- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc - “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ..”

20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83838)

tho-ma-1i-content

(Đọc tập thơ “Giấc” của Lữ Thị Mai, Nxb Hội Nhà văn, 2010)

 “Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống. Nó còn là một công cụ diễn đạt nhạy bén, trực tiếp, nói lên được những điều mà ngôn ngữ khái niệm không thể làm được. Nếu thiếu vắng hình ảnh, ngôn ngữ thơ sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt.

Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình. Với “Giấc”, Lữ Thị Mai đã mang tâm lực của mình, chi chút, nâng niu hình ảnh để tạo hình cho ý nghĩ, cảm xúc.

Đọc “Giấc”, người đọc bắt gặp những hình ảnh mở và tự mình tưởng tượng ra những hình ảnh đó. Tác giả của “Giấc” đã khéo dụng ưu điểm của ngôn ngữ văn chương để neo giữ lời thơ trong tâm thức người đọc. Tôi gặp ở “Giấc “ bức chân dung của một cô gái đa cảm trước những gì đang diễn ra, đang hiển hiện quanh mình rồi thốt lên: “bình minh đón ngày giọt sương xon xót/ước có bàn tay nâng/em chỉ là hạt mầm cô đơn/ khóc trước sự thành tâm của cỏ” (Mê khúc). Đa cảm thường đi liền với sự yếu đuối nhưng tôi lại gặp trong tập thơ một trái tim trẻ với tình yêu đầy khám phá, nhiệt thành và rung động sâu sắc. Có thể coi bài thơ “Ngón” là một đại diện cho dòng cảm xúc như thế. “ngón vu vơ miết cổ áo anh dò vết dị thường/ngón khơi mở lần tìm/ngón thành tâm chiếm đoạt…” Rõ ràng không hề có tính từ nói về nỗi nhớ, không hề có danh từ nói đến tình yêu nhưng những câu thơ diễn tả trạng thái của những ngón tay, đồng thời diễn tả tâm trạng của người con gái đang yêu. Tâm trạng đó không được đặt vào một thời điểm nào cụ thể. Những hình ảnh thoang thoáng lướt qua nhưng không loang loáng trượt trôi. Nó ám lại trong dòng cảm xúc của độc giả: “này rất nõn nà/ này thì ắng lặng ngón tìm ngón…”. Mai sử dụng điệp từ để diễn tả trạng thái của sự vật, từ đó mà gọi ra tình yêu.

Chấm phá, phác họa, hình ảnh của mười ngón tay ở các trạng thái khác nhau là sự dịch chuyển của tâm trạng. Mai diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình mà không hề gọi tên nó. Bức họa ngôn từ ấy gọi ra mảnh tâm trạng của một thiếu nữ đang “yêu” và đang “khát”. “Ngón” vì thế vừa mang tính phác họa, gợi mở vừa hết sức cụ thể, rõ ràng, day dứt. Ở một khía cạnh khác có thể coi “Ngón” là dấu ấn riêng mà Lữ thị Mai góp với dòng chảy thơ trẻ đương đại. Mai không đề thơ lên tranh hay vẽ tranh lên một bài thơ như thường thấy trong truyền thống để hai loại hình này tương hỗ, đề cao nhau. Chị kết hợp cả hai loại hình đó vào “Ngón” để tạo nên một bức hoạ được vẽ, được gợi ra bằng ngôn từ đã làm nổi bật sự cao quý của một bài thơ, khiến cho nó cụ thể hơn, sống động hơn.

Những hình ảnh được tạo bởi tư duy mĩ học và trí tưởng tượng giúp cho thơ ca - sản phẩm được tạo ra bởi sự thăng hoa của dòng cảm xúc vì thế không sa vào kể lể, miêu tả mà phải chạm tới bản chất của sự vật, bên kia cái vẻ bề ngoài của nó.

Ở một chừng mực nào đó, hình ảnh trong thơ ca mang cả hai yếu tố thực và ảo. Từ cảm nhận của cá nhân, thông qua ngôn từ, Lữ Thị Mai đã khắc họa trong cảm nhận của người đọc những hình ảnh không chỉ nhìn thấy bằng mắt mà chỉ hình dung được.

 “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ”, câu thơ đó chính là sự liên tưởng, khái quát khi tôi khép tập thơ lại. Hình ảnh bàn tay trở đi trở lại trong tập thơ. Đó là: “tay khỏa nước giọt giọt ngày”, là: “ngón măng ngủ vùi chủ nhật
, là: “đêm gối đầu lên cánh tay” là: “thêm một lần cởi thắt lưng ban mai../Chậm rãi nếm vị mặn trên mấy ngón tay…”

Dù cho là vòng tay “khép hờ” hay là “hơi tay lạnh” cũng đều là sự sắp xếp có chủ ý. Tác giả dùng hình ảnh bàn tay là để:

 Thắp lửa trên mười ngón tay

 Xua những ý nghĩ vẩn vơ bay đi thật vội…

 (Vẽ lửa)

Khác với hội họa, diễn đạt trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể, thơ diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên và của cuộc sống bằng những nét ẩn dụ, và hình ảnh trừu tượng. Vì thế, hình ảnh bàn tay trong thơ Mai vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể, nó được nuôi sống bởi “ý nghĩ”. Như thế, cái đẹp của hình tượng văn học mà ta cảm thụ được trong óc tưởng tượng của ta, và ngay cả cái đẹp của một bức hoạ mà mắt ta nhìn thấy, cũng không thể nào giống hoàn toàn với cái đẹp mà người khác ghi nhận được trong đầu óc của họ.

Tôi không có ý định diễn giải những gì tôi cảm nhận từ tập thơ vì tính chủ quan trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học. Nhưng đã đọc “Giấc”, bạn hẳn đồng tình với tôi rằng: Khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ. Nếu nói “thơ ca là bức họa để cảm nhận thay vì để ngâm” thì “Giấc” của Lữ thị Mai là một bức họa như thế.

Nguyễn Hồng Nhung

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Hai 20154:17 SA(Xem: 32661)
Hôm nay, chúng tôi trở về thăm lại nền nhà xưa của nội. Ngày ba sống đã từng ao ước sẽ dẫn đàn con trở về thăm quê cũ. Bây giờ nếu ba còn sống, chắc ông sẽ hạnh phúc lắm. Khu vườn của nội cây chằng chịt, nền đất cũ hoang tàn, ngôi nhà tranh vách đất của nữa thế kỷ trước vẫn đứng im lìm trong nắng sớm. Cây cổ thụ có một tổ ong to đang làm mật. Chu vi khuôn viên đã bị lấn chiếm nhiều.
26 Tháng Hai 20153:55 SA(Xem: 31188)
“Khu rừng này sẽ cho chúng tự do, vậy tại sao chúng vẫn muốn bay khỏi đó. Ông nói với tôi ghét sự trói buộc, vậy tại sao ông không tìm một con dao để cắt những sợi dây đó ra. Hay là…Ông vẫn muốn đứng ở một chỗ để mơ mộng tự do.”
26 Tháng Hai 20151:15 SA(Xem: 31050)
coi phim khiêu dâm một chặp đầu óc bỗng sáng ra đùi. vú và mông có gì lấn cấn nơi câu chữ à phải rồi thơ không đáy tưng bừng chói lọi như gương
18 Tháng Hai 201510:22 SA(Xem: 35008)
Mùa xuân mộng mơ về người yêu đầu Sao không nói với anh về người yêu sau cuối Chợt mắt chiều rất lạ Năm tháng có bao giờ lập lại hôm qua
18 Tháng Hai 201510:16 SA(Xem: 33514)
Ngày ấy mẹ sinh em ra ở làng Hương Hồ bên bờ sông Bạch Yến. Không có con sông nào lặng lờ nước biếc xanh như dòng Bạch Yến, một nhánh của sông Hương tẻ ngang uốn lượn loanh quanh bên làng quê nhỏ nhu mì hiền lành của vùng Hương hồ, tưới mát hết hai triền bờ xanh um, trước khi xuôi về Bao Vinh nhập mình trở lại vào dòng Hương.
18 Tháng Hai 20159:45 SA(Xem: 38247)
Vậy mà đã 40 năm qua đi 1975-2015, với đời người như một cơn gió thoảng, với lịch sử chỉ là một chớp mắt, nhưng lại là một chặng đường rất dài trải nghiệm những tang thương. Thêm một chớp mắt nữa, thế hệ những người cầm bút 1954-1975 đều trở về với cát bụi, một số có thể còn được nhắc tới qua tác phẩm nhưng rồi cũng phải kể tới cuộc sống đầy đoạ và cả những cái chết tức tưởi của họ. Nói tới Văn Học Miền Nam, không thể không có một “cuốn sách trắng/ livre blanc” về thời kỳ đó, một Wikipedia mở, như một “bộ nhớ” cho các thế hệ Việt Nam tương lai.
18 Tháng Hai 20159:32 SA(Xem: 33434)
Anh không về, hèn chi hôm qua, hôm kia, hôm kia kia nữa Con hẻm quen tự dưng nỗi chứng gập ghềnh Bầu trời đêm nay chẳng thắp nổi vì sao Mây cũng giận, khóc oà như trẻ con lạc mẹ
18 Tháng Hai 20159:25 SA(Xem: 31175)
Nắng tô vàng mái hiên chùa Sư về giũ áo gọi mùa xuân lai Nữa đêm rót bát trăng đầy Đánh chuông bát nhã một chày kình thiên
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 32124)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30851)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn