã man hung bạo. Nền trời mỗi lúc một xanh, bát ngát. Soi rõ đại dương và Phương Tây ở đằng xa. Tất cả, không ai rời mắt nổi khoảng trời xanh ngắt ngoài sức tưởng tượng -nền trời của biển Đông và Tây Phương- nơi chúng tôi sẽ chết. Ruột tôi quặn thắt vì sợ hãi lẫn ham muốn. Mâu thuẫn nhưng kích thích. Tiếng còi tàu rúc của ba chiếc thuyền táng cập vào bến. Những chiếc thuyền bít bùng giăng sẵn cườm, một thứ tàu nhà đòn mà tôi sẽ phải vào nằm bên trong với một ngàn hai trăm người khác. Ba chiếc tàu chở tử thi. Tay chân tôi lạnh mướt vì sợ. Mẹ tôi đứng ở kề bên. Tôi nghe được tiếng thở của bà. Tiếng thở đứt khúc, đứt đoạn, thấm đẫm tình mẫu tử. Mẹ đi tiễn tôi sang thế giới bên kia. Sợ. Nhưng tôi vẫn không van bà giữ tôi lại. Cơn khát, giấc mơ, cả hai trộn lẫn, thúc đẩy. Tôi nửa muốn sống, nửa muốn chết. Kỳ lạ, chính mẹ cũng không giữ tôi. Dù tôi đọc rõ đau khổ trên gương mặt bà. Mẹ tôi đau nỗi đau của người đàn bà lúc lâm bồn. Xẻ thịt, banh da, rạch tử cung, xé buồng nhau, mất huyết. Biết đau đớn nhưng vẫn ham sanh. Tánh khổ dâm tôi thừa hưởng từ mẹ, và sắp sống những giây phút khoái lạc đớn đau đầu tiên. Bạn bè đứng trước tôi lần lượt tự sát. Được tẩn liệm ngay trong lòng tàu. Tôi trông thấy những bà mẹ lạc thần gập người rụng xuống. Tôi trông thấy đôi mắt các bạn tôi mở trừng trừng sau khi chết. Những đôi mắt trẻ phút vĩnh quyết còn cố thu vào chút hình ảnh chót cùng của quê hương, gia đình. Đến phiên tôi, mẹ tôi gào khóc, vật vã thảm thiết, nhưng bà không làm cử chỉ bảo bọc xoè hai tay kéo tôi vào lòng; bà không làm cử chỉ thiêng liêng gìn giữ đứa con của tất cả các bà mẹ trên thế giới. Sau bốn ngàn năm, các bà mẹ ở quê tôi thay đổi, sẵn sàn chứng kiến con mình chết để đánh đổi những giấc mơ. Họ tổ chức cho con cái những cuộc tự sát tập thể. Mẹ tôi đồng loã và chính tôi cũng đồng loã. Tôi bước xuống tàu. Bàn chân run rẩy sợ sệt, chưa kịp quay lại để nhìn mẹ lần cuối, thì gã thủy thủ đã xộc tới dùng mã bổ phập vào đầu tôi. Lưỡi rựa xắn ngập xuống óc hủy tức khắt một phần trí nhớ. Máu tôi phun bắn ra sàn tàu. Máu đỏ gấc, tươi rói vô tội dưới ánh sáng mặt trời. Tôi ngã chúi trong vũng máu. Tôi bơi trong máu của mình. Của mẹ. Tôi chưa chết, nhưng máu trào ra khắp mặt. Tôi gào mẹ. Lão tài công xông tới phụ với gã thủy thủ đầu tiên, dùng kéo cắt kẽm, cắt lưỡi không cho tôi gọi mẹ bằng tiếng mẹ đẻ. Tôi quẫy. Cái chết nào cũng đau đớn. Chủ tàu vừa quát gọi tài công nhổ neo, vừa lấy đinh chọc tiếp vào hai mắt khiến tôi mù loà không trông thấy quê nữa. Tôi rú lên. Thịt da tôi tan nát. Nhưng lưỡi đã bị cắt, chỉ phát ra những tiếng la khắc khoãi, âm thầm, lẳng lặng, kêu vang cho chính mình. Không ai can thiệp. Không ai thương xót. Tất cả dửng dưng. Tàu đã tách bến. Không phải con người ở quê tôi không còn tình cảm. Nhưng họ đã chứng kiến quá nhiều, trông thấy cái chết quá nhiều. Giá trị vĩnh hằng là những giấc mơ. Đối với họ, chúng tôi là những tử thi sung sướng.

Đám thủy thủ lấy cưa xẻ xác từng người đã chết ra từng khúc để bán cho hải tặc. Tiếng cưa máy réo inh ỏi man dại như tiếng hú của những con vật ăn thịt. Những khúc ruột xổ ra, bấy hầy, bị vất xuống biển, trôi theo nước cuốn về quê. Xương chúng tôi bị ném đi, rơi vào lòng đại dương mênh mông, dậy sóng, đầy dông tố, đá ngầm, san hô và những lổ đen sâu hoắm mở ra chờ đợi. Tứ chi chúng tôi rơi không cưỡng lại được, không thể bám víu, gió phần phật... Nhưng lúc gã thuỷ thủ chẻ sọ thì tôi vùng dậy. Có ai chết mà muốn hài cốt mình chịu dầy xéo, đừng nói cưa tiện. Tôi vùng vẫy, đầu ngắc qua ngắc lại để tránh lưỡi cưa đương tì xuống. Lưỡi thép rít rè rè kêu xoáy kề màng tang, tôi khóc lóc van xin nài nỉ, vật nài khẩn khoản lạy lục xin tha, căn buồng nóng hơn một lò thiêu, chiếc giường chồng chềnh chao đảo nghiêng ngã nhấp nhô giữa áp xuất hầm như ở xứ nhiệt đới. Trần nhà không ngớt xoáy tròn, quay tựa một quả bông vụ ném vào khoảng không, xoay tít, mồ hôi tôi võng võn g chảy tháo ra ở hai bên nách, ở trũng lưng, ở cả bắp đùi nhớp nháp. Mặt đệm đầy nước. Nước mằn mặn lẫn rong rêu. Biển tràn vào buồng, tôi bơi giữa biển mồ hôi bám tìm sự sống, dẫy vùng tìm lối thoát, co đạp đấm vào cạnh giường kêu mẹ, lăn lộn tức tưởi tốc mền tốc chăn xé gối. Tôi giật tấm vải màn che cửa sổ, nắng ùa vào như thác nước sôi xối phồng da mặt ném bừng ra khỏi cơn mộng.

Giấc mơ khủng khiếp. Căn phòng ngộp hơi. Tôi thở hổn hển. Áp xuất ép làm những giọt mồ hôi nhỏ li ti vỡ ràn rụa. Ác mộng hãi hùng còn đeo bám in dấu trên mình tôi tím bầm, đầy dấu tay ấn của Chiến và những nhát búa tạ còn lồi lõm khắp ngực. Tôi nấc đứt quãng. Hoảng sợ. Chết đi sống lại. Giống vừa làm kinh. Máu mũi trong lúc trớ chảy đầy miệng.

Phải lâu lắm tôi mới hồi lại, rời cõi hoang vu để trở về với thực tại. Chung quanh lặng lẽ. Tất cả lặng lẽ. Tôi nhận ra mình đang nằm chính giữa căn buồng nhà Quý. Cánh quạt trần không biết Quý gắn từ bao giờ, ban sáng tôi vẫn còn chưa thấy, quay lờ đờ chậm chạp, không thổi được chút gió. Cánh quạt rình soi mói. Tôi sờ tay lên vách tường ẩm rêu. Căn phòng Quý cho tôi ở sát vách núi, chỉ cần mở cửa ra là chạm những khối đá tảng hoang vu xù xì. Tôi nghe được tiếng nước chảy ở đáy hồ Ba Bể, thường nhật sâu lắng, lúc này ầm ào kêu vang. Tiếng nước chỉ làm cho buổi trưa rộng thêm. Tôi không biết mình nằm trong buồng bao lâu, chỉ nghe rất rõ mọi tiếng động. Tiếng những ngọn cỏ mọc khắc khoãi quanh nhà. Tiếng những cột gổ trăn trở vặn vẹo ngoài hành lang. Tiếng mối mọt bò trong các ngách gỗ. Thậm chí đến tiếng trứng gà vỡ trong góc chuồng tôi cũng nghe được. Những mảnh trứng vở rạo rạo, non nớt xen kẽ tiếng động thật khẽ, yếu đuối của từng cánh cải cúc nhú mình cố vươn lên dưới gậm giường. Gian buồng mọc đầy cải cúc. Nở rợp, tươi tốt. Một vũng ói nhơ nhớp hôi thối nhầy nhụa trên mặt thảm. Tôi nghe tiếng thắt bóp của mạch máu, ở cườm tay, ở ngực, ở gân, ở não, ở dương vật của chính mình. Tiếng động của các tế bào sinh sôi nẩy nở rồi chết đi liên tục, sôi động, hàng hàng lớp lớp, cứ hết mớ này đến mớ khác, cứ hết lớp này đến lớp khác, tái tạo hủy diệt, sinh tử đổi ngôi cho nhau nhịp nhàng đều đặn theo một thứ chu kỳ bất tận. Những tiếng động mê hoặc miên man không dứt, lấn át cả giấc mơ ban nãỵ

Trời mưa lúc nào tôi không rõ. Nắng quái của buổi chiều vụt biến, vụt tan, nhường cho màn sương mờ đục vây quanh nhà. Trận mưa mạnh, những hột mưa to, nặng, chậm, sâu như tiếng cuốc đám thổ dân ven nhà Quý mỗi sáng bổ vào lòng đất. Mưa xắn xuống bao lơn phòng tôi, tưới ướt những chậu quất. Hơi mưa man mát lẻn vào buồng kêu tí tách. Vách tường ẩm rêu chảy nhờn nước. Khối đá xù xì sát cửa sổ bắt đầu hồi sinh. Tôi nghe rõ chúng cựa mình tắm mưa. Trận mưa bất ngờ gội sạch những ám ảnh còn xót từ giấc mơ. Tôi trở nên tĩnh táo lạ lùng. Một thứ khoáng đạt nội tâm bất chợt. Giống trận mưa làm loãng ảnh hưởng của chén trà Thổ lúc nãy. Tôi nằm trên giường ngắm cơn dông rãi đều răm rắp xuống dinh cơ của Quý những nắp nước bạc. Tôi thấy cần đàn bà.

Quỳ hiện ra bất thình lình ở ngưỡng cửa.

- Trốn lên phòng đợi em phải không?

Quỳ cười khúc khích, thân mật. Ngồi thụp xuống bên giường, xoãi người cắn vào tai tôi hỏi khẽ:

- Đợi em lâu không? Lão Quý canh ngặt mãi mới tìm được cớ vào nhà hỏi chuyện con Nữ. Nhớ lắm nhỉ?

Quỳ thủ thỉ. Luồn tay vào ngực áo tôi xoa xoa, những đốt tay Quỳ dịu mát, lan tới đâu như búp hồi toả hương mật, kích thích. Quỳ đưa tay vuốt tóc, lau vài giọt nước mưa còn bám. Cử chỉ thật dịu dàng, không chanh chua dữ tợn như ở dưới vườn. Nhưng tôi hãy còn chưa dứt khoát, dầu gì Quỳ cũng là vợ của Quý. Tôi cố gỡ tay, Quỳ cười rũ.

- Nhát thế à?

Quỳ trườn người nắm tay tôi đặt lên đầu vú, bắt nắn se, mơn mơn, xoa xoa, di di, rồi lại cười rúc rích:

- Thích không? Lão Quý vừa giới thiệu anh là em thương ngay. Có thèm ngủ với em không? Sao lúc nãy em lận bài không mách?

- Mách để làm gì?

Nghe tôi trả lời, Quỳ cười thành tiếng.

- Ngây thơ nhỉ? Thảo nào lão Quý chê anh trẻ người non dạ. Nhưng em thương là được.

Quỳ cởi áo, ném vào góc, ngực vú vun nở, trắng ngà, ưỡn ra quả quyết. Mắt Quỳ chợt chạm phải vũng ói trên mặt thảm.

- Say thật à?

Không đợi tôi giải thích, Quỳ cúi gập người liếm vũng nôn. Dáng điệu mãi miết, say mê, Quỳ nuốt thật sự những thứ tôi vừa nôn ra. Lưỡi thoăn thoắt dọn sạch những mẫu thịt nát lợn cợn. Bãi ói vơi dần đi, cho đến lúc sạch hẵn. Quỳ mút tay tiếc rẽ. Từ lúc Quỳ bước vào buồng, nủng nịu, tôi đã kích thích. Nhưng trông thấy một người đàn bà đẹp, quỳ nuốt những thứ mình vừa nôn ra khiến tôi càng cực ham muốn. Tôi chưa trông thấy hình ảnh nào dâm đãng bằng cảnh Quỳ uống các chất chua thải từ bao tữ mình trây trên đất. Dương vật tôi săn cứng lại. Tôi muốn ôm chầm lấy Quỳ, Quỳ cũng nhận ra, chồm lên, cắn nghiến lấy tôi.

- Em giống con thú không? Nhai lại thức ăn của anh!

Quỳ đong đưa ngực vú hôn tôi mê dại. Hai bắp tay nhễ nhại nối những đầu ngón tay xoắn xít. Quỳ tháo thắt lưng hộ tôi. Tấm đệm còn tắm mồ hôi, tôi với Quỳ ôm nhau trong nước, bềnh bồng lặn ngụp giữa thân xác. Tôi ham muốn kích ngất, muốn vật ngã Quỳ, ấn đầu Quỳ, đè ngửa Quỳ, banh dạng cơ thê? Quỳ, hãm Quỳ ngay dưới chân giường, nhưng tay chân vẫn bãi hoãi sau giấc mơ, nặng nề không sao cử động được. Quỳ nhìn tôi thiếu kiên nhẫn. Mấy ngón tay nóng nảy tháo vội cúc.

- Anh còn say lắm để em giúp.

Đôi môi Quỳ chín rực, lên xuống, cuồng nhiệt. Quỳ mút khoẽ. Chắc. Hăm hở. Vồ vập. Lớp son mỡ bóng rẫy đỏ rát. Sức vóc của người đàn bà chăm việc đồng án. Toàn thân xác tôi bổng phủ kiến, những đàn kiến bò khắp châu thân, cắn, tiêm mật vào các thớ gân, cùng lúc người tôi như tách rời ra, bay qua những cách đồng, lướt gió, lơ lửng, mãi mê, những đám mây hoang lạ và núi rừng xuyên suốt qua người. Tôi nghe rõ mình kêu thất thanh giữa khoảng trống mênh mông vô tận, tôi bay theo hướng mây cuồn cuộn về phía mặt trời, không còn mưa, không còn bão, đã tắt dông, đã tắt nắng, nhưng vẫn sáng, thứ ánh sáng của tuổi thơ lấp lánh. Biển bầy ra trước mắt. Xanh thẵm, rùng rợn. Phút chốc tôi nhận ra bãi biển của giấc mơ, kinh dị. Tôi thét gọi mẹ, bấu lấy đầu Quỳ muốn ngừng, nhưng Quỳ vẫn tiếp tục, ngậm chắc, mãi miết, nuốt trọn toàn thân tôi đang rơi trở lại vào đại dương của tuổi thơ tự sát. Tôi sống trở ngược cảm giác hoảng hốt, hoảng sợ, mà cũng cực kích thích, ham muốn tìm cái chết, tự nguyện chịu hành xác. Tôi bay trở ngược chập chùng qua biển lớn. Gió gào mang tai. Thịt da từ từ tươi trẻ, mắt từ từ trong, tuổi trẻ nhập trở lại trong mình tôi đầy tràn sức sống. Tôi thấy lại bến cồn lúp xúp những ghe xuồng chở người ra tàu lớn. Tôi thấy tôi đi trở lại qua lòng chợ. Quỳ vẫn không buông, mút lấy mút để, nuốt nhay hối hả, người tôi căn phồng như cánh diều no gió, bay lồng lộn phần phật qua những mái nhà, chùa đình miểu chợ. Tôi thấy lại tất cả. Tôi muốn bước xuống, muốn trở về nhà, muốn ngã vào lòng mẹ, nhưng Quỳ không cho, mười ngón tay vẫn bấu chắc, hối thúc, siết mạnh, đẩy đến cực điểm. Quỳ như kẻ thả diều bắt tôi lên cao nữa, lên cao mãi, lên cao cho đến lúc nổ tung, cho đến lúc bước chân xuống tàu bị giết. Lưỡi mác chém vào đầu, chém vào vai, xẻ óc, đổ thịt, tan xương, nát sọ, máu me nhầy nhụa. Tôi sợ. Gào. La. Thất thanh. Tiếng hét vang dội trong buồng, tiếng hét tháo ruột tháo gan trôi tuột tuổi thơ, sinh lực bao nhiêu lâu chôn dấu, giữ trong mình, đè nén, kềm hãm, chất chứa, căng thốn thúc bách giống lần xuất tinh đầu tiên ào ạt mạnh mẽ mãnh liệt bắn phun xối xã tuôn tưới tắm đằm đìa khuôn mặt Quỳ ướt đẫm.

Tôi thở dốc. Hào hển. Co thắt. Rút giật. Người run bần bật. Mạch máu não chùng đứt. Dương vật là con rắn bị cắt tiết.

Quỳ giật vải giường lau tóc, lau mặt, chùi những tinh trùng còn ngọ nguậy bám ở môi.

- Tối em qua buồng nhé.

Quỳ âu yếm, ranh mãnh. Mặc áo và biến mất. Tôi nhắm nghiềng mắt.

Tiếng Quý gọi Quỳ vọng từ chốn nào xa vắng, xa xôi, xa lắm, vọng vẳng vang vang, văng vẳng như ở kiếp nào, thế giới nào trôi ngang qua buồng rồi đi khuất, mất hút.

 

*

 

Tết Giáp Tuất, chúng tôi hãy còn rất trẻ. Tuổi trẻ không trông thấy trên gương mặt, trong đôi mắt, ở làn da, nhưng hằn những giấc mơ khắc ghi không bao giờ mất. Tết Giáp Tuất. Bất cứ ngày nào cũng là Tết Giáp Tuất. Chiều nào cũng là chiều hai mươi tám Tết. Sáng nào cũng là sáng mùng Một. Không có thời gian. Không có không gian. Không có khái niệm. Không có chuẩn mực nào để đo cuộc sống chúng tôi. Tôi về ở với Quý bao lâu, không ai biết. Chính tôi cũng không rõ. Chỉ thấy cơ ngơi Quý mỗi một ngày một quen thuộc. Chừng tôi đã sống nghìn năm dưới lớp mái võ cua, với những cột cái, cột quân, con chèn, cốn. Những cánh rừng phía sau nhà Quý rậm thêm, những giải núi mọc lấn dồn ra sát thềm lục địa, chân núi dẫm xuống biển, chống xuống vực sâu, mặt trời mọc ở hướng Bắc, mặt trăng lặn ở hướng Nam, trái đất có mười lục địa, con người có tuổi thọ một ngàn năm, chúng tôi không cần biết. Quý tiếp tục tiệc rượu ê hề thừa mứa. Chiến tiếp tục với cổ bài mê hoặc, và tôi xuất tinh lên gương mặt Quỳ rạng rỡ.

Kỳ lạ. Thời gian không có, nhưng tôi sống với tình cảm hồn nhiên trong tráng. Tựa tuổi ấu thơ tìm trở về. Bất chợt. Đột ngột. Rộn rã. Tôi là đứa trẻ. Mười lăm, mười sáu, tuổi dậy thì. Thèm khát. Dâng trào. Hồn nhiên lẫn tìm kiếm. Hồn nhiên đến mức gặp Quý tôi không thấy ngượng, như thể tôi chưa ngủ với Quỳ. Chưa hề xẩy ra chuyện gì. Và bản năng của buổi sáng thức sớm, dọ dẫm, bước chân dẫn lên thang lầu đưa tôi vô tình đến xưởng vẽ của Đình. Những tầng lầu ẩm mốc tỏa hơi mưa của cơn giông khuya khoắt còn bám những giọt nước rãi ướt suốt hành lang hoang vắng.

Xưởng họa của Đình nằm trên tháp Bảo Nghiêm phía sau Phật điện phần chót của dinh cơ Quý. Tôi đi qua mấy dẫy tường liền phủ đầy tranh. Khác với trước Tết, mỗi ngày những bức tranh trong xưởng vẽ của Đình đổi khác. Hàng trăm bức trắng toát. Từ buồng này sang buồng khác vẫn chỉ một lối vẽ: Những nét cọ trắng bay lượn chập chùng trên khung vải bố. Trắng ngần, trắng lạnh, tê tái đến nhứt nhối. Mỗi khi đứng trước những bức tranh của Đình, tôi luôn ấn tượng đứng trước vũ trụ yên lặng, mênh mông, bao gộp tất cả: Không bụi, không núi, không mây, không con người, chỉ bất tận những khoảng trống âm u. Sơn trắng không chỉ trắng mặt vải bố nhưng trắng ngát khắp gian phòng. Tường, thảm, bàn, ghế, trần, nen nhẩy múa trôi lượn cháy cạnh những hình khối rối rắm bay ào ạt, hoảng loạn, tới tấp vào giữa không gian đục mờ, cùng lúc trong trẽo thứ ánh sáng nhạt lưa thưa lơ lửng hoe vàng rãi dọc những chiều thời gian đa chiều; và tôi cũng bay y hệt những khối loạn sắc không tài nào cưỡng, chống, kháng cự, hay chụp bắt, cảm giác cùng một lúc mọi vật, thế giới đều tản mát và tập trung quanh mình, ấn tượng thất lạc, thất tán tan vỡ phân tử tế bào trong cơ thể rã ra chìm đắm vào sự vật không ý thức, không hiểu, không thể kiểm chứng, khó phân tích, không thể chủ động lý giải hay làm chủ được bất kỳ một thứ gì trông thấy và không trung yên tĩnh hoang vu tĩnh mịch đến sợ. Tĩnh lặng. Im ắng. Trơ trọi. Cổ sơ. Hoang dại.

Đình kéo giật tôi ra khỏi tấm tranh. Tôi rớt bật từ tấm vải bố xuống mặt ván. Đau điếng, váng người. Đau ê ẩm nỗi đau của một kẻ bị giật kéo bức rời ra khỏi gia đình, khỏi người thân và những đồ vật thân thuộc của mình. Tôi bàng hoàng ngã ngửa vào một thế giới khác. Thế giới thật của xưởng vẽ lạnh lẽo vuông vức. Những giầm sơn rơi lả tả khắp mặt ván. Người tôi mụ đi mấy phút. Không biết bao lâu sau tôi mới định thần đang ở xưởng vẽ trên tháp Bảo Nghiêm phía sau Phật Điện, bên kia hồ Ba Bể, phần cuối của cơ ngơi Quý. Hôm nay là thứ năm, sáng mùng Một Tết Giáp Tuất. Quý đang bắt ghế đốt nhang trầm trong cửu đĩnh, hương nồng nặc. Giữa mùi khói nhang xông lên từ dưới vườn, Đình chuệnh choạng đở tôi dậy. Trông anh cũng mệt mõi, sức vóc tiều tụy. Vẽ mà như tra tấn, nát người. Những tấm bố vẫn trắng. Tường vách vẫn trắng. Chỉ có ấm trà sôi miên man từ nảy là không trắng. Ấm nước bốc khói chậm chạp. Đình rót trà, đặt lên tách, mấy ngón tay anh run se sẽ mời tôi trước khi hỏi:

- Thấy gì?

- Không biết, tất cả.

Nước trà đắng. Mùi trà Thổ ẩm mốc hôm kia phản phất. Tôi rùng mình, nhớ lại giấc mơ khủng khiếp bửa trước. Nhưng chén trà trôi tuột vào bụng không phản ứng. Hình như Đình pha loãng hơn Quý. Giọng anh xúc động.

- Mấy tháng nay không vẽ được nữa. Ý có nhiều mà tranh không lên hình.

- Vì sao?

- Con người muôn hình vạn trạng, không tài nào diển tả được hết cái mình cảm, cái mình thấy. Không phải ngẫu nhiên mà vẽ truyền thần cho người chết dễ hơn họa chân dung người sống. Một đằng là xác chết thuần vật chất; một đằng là sự sống với tâm tính, khát vọng, giấc mơ...

Đình giải thích rồi bỏ cọ ngâm trong lọ dầu. Anh biến mất, đột ngột. Đình bỏ đi bất thình lình như người họa sĩ xoá một bức vẽ. Phủ phàng. Cay độc. Giận dữ. Vết cọ trắng đâm nát mảng tường trước mắt. Tôi gọi anh, chạy níu kéo những ý tưởng hoảng loạn hãy còn vương vãi suốt hành lang. Bước chân Đình tất tả trốn chạy mất hút. Tiếng u u của gió gọi thiết tha kéo tôi tới bao lơn mọc trỗ ra rặng núi đá. Khoảng bao lơn kỳ quặc mở ra một thế giới khác, treo rũ từng khối băng lớn nhọn hoắc tựa lưỡi kiếm của thượng đế cắm vào mặt đất. Tuyết trắng xoá nhức nhối trên những sườn vực ngã lao hun hút. Mãnh sân đá sau xưởng vẽ bơ vơ trơ trọi chẳng khác một ý nghĩ đè dưới vách núi chèn hãm. Khung cảnh làm tôi hoảng sợ. Mới hôm qua Quý dẫn tôi leo núi, hãy còn là núi rừng nhiệt đới, đầy muổi vắt đĩa lúc nhúc. Quý còn kể với tôi lúc xưa vượt Trường Sơn cũng y hệt; mồ hôi tuôn nhèm nhẹp ở mổi bước chân dẫm xuống bùn sình, cây mục, thèm khát một vũng nước trong. Đứng ơ? Trường Sơn trông xuống biển Nam Hải giống nhìn một ảo ảnh. Rõ ràng trông thấy biển, mây, trời, mặt nước nhưng không thể chạm vào. Bước ra khỏi rừng là chết, làm mồi cho máy bay Thần Sấm. Khối kẻ đã nhảy xuống vực để chết trong tự do tươi mát của biển cả. Mới hôm qua Quý hãy còn kể say sưa về quá khứ. Chỉ mới hôm qua, cũng ngọn núi trước mắt, tôi đã leo lên, dẫm chân len lõi qua những rễ rừng dầy cộm, đan kín, xanh ngắt màu xanh của lá, bây giờ phủ ngập tuyết lạnh lẽo. Không cây, không cối, chỉ những tảng băng lạnh lùng tàn nhẫn chồng chất bít kín đại dương và chân trời. Khí lạnh thổi buốt rát. Lan can lạnh cóng. Tôi trốn trở lại vào trong xưởng vẽ. Một bầy dơi trốn tuyết ùa vào bay theo toán loạn khắp buồng. Đàn dơi bay rồ dại va vào trần nhà, húc vào các tấm bố đến toé máu. Từng đầu dơi vỡ rốp, cả bầy dơi đập cánh hổn loạn tìm lối thoát. Những giầm sơn bê bết máu rơi rụng lả tả. Tôi chợt hiểu: Đàn dơi mù loà và khả năng phát sóng định hướng của chúng bị hỏng. Tôi mở toang hết các cửa sổ cho chúng thoát. Suốt buổi chiều tôi dọn dẹp xưởng vẽ rồi viết mấy chữ để lại cho Đình: Tất cả những giấc mơ đều khởi đầu từ sự sống và kết thúc cùng cái chết.

 

*

 

Tết Giáp Tuất cơ ngơi của Quý đổi khác. Không phải một đổi khác mơ hồ nhưng rõ rệt. Mới đêm trước, tháp Bảo Nghiêm xây bên hồ Ba Bể, Phật Điện, Tô? Đường, Hữu Trường Lang, Ta? Trường Lang còn quái vật, khi bầy sẽ ríu rít và vạt nắng tuổi thơ dìu dịu lấp lánh, lẩn lút soi vào buồng, năm mươi gian nhà của Quý trở nên quen thuộc. Chừng tôi đã sống nghìn năm với những đầu kẻ, giả thủ, vì kèo, đã sinh trưởng dưới lớp mái võ cua, đã lớn khôn với từng cột cái, cột quân, con chèn, cốn. Tôi nhìn những khúc gổ xúc động. Mặt mình in trên thớt gỗ, ở từng nét kẻ hoa văn cũng khắc tên mình. Buổi sáng trong ngần những giấc mơ ấu thơ, sáng rỡ đẹp lạ thường. Giấc mơ thấm đẫm vào người; tôi sống trở lại những tình cảm tuổi thơ vô tội, lương tâm trong tráng hồn nhiên. Vô tội đến mức chạm mặt Quý, tôi hoàn toàn không thấy ngượng, làm như tôi chưa hề cướp vợ anh, chưa hề xuất tinh lên gương mặt Quỳ rạng rỡ. Cảnh xuất tinh lên mặt Quỳ chưa có. Quý cũng chưa nhận ra điều gì khác lạ.

Chủ Nhật lễ Chay. Tuyết vần vũ. Những sóng cây rừng gờn gợn, nhấp nhô, như hôm nọ trên lan can xưởng vẽ của Đình từng chập xô đẩy tựa biển băng kéo đến vây bủa đều đặn chắc chắn chín chung đĩnh đồng Quý đang thả trầm đốt, khói hương mịt mờ.

Quỳ đứng ở Thượng Điện áo khoát lông Phượng. Tấm áo lông thú lấp lóa sặc sỡ trên da thịt mỡ màng. Chiến ngắm Quỳ mê dại. Quỳ nhờ Chiến chở lên thủ phủ của đám thổ dân để sắm sửa. Tôi bảo Để anh đưa. Nhưng Quỳ làm mặt lạnh. Tôi nghĩ Quỳ sơ. Quý ngờ vực nên không ép. Chiếc Jeep quân đội của Chiến rồ ra khỏi nhà. Trong cơ ngơi đồ sộ chỉ còn tôi với Quý lẩn thẩn.

Quý bắt ghế đi từ chung đĩnh này sang chung đĩnh khác. Tiếng nhạc Rock ầm ào đập trống thùng thùng không dứt vang vang trên buồng Nữ từ sáng. Gần trưa tiếng nhạc tắt phụt, con gái Quý đi biểu tình chống kỳ thị bước ra sân. Quý gọi giật:

- Nữ! Mày đi đâu?

- Ne m'appelle pas Nue! Mon nom est Marie!

Nữ quay phắt, sừng mặt. Con gái Quý giống Quỳ, đẹp sỗ sàng khiêu khích. Quý đang đứng trên ghế đẩu, giận tím tái, mắng:

- Cái mả mẹ mày tao đập chết! Tao hỏi đi đâu ?

- Je vais où je veux. Je n'ai besoin de personne!

Da mặt Quý đỏ sần. Quý ngượng với khách, nhổ vụt nan sắt khợi tro rượt Nữ. Tôi chạy theo giữ kịp Quý lại. Quý gầm:

- Đồ đĩ! Nuôi chỉ xấu hổ ông bà!

Quý mạnh lắm, xô tôi ngã, nhưng Nữ đã chạy ra khỏi cổng, thách thức:

- Comment m'adapter à un monde que je ne comprends pas?

- Mả mẹ mày!

Quý lồng lên, nhưng xe bus đã trờ tới. Bóng Nữ mất hút. Mắt Quý đỏ ngầu, tuyết rơi lất phất tan ngay trên nền đất. Quý bỏ vào nhà trong bật đài xem bóng đá. Trận World Cup của năm 66 ồn ào, nhốn nháo. Còn một mình tôi đi rão qua Tả, Hữu Trường Lang. Những gian nhà lúc nhúc người ngợm. Họ hàng, gia đình Quý bảo lãnh sang đoàn tụ. Mỗi bận trông thấy họ, tôi cảm tưởng lạc vào sở thú. Đám anh em họ với Quý hùng hục nấu vàng giả, còn cô dì thím mợ của Quý may lậu, đạp máy may kêu ầm ĩ. Tất cả hùng hục giữa đống đồ vĩ đại. Chỉ lâu lâu những kẻ hết xuất vào bếp vục mặt vào thau cám nuốt cạn rồi ợ, bỏ ra ngoài nằm xem phim tập. - nhà bên một đám cháu gái Quý vừa vắt sổ vừa hát Karaoke. Thầy Quý -cu. Cử- ngồi vắt vẻo đu đưa như một con vượn già ngâm nga cổ văn:

- Nhất biệt gia sơn cáp thập niên...

Lần nào gặp thầy Quý tôi cũng bỡ ngỡ. Ông cụ tựa một con vật sót lại từ thời đại trước. Một con vật ưa nước vối và phun phè phè ra thảm. Thấy tôi không hiểu, cu. Cử quắc mắt:

- Khách lý giang sơn chỉ thử tình. Uất uất thốn hoài vô nại xứ!

Tôi trở vội ra vườn vì biết cu. Cử sắp lên cơn. Bóng nắng vút lên trên đầu gốc đại thụ đã già nua, còn thả buông nhễu nhạo từng sợi giây đa bạc trắng.

Sau cơm trưa, Quý dẫn tôi ra vườn xem Phật Điện. Tiết ráo, anh hồ hởi trở lại, quên mất Nữ, rủ tôi chụp ảnh. Không phải ảnh nghệ thuật, nhưng là cách chụp của những tay thợ dạo dọc bờ hồ Hoàn Kiếm. Vừa bấm ảnh, Quý chuyện vãn:

- Có thấy giống mái chùa Keo ở quê mình không?

- Tôi ngỡ quê anh ở Mẫu Ninh?

- Đấy là quê ngoại!

Quý gạt. Anh chụp hết cuốn phim Kodak, cất máy Leica, rồi bảo tôi vào bên trong. Chùa nhỏ nhưng đủ các công trình chính: Tam quan ngoại, tam quan nội, cung hộ pháp, cung tế khí, cung đại bái, điện thánh, và gác chuông. Quý thuê thợ xây hơn một năm.

- Trông y ở Thái Bình.

Tôi khen.

Quý hãnh diện, chết liệm đi, tay anh run run vuốt mắt Phật.

- Nhớ quá Vĩnh ạ. Ngày xưa cứ mỗi hội chùa Keo, ông cụ lại giắt mình đi, hai bố con bơi qua sông Trà Lý, vào trẩy hội. Bơi trải, bắt vịt, nấu cơm thi, lúc nào mình cũng được. Trước khi tàn hội ông cụ lên gác đánh chuông khấn. Có hai quả chuông to lắm, đúc từ thời Tây Sơn, còn Phương Tượng đắp đời Mạc Mậu Hợp. Mình bắt chúng nắn lại hết.

Quý kéo vai, chỉ tôi xem. Xong anh lên gác đánh ba tiếng chuông gióng vào giữa núi rừng xao động. Tiếng chuông ngân nga đưa Quý đột xuất về quá khứ. Một phút anh xúc động cùng cực. Mỡ ở cầm rùng rùng động đậy. Cánh mũi phập phồng tóp, nở, theo tiếng khánh vọng giây lâu chưa dứt. Lạ lùng trong lúc toàn thân Quý run rẫy, những sóng cây rừng với núi đá sáng bừng, vươn xa, trãi rộng, như tỏa hào quang, được sơn son thếp vàng, phủ kín đại dương giát bạc. Phút sau, tiếng ngân tắt ngấm, tan giữa mặt hồ Ba Bể phẳng lặng. Cảnh sắc trở lại tịch mịch. Mặt Quý sa sầm.

Chúng tôi rời gác chuông.

- Anh về mỗi năm vẫn nhớ quê ?

Tôi hỏi, hoài nghi. Cây cột quân trồng giữa chánh điện vẽ ba chữ Thần Quang Tự. Quý đóng xập liếp cửa, nhổ toẹt một bải đờm xuống ván rồi lấy chân chà:

- Bẩn bỏ cha ! Ăn ỉa khắp. Sư bẩn mà tăng cũng bẩn.

Quý cầu nhầu. Trở vào nhà Chung rót rượu uống.

- Sao anh không đưa chị đi ?

- Đi đâu ?

- Lên phủ.

- Làm gì chỗ rợ. Đây không sướng à?

Quý cạn, rót thêm hai chén. Rượu Armagnac Marquis de Caussade, đóng chai năm 71. Tôi nâng bát. Chén rượu dậy sóng. Thơm. Mạnh đến tê lưỡi. Năm 71 tôi nhớ Chiến kể đóng căn cứ hoả lực ơ? Ha. Lào, bây giờ lại chơ? Quỳ đi, không được uống thứ rượu đổi bằng mạng sống chính mình. Tôi thương hại Chiến, thấy không phải ai sống sót cũng hưởng tất.

Chừng vất võ chai, tôi bắt đầu chếch choáng. Quý bốc máu, rủ:

- Đêm qua có bầy sơn dương trên núi. Thế nào cũng sót lắm chú còn lẫn quẫn. Đi bắn về ăn!

Quý hùng hục lục trong rương đưa tôi một khẩu AK, hai bộc phá, còn anh vác thượng liên 12 ly 7 với B40. Trời quang đãng, ngôi đất chan nắng. Quý vào nhà xe chất đạn. Chiếc Mercèdes 500 SEL đời mới của anh bóng loá. Quý xoa mui xe thoả mãn.

- Bộn bạc, nhưng chạy ác lắm!

Trông Quý ngồi trước tay lái, khó hình dung anh đã từng là chiến sĩ vượt Trường Sơn. Tất cả dấu vết cũ biến mất. Đoạn đường từ nhà Quý lên núi thắt hẹp, lác đác một cột điện, một bưu trạm, dăm mốc bảng chỉ đường, rừng thông chót vót ngút ngàn. Còn đường treo vắt, đổ ầm ào qua những thác ghềnh. Một con rắn uốn khúc oằn qua những rặng núi khúc khuỷu. Quý châm lửa mồi thuốc sau mỗi đoạn đèọ

- Đánh bài với thằng Chiến thua đậm quá. Cái lúc cậu say lên buồng nằm, thằng Chiến không biết đào đâu ra, liên tiếp lên nước Rồng, cứ như là rồng ở trong người nó.

Xe vượt đèo mỗi lúc một cao. Những mõm đá bám tuyết chưa tan, lóng lánh, phản chiếu chói ngời lên kính. Hương tùng bách dậy mũi. Khí lạnh se sắt tỏa lan ở những đoạn đèo phủ cây. Quý lục trong hộc xe đưa tôi chai rượu Mít.

- Mua ở nhà. Thử đi.

Chai rượu cũ, nhưng mở nắp thơm mùi thịt da thiếu nữ. Chẳng trách gọi mít tố nữ. Tôi uống nửa chai, chất đường, chất men xủi tăm trong huyết quản. Đầu tôi căng nặng trĩu. Hai mắt chực đâm vào những vực sâu hun hút. Mỗi khúc quanh gấp, như có gốc mít đổ rạp ngã xuống mình. Gai mít làm cồn cào bao tữ. Quý không để ý, lái xe cắm mạng.

- Này! Uống cái trà Thổ hôm nọ thấy thế nào?

- Dể sợ!

Tôi uống thêm một ngụm rượu, ợ, trả lời. Quý cười rống. Nhấn kèn đuổi một lão thổ dân tóc vàng đang xua cừu qua đường. Lão thổ dân lầm bầm văng tục. Quý thắng xe, hạ kiếng, chửi:

- Je t'emmerde!

Xe leo dốc tiếp. Quý trở lại câu chuyện.

- Trà quý mua tận bên Ankara Thổ Nhỉ Kỳ. Ngày xưa tù cải tạo ở Tây Bá Lợi Á ghiền nha phiền, đem nấu trà, một ký cho được một tách cũng say như ma tuý. Trà Thổ công dụng cũng thế. Mà cường tráng lắm! Có thấy bơ vơ không?

Quý cười sặc xụa. Uạ một hơi. Một mảng núi lở hiện ra lởm chởm trước mắt.

Kể từ phút giây này về sau, Quý hoàn toàn im lặng, keo kiết lời nói đến mức ngột ngạt. Chúng tôi như bước qua một thế giới khác. Một thế giới có hiểm nguy rình rập, mà tuồng Quý quen thuộc lắm. Anh phạt lau, nứa, đi cắm mạng hơn chạy, băng băng, chốc chốc mới quay lại ra hiệu cho tôi bám sát vượt bãi. Trước mỗi trảng trống Quý đều sợ hãi nhìn trời lo lắng phỏng đoán tai hoạ có thể đổ ập xuống. Người tôi mệt rũ, bao nhiêu gò đất, hốc núi vượt qua, con đường mòn cứ hun hút ngoằn ngèo dưới tán rừng tua tủa Bạch Đàn. Gai góc, giây leo, chằng chịt như nghìn cánh tay mực bám víu. Tôi muốn gọi Quý nghỉ mệt, nhưng anh đã hối:

- Vận động vượt bãi!

Quý lao về phía trước, lưng khòm xuống, mặt ngửa nhìn trời, đùi và cả hai tay anh bơi sãi cật lực vạch lau lách. Bốn tay chân Quý quơ quào tựa một con thú hối hả tìm chỗ trú. Khoảng trảng trống xanh đẫm mây trắng trôi cuồn cuộn đẹp khác thường. Giống một giòng sông hực nắng hoang dã chảy vắt ngang trời. Chúng tôi đã sang đến bên này bìa rừng mà Quý hãy còn giục:

- Khẩn trương lên giặc lái đến bây giờ!

Chúng hiện ra ngay khi ấỵ - ngay lúc Quý vừa dứt lờị - chính giữa trảng. Đẹp vô ngần. Cả tôi và Quý sửng sốt. Choáng váng. Không phải vẻ đẹp thông thường mà là nét đẹp huyền sử, truyền thống; nét đẹp cổ xưa đã có từ nghìn năm. Giống một bức vẽ truyền thần gia bảo. Giống một nét họa dân gian bảo lưu đã mấy ngàn đời. Từ ánh mắt cổ kính long lanh chan chứa, đến vóc dáng thần thoại óng chuốt màu sắc. Bầy rồng trăm con uốn lượn nhịp nhàng tựa trăm cô gái múa lụa. Chúng vừa cổ tích, vừa thật. Trăm con rồng đang quỳ xuống đứng lên uyển chuyển, nhẩy múa vờn vờn nô giỡn chuyền nhau những trái cầu. Những trái hỏa long bay phấp phới, bồng bềnh nhẹ như trứng, mọng như những búp hoa được gió nâng, lửa thổi. Đẹp mê ảo. Tôi vụt tìm thấy lại sự bình yên sâu thẳm bấy lâu đánh mất: Chúng hãy còn sống. Chúng chưa quên và theo tôi sang tận chốn nàỵ

Những cơn mưa ở đâu bất chợt rưới rạt rào trời đất. Mưa thác lũ. Đúng rồi những trận mưa cũ, ấm, nóng. Tôi thấy lại mình chạy vui sướng qua những hẻm ngách. Nước vồn vả thăm hỏi bốn bề. Nước reo hò. Mưa ngập đến gối. Đất trời là một ao hồ dậy sóng. Những vách tường bóng nhẫy rêu loang loáng vôi vàng tắm ướt cười nấc nẻ mở lối đưa tôi đến đứng trước thềm điện. Đền Hùng. Uy nghi. Lẫm liệt. Hoành tráng như trong những bài thơ. Và chúng ở đó, đậu trên nóc. Uy vũ mà thân thiện. Tôi quen chúng từ thuở sơ sinh, còn nằm ẵm ngữa mẹ bồng đến xin sâm. Bầy rồng vui vẻ vẫy đuôi gọi. Hoan hỉ đón mừng. - mỗi cột ngách chùa đều có một chú rồng con đợi tôi, ngoe nguẩy cọng râu, hơi hích mũi mĩm cười. Tôi chuyện trò với chúng, thì thầm gọi tên những người bạn thiết: Hoàng ơi Thanh ơi Hỏa ơi. Tôi đưa tay chào. Chúng lắc đuôi vẫy. Bao giờ chúng cũng sà xuống và đêm về theo tôi vào những giấc mộng. Có khi tôi vô tình mở cuốn vở lịch sử, chúng đã hiện hình ngay trên trang giấy, nằm cuộn dưới chân. Suốt thời thơ ấu có bao giờ chúng tôi xa nhau. Mưa ướt mặt, tắm mát ký ức, nhưng tôi thấy chúng khóc. Chúng đã hiện ra bằng xương thịt cho tôi trông rõ. Chúng cũng xúc động gặp lại tôi ở chốn này, muôn vàn xa cách. Tôi muốn gọi Quý, kể cho anh nghe mối tình của tôi với chúng chia cách mấy đại dương, nghìn trùng đã bao năm.

Nhưng Quý giơ cao súng. Tôi hãi hùng trông thấy những giây đạn chầm chậm chạy vào nòng thép. Hãi hùng thét gọi. Hốt hoảng, thảng thốt. Tôi chạy níu lấy Quý, la, gào, dằn co cản trở, quỳ van vái tế lậy dưới chân anh, nhưng Quý đạp tôi ngã, hươi súng bắn xối xả vào bầy rồng tán loạn. Tiếng súng của Quý nổ chát chúa. Xé trảng. Ghim vào bầy rồng lổ chỗ. Từng giây đạn 12 ly 7 toé lửa. Những tiếng rú đau đớn đinh tai. Những tiếng rú thảm khốc. Những tia máu phụt đỏ thẫm chan hoà chân trời. Những thây rồng lăn lộn ngã quỵ xuống trảng. Những tiếng kêu rên áo não trong lúc Quý tiếp tục tưới đạn. Tôi gào khóc, đau đớn, vật vả, cấu xé, lao vào Quý bị đẩy bật ra rồi lại lao vào. Những bầy rồng con ngã sõng soài. Tôi trông rõ một đứa trẻ máu ứa ra ở mũi, ở lổ tai, ôm chùm ruột cố bò lết ra khỏi trảng. Vết máu trườn theo người nó đỏ bầm. Qúy xô tôi, ném bộc phá, và bắn B40 kết thúc. Những gắp đạn vãi lên xác đứa bé còn hấp hối, tiện đứt cánh tay nó còn đang cố chìa ra phía trước khẩn khoản. Đứa bé chết giữa đồng xanh mây trắng. Máu, xác, chân tay đầu bụng ngổn ngang.

Có thứ tội ác chỉ phạm một lần đủ hủy diệt con người. Nhưng có thứ tội ác nặng nề hơn nữa: Không biết mình tàn ác. Quý thuộc về tội ác thứ nhì. Còn tôi? Kẻ chứng kiến, tôi thuộc về tội ác thứ mấy?

 

*

 

Tôi còn đang tìm kiếm tên mình trên bảng phân loại tội ác, thì Đình chết vào buổi sáng Mùng Một Tết. Xác anh trần truồng nằm giữa tấm bố bề thế lớn bằng nền nhà. Sơn trây trét khắp xưởng vẽ. Tôi nghĩ Đình đã tắm sơn khắp mình mẩy rồi lăn lộn trên bố trước khi chết. Gương mặt anh nhăn nhúm, rúm ró, nhưng ở hai tròng mắt khép hờ còn phản phất chút thanh thản của kẻ đã dứt khoát ra đi. Năm mươi gian nhà của Quý sau buổi săn rồng buồn tê tái. Một nỗi buồn thê thiết không biết đến từ đâu; không hiểu do sao; vì sao -không phải gây ra bởi cái chết của Đình- phủ trùm lên khắp các phòng ốc. Lễ an táng, chôn cất Đình diễn ra trong thờ ơ tẻ nhạt. Quý mút những đốt xương rồng cuối cùng còn xót đã lên mốc. Chiến sào cổ bài, chán nản. Quỳ thêu móc vô tình những kiểu áo lót rắm rối dưới gốc điệp. Chỉ mình tôi đào cát, xúc những xẻng đất vàng -bằng vàng thật: thứ vàng bụi 18 mà chỉ ở lục địa này mới có- phủ lấp lên bụng Đình. Người anh quấn hờ một manh bố trắng. Những tấm bố trắng suốt đời Đình không sao vẽ hết. Tôi lập bia, kẻ nguệch ngoạc mấy chữ hưởng dương tạ thế tiếc thương, rồi ra hồ Ba Bể rửa tay trở lại bàn. Nơi đã diễn ra những canh bài sát phạt, những tiệc rượu long trời lở đất, những tham vọng chất ngất, chỉ còn mỗi một thau sành đựng chan chứa nỗi buồn vu vơ, tẻ nguội, uể oải chán chườn vô phúc vô hình mà cũng có thật sánh ra ở từng bát canh cải không còn thịt. Không ai nói với ai một lời nào nữa. Tất cả dửng dưng gỗ đá.

Chúng tôi ngồi nhìn nhau. Quý đánh mất hăm hở. Chiến hiện rõ thân xác của người lính già, hai mươi năm trận địa, một ngày bại trận, mười năm bị bắt, và thế kỷ bôi xoá. Đến ca? Quỳ, người đàn bà quyến rũ nhất cũng đánh mất nết lẳng lơ dâm đãng. Thể xác ngồn ngộn chữ Tình, nhưng Quỳ lạnh lùng gỡ tay lúc tôi luồn dưới áo ngực ve vuốt.

- Mày còn sờ vú tao gọi lão Quý.

Quỳ rít lên đanh đá ghẻ lạnh. Tôi xấu hổ nhục nhã rụt tay cúi gầm mặt chỉ dám liếc nhìn trộm Quý sợ hãi. Nhưng Quý cũng không phản ứng, dù nghe thấy, chỉ dõi mắt lên nền trời trống rỗng ngóng trông một biến cố, một con vật nào đó. Giống một kẻ đánh mất gia phả, Quý đau khổ trong lúc Chiến tháo giây biểu dương đeo ở vai xuống chùi. Những sợi giây chì mạ kền rỉ sét. Bộ đồ trang phục đại lễ thuở xưa Chiến dành mặc mỗi khi lên Vũ Đình Trường chật cứng đến nỗi không cài được cúc bụng. Quỳ thả mắt nhìn hờ hửng khoảng thịt mỡ béo phệ đang chảy nhão không thèm muốn. Tất cả như thẩn thờ tiếc nuối bửa tiệc rồng tối Giao Thừa trước Tết. Tối Ba Mươi, Chiến với Quỳ ở thủ phủ của đám thổ dân về mua ê hề dưa hấu, pháo đại, rượu mức. Quý lấy cưa máy xẻo thịt rồng. Con rồng con đỏ hỏn vừa bắn về ban chiều tươi rói, khoe những thớ thịt trẻ thơ bụ bẫm. Ghê sợ. Nhưng tôi cũng không cưởng lại được niềm phấn kích, hồ hởi, của cảm giác được ăn thịt tươi lần đầu không đông lạnh. Tôi phụ với Quý luộc thịt, gói bánh tráng, trong lúc Quỳ bằm xả, thái ớt, xây dứa làm mắm nêm. Chiến lấy dao phai chặt thịt đùi để nướng chả. Quỳ nướng bánh đa làm thêm mấy món đặc sản, lẩu, lòng, rựa mận, một mâm gỏi bao tữ trộn với bưởi, một chén thịt đông, ba đĩa thận hấp. Quý còn cắt đầu rồng nấu cháo đậu xanh để dành tối. Chúng tôi say sưa xông đất ăn nhậu thỏa thích trong xác pháo hồng đỏ rợp thềm năm mới.

Chỉ sáng Mùng Một mọi người mới khám phá ra nỗi buồn hoang vu u uất. Thứ nỗi buồn héo tim gan, chín thịt xương. Như một thứ mầm độc gieo trong lòng. Thế giới là một khoảng trống không vô nghĩa. Cuộc đời là những tuyệt vọng liên tiếp chờ đợi một hạnh phúc không bao giờ xẩy đến. Ban đêm là những giấc ngủ khó khăn khô cằn mộng mị. Ban ngày là những buổi sáng thiếu vắng tương lai. Sống nhưng bị kết án. Tự trong thâm tâm chúng tôi hiểu đã phạm tội tổ tông và chờ đợi một hình phạt. Sự trừng phạt xẩy ra buổi chiều con gái Quý đi biểu tình chống kỳ thị trở về.

Nữ đến đứng trước bàn thách thức:

- Je veux partir d'ici.

- Mày đi đâu?

Quý thức giấc. Phẫn nộ.

- Je pars avec mon mec.

Mặt Nữ đanh lại vì bất mãn.

- Thằng nào?

Quý gầm. Quỳ cũng chồm tới. Nữ chạy giật lùi tránh bàn tay của Quý vươn chụp tóc.

- Il est Turc. C'est un immigré comme vous. Il vit en Allemagne, je veux partager sa vie.

- Mày ở nhà! Tao cấm mày ngủ với bọn Thổ.

Quý nắm được tóc Nữ, vít lấy đầu vả tới tấp. Nữ xổ tóc tai gào khóc dẫy dụa, nhưng càng dẫy Quý càng đánh.

- Mày chết đi!

- Vous êtes dégueulasses. Vous aussi, vous êtes des immigrés. Des Turcs!

Nữ vùng vẫy, nhưng Quỳ phụ với Quý lấy giây điện quất vào mặt Nữ không cho cãi. Quý trói lôi con gái sềnh sệt lên lầu khoá trái. Chiếc vòng ngọc Nữ đeo ở cổ tay nứt rớt trên mặt đất, tôi cúi lượm thấy vở giữa lòng bàn tay mình một nỗi ham muốn mới kỳ dị. Quý chìm đắm trở lại vào trong nỗi buồn tổ tông hiu quạnh, hạnh phúc hoài thai vì thiếu vắng bầy rồng quen thuộc. Chiến lơ đãng với cổ bài đánh tráo thời gian. Quỳ thêu móc áo lót đờ đẫn. Và gia đình Quý gia công sản xuất buôn lậu. Văng vẳng giọng ngâm cổ văn của cu. Cử: Song mẫn tinh tinh lưỡng nhãn hoạ.. Tôi đi tìm căn nguyên của nỗi ham mê mới mẽ hình thành trong mình. Không có khám phá nào kích thích bằng khám phá trẻ thơ.

Nữ đợi tôi giữa buồng. Mái tóc con gái vuốt mềm xuống lưng áo dài phin trắng. Nỗi ham mê mới trong tôi đẹp ngây ngất như tuổi mười bốn mười lăm ở gương mặt Nữ trái soan mơ ước. Ánh mắt hồn nhiên, vạt áo lụa nõn khép nép. Nữ đẹp tựa các cô nữ sinh tuổi cài trâm tôi vẫn rình đón trước cổng trường dạo nào. Đôi môi chúm chím, khoé mắt lãng mạn, sóng mũi bé nhỏ thẹn thùng. Cả khung trời hoa mộng dĩ vãng cũ bừng sáng. Tôi xúc động cầm nắm lấy tay Nữ thảng thốt.

- Em là ám ảnh của anh.

- Sao đón em muộn?

Nữ ngạc nhiên. Mắt e lệ. Người tôi run lên vì sung sướng. Nữ nói được tiếng quê tôi. Tôi vẫn mong Nữ đừng nói tiếng thổ dân, đôi vai Nữ run rẩy lúc tôi kéo ngã vào lòng, hôn dậm dụi mê đắm. Thổn thức. Tôi hôn cuồn nhiệt đôi môi nở ngát của người yêu. Nhưng Nữ đẩy tôi ra, thỏ thẻ:

- Anh xin bố mẹ cho em sang Đức sống với Mohamed.

Đầu óc tôi bàng hoàng. Hoá ra Nữ vẫn yêu thằng đường Thổ. Có tiếng cãi vả dưới vườn. Chiến trách Quý đã bắn con thú đẹp nhất. Quý chửi Chiến rước thú về dầy mả tổ. Rồi đột ngột tiếng súng nổ. Tiếng M-16 chen lẫn tiếng AK. Tiếng đại bác 155 ly pháo cùng lúc với sơn pháo 130 ly từ trong núi thúc xuống. Tường vách rung chuyển. Trần vách nền nhà xốc tung lên dưới mỗi tiếng nổ. Ngày hôm nay là ngày 19 tháng 6 Quân Lực VNCH, cũng là ngày 2 tháng 9 Tuyên Ngôn Ba Đình lịch sử. Tôi hoảng hốt. Chiến tranh trở lại. Mùng Một Tết chưa qua, hưu chiến chưa hết, nhưng lửa cháy ngoài hành lang, Nữ kêu cứu. Tôi chạy xuống vườn, Chiến đang tưới xăng ném lựu đạn lân tinh đốt Thế Miếu. Tôi cản Chiến.

- Anh điên rồi!

- Mày câm đi. Miếu này là miếu của nhà thằng Quý. Tao đốt nhà nó!

Trên đầu súng ta đi tổ quốc đã vươn mình Tiếng kèn xuất quân Chiến vút lên cao: Trên lưỡi lê căm hờn hờn căm với xiềng xích Khu vườn vắng tanh, Quỳ biến đâu mất tôi không rõ, tôi chạy ra Phật điện tìm Quý, anh đang vớt dưới hồ Ba Bể một rương hòm chất đầy súng cối, súng không giật, mìn đĩa và chất nổ TNT.

- Hết chiến tranh rồi sao các anh còn bắn nhau?

- Tao giết nó!

Quý ráp bửng súng cối rót đạn vào chỗ tôi và Chiến vừa đứng lúc nãy. Tiếng "départ" của mortier thúc vào dẫy nhà trước tháp Bảo Nghiêm cháy phừng phừng. Tôi nhớ Nữ hãy còn bị nhốt trong buồng, dẫy lầu đang phát hỏa dữ dội. Quý ré lên như kẻ động kinh vừa pháo kích vừa phồng mang trợn mắt: Tiếng về Sàigòn ta quét sạch giặc thù! Tôi chạy trở lên lầu, người tôi cũng bị kích động đột ngột. Mái tóc Nữ rõ ràng thay đổi màu sắc, những lọn vàng óng ánh buông thả nhởn nhơ trên áo t-shirt bó người. Nữ chẳng khác những bé gái thổ dân vừa lớn, ngực vú mời mọc, tươi mát, kích thích.

Tôi ôm ghì Nữ. Tiếng quân nhạc Chiến đang bắn pháo bông duyệt binh vọng vào buồng rõ mồn một: Giặc miền Bắc vô đây bàn tay sát hại đồng bào, Bình Long quê hương tôi mồ chôn xác giặc hung tàn, hàng T-54 còn nằm phơi xác quanh đây Tôi xé áo Nữ thịt da trẻ thơ máu xương vô tội, tôi nhai nghiến lấy núm ngực Nữ mềm mại đỏ son trắng ngọt. Đêm nay là đêm Mậu Thân chôn sống tập thể. Chiều nay là chiều Mỹ Lai tàn sát không nương tay. Sáng mai là sáng hải tặc cưởng hiếp thỏa thích. Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người tiếng hát Quỳ lảnh lót. Trả con cho tao Quỳ gào; Quý đồng ca sau Phật điện: Diệt hết lũ ác ôn tiêu diệt giặc Mỹ bạo tàn, nhân dân yêu nước đang cùng xuống đường bên bao binh sĩ đêm ngày mong chờ... Hỏa tiển 122 ly bay rót vào trường tiểu học Cai Lậy, đuôi lửa bay ngang ô cửa sổ lúc tôi tóc váy giật quần lót Nữ. Tôi muốn chiếm đoạt tuổi trẻ phơi phới sung sướng đầy đủ không lo nghĩ tương lai vững chắc của Nữ, muốn xé bằng đại học Nữ sắp có, muốn đập phá ngây thơ trên thân xác Nữ tươi trẻ chưa biết bom đạn. Muốn tuổi thơ Nữ phải khốn khổ như tuổi thơ tôi. Lửa loá lên. Nữ lấy hai tay che ngực che bụng van lậy, tôi nắm tóc Nữ ấn đầu xuống gối bẻ quặc tay mở cúc quần mình. Thân thê? Nữ tròn mịn, như cánh đồng lúa chín căng những hột thóc; Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng Quý gào sát mang tai, Chiến bắc loa thổi kèn đánh trống: Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại, xương da thịt mẹ cha ông miệt mài Tôi đâm Nữ bằng tất cả sức mạnh, trí tuệ và cơ bắp. Máu chảy ở vết thương, máu đỏ gất như máu những trẻ nít chết ơ? Mỹ Lai, như máu học trò chết trong trường tiểu học Cai Lậy, tôi cắm phập thân thể, lưỡi kiếm sắc nhọn, to, bén, đâm từ từ sâu hút, chẻ đôi thân xác, xuyên suốt thịt da, cắt gân cắt thịt. Nữ oằn người gào. Khóc. Tôi bẻ quặc hai cánh tay Nữ lên tới bả vai, bẻ giật cánh khuỷu. Lửa liếm vào buồng cháy lan mùng màn chăn chiếu. Súng nổ tứ bề, tiếng Quỳ gọi khản cô? Trả con cho tao, tiếng Quý bắt nhịp bài ca Kết Đoàn và giọng tenor của Chiến hùng tráng nung náu. Cờ bay cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu; Tôi đâm vào nữa. Đâm vào chỗ thịt mềm nhất. Đâm như đâm thú. Giết trâu giết bò giết chó. Chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người Tôi muốn sống cuộc chiến đang xẩy ra. Muốn tham dự. Phạm tội. Trực diện. Lãnh trách nhiệm. Muốn trông thấy những hố hầm đang chôn vùi thân xác anh em, muốn giết người một lần. Muốn sống cảm giác bắn người là mê suốt đời như Chiến và Quý thường nói. Tôi hãm Nữ tàn khốc. Tôi giết tuổi thơ của Nữ. Lăng nhục cha mẹ, làm nhục tuổi hoa niên của Nữ. Thỏa mãn.

 

*

 

Tôi trở về dinh cơ của Quý, nhiều năm sau Tết Giáp Tuất. Bốn trụ trời chỉ cao ngang tầm mắt. Khu đất thiêu rụi hoang tàn, phản phất trong gió mùi tro của cuộc thánh chiến. Cơ ngơi của Quý đổi nhiều lắm. Rừng núi vây quanh biến mất, nhường cho những khách sạn mini hotel mọc khắp triền núi. Bãi biển cũng biến mất. Chỉ có những nhà hàng nổi mọc san sát bán seafoods. Bốn năm dẫy phố cho thuê xe du lịch, dịch vụ nhà ở. Tôi bước chân qua cánh cổng tam quan đồ sộ, hiện vật duy nhất còn sót lại từ dạo Tết Giáp Tuất. Cơ ngơi vắng vẻ. Năm mươi gian nhà của Quý cháy rụi sau cuộc hoả hoạn vẫn chưa được tân trang. Chiến và Quý tôi nhớ lãnh án hai mươi năm tù vì tội đốt rừng chưa được thả. Tôi chịu án mười năm tội hãm hiếp vị thành niên. Quỳ đi lấy ngoại kiều. Còn Nữ lấy thổ dân. Gió thổi những làn tro bốc lên trên ngọn cỏ rồi lại rớt xuống. Nấm mộ của Đình ai đào bới ăn cắp bố vẽ, đập bia, chỉ còm hủm một khoảnh đất nông chưa quá bàn tay. Tôi cởi áo khoát. Đến đốt nén hương trên mô. Đình, có cảm tưởng mình chưa bao giờ đi đâu, chưa hề rời xa dinh cơ đổ nát. Giấc mơ Di Dân cũng không còn nữa. Cỏ tranh không ai cắt mọc hút đầu, những nhành cỏ gẫy nát dẫm lên kêu rào rạo. Khu đất của Quý duy nhất còn trống, một tấm biểng đề giá đấu thầu và công trình xây dựng dành riêng cho Nam Triều Tiên. Tôi nậy hộp thư, mẩu giấy nhỏ của Nữ ghi nguệch ngoạc mấy chữ: Được tin chú về X. Cháu ghé về nhưng không gặp. Chuyện xẩy ra đã lâu. Cháu không còn giận gì chú nữa. Cháu sống hạnh phúc với Mohamed.

Gió thổi qua chín chung đĩnh còn vững, đứng trơ vơ, như tiếng than ngậm ngùi của một thời đại đã khuất. Trên cột trụ biểu chưa ngã, tôi đọc lờ mờ câu thơ cổ văn do cu. Cử -thầy Quý- khắc: Thanh niên phương dự ái nho lâm. Lần đầu tiên tôi hiểu nghĩa của câu thơ sáu kỷ trước. Hương rừng nho ở đâu tỏa thơm thoang thoảng.

 
TRẦN VŨ

23/08/1994
 

© Copyright Trần Vũ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 111687)
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha. Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113273)
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
21 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 116312)
B iển tràn vào thành phố dải Phù Tang mặn chát lệ mùa khô ... Họ đã chết nhưng những nhành hoa Anh Đào vẫn thăng hoa nỗi khốn khó trước ngọn Phú Sĩ
20 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 104214)
T ôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu...
19 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 93716)
. . Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào to tát: thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư”trao gởi người thân, bạn bè, những kẻ đồng hành biết, và sẽ quen.” . . .
17 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 75790)
C húng tôi tiếp đón những người khách đầu tiên của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn, với niềm hân hoan xen lẫn xúc động. Tưởng rằng sẽ rất bỡ ngỡ và khó khăn khi phỏng vấn một người lạ về những gì rất riêng tư, thế nhưng mọi việc đã trôi qua thật êm đềm, nỗi thương đau cũng như niềm hạnh phúc của từng người đã được chia sớt trong ân cần và thương cảm.
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 75004)
.. . M ắt thuyền của Nguyễn Xuân Tường Vy là một minh chứng về kiếm tìm và kiến tạo bản sắc của một cây bút. Mười hai tác phẩm của chị đã cho tôi những trải nghiệm thú vị. Khi dấn bước vào con đường văn chương chữ nghĩa, có lẽ ai cũng mong cho mình sẽ có được bước khởi đầu thuận lợi. Song con đường đến thành công thường luôn chứa đựng nhiều thử thách. Một khi được tôi luyện qua thử thách, mỗi cây bút sẽ trưởng thành hơn, vững vàng hơn: “ Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người, không phải bằng cách tự xóa bỏ mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình ” (R. Tagor)
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89918)
N hư nhiều người, khi đọc bài “Tìm Thăm Nguyễn Hữu Đang” của Phùng Quán, chúng tôi rất xúc động. Cụ là một người xuất sắc về đủ mọi lãnh vực: văn chương, khoa học, chính trị, thông thạo nhiều thứ tiếng, mà suốt hơn 50 năm qua đã bị đọa đầy đến cùng cực...
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 118647)
Ơ i Hoài Khanh đang còn ở Biên Hoà tóc bạc phơ nhớ đêm giáng sinh nào lên Đà Lạt thăm Thiện Ơi Hoàng trúc Ly khuất mặt những câu thơ Thiện ngợi ca bởi Thiện là thi sĩ là hoạ sĩ lạ lùng kia đã đi qua rồi đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (7) Thiện đã về Thiện đã tới.
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 99175)
N hà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời vào ngày 8 tháng 3 tức thứ ba vừa qua tại Houston Texas, hưởng thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.