- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẢN MẠN VỀ “HẠ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI”

09 Tháng Tám 20245:10 CH(Xem: 2894)

huyen kieu (2)
Hình 1- bản chép tay

TẢN MẠN VỀ

“HẠ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI”
NP phan

 

 

 

 

TÌNH SẦU là bài thơ nổi tiếng nhất và hay nhất của nhà thơ Huyền Kiêu.

 

Ông tên thật là Bùi Lão Kiều (Có lẽ bút danh Huyền Kiêu xuất phát từ tên của ông là Kiều: Kiêu huyền thành Huyền Kiêu), sinh năm 1915, nguyên quán ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngoài viết văn, làm thơ ông còn cộng tác với nhiều báo ở Hà Nội. Ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ (HNV), nhà xuất bản Văn học (HLHVHNTVN).

 

Những tác phẩm của Huyền Kiêu: Sang xuân (1960), Mùa cây (1965), Bầu trời (1976).

 

Sau 30 Tháng Tư năm 1975 ông vào Sài Gòn sinh sống. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1995 (Ất Hợi), hưởng thọ 80 tuổi.

 

Bài thơ “Tình sầu” đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc mang tên Ngày Xưa Một Chuyện Tình Sầu do ca sĩ Duy Quang trình bày. Nhạc sĩ Việt Dzũng cũng phổ bài thơ thành nhạc phẩm Thu Vàng Có Chàng Tới Hỏi.

 

Đáng tiếc là bài thơ “Tình sầu” hiện nay có khá nhiều dị bản. Theo tôi tìm hiểu thì ít nhất có đến ba (bốn) dị bản.

 

Thứ nhất là bản chép lại từ bản viết tay (Hình 1), được cho là thủ bút của nhà thơ Huyền Kiêu, có ghi địa điểm, thời gian sáng tác và chữ ký của tác giả (bằng mực đỏ), như trang mạng thica.net ghi nhận bản này. Tạm gọi là Bản 1.

 

Tình sầu

 

Xuân hồng có chàng tới hỏi:

– Em thơ, chị đẹp em đâu?

– Chị tôi hoa ngứt cài đầu

Đi hái phù dung trong nội.

 

Hè đỏ có chàng tới hỏi:

– Em thơ, chị đẹp em đâu?

– Chị tôi khăn thắm quàng đầu

Đi giặt tơ vàng trong suối.

 

Thu biếc có chàng tới hỏi:

– Em thơ, chị đẹp em đâu?

– Chị tôi khăn trắng ngang đầu

Đi hát tình sầu trong núi.

 

Đông xám có chàng tới hỏi:

– Em thơ, chị đẹp em đâu?

– Chị tôi hoa phủ đầy đầu

Đã nghỉ trong lòng mộ lạnh.

 

Hà Nội mùa thu 1938

 

Bản thứ hai là bản do hoạ sĩ Suối Hoa, con gái của cố thi sĩ Huyền Kiêu công bố. Trang dutule.com dẫn lại trong mục Một bài thơ cũ. Tạm gọi là bản 2.

 

Tình sầu

 

Xuân hồng có chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu?

Chị tôi hoa ngát cài đầu

Đi hái phù dung trong nội

 

Hè đỏ có chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu ?

Chị tôi khăn thắm quàng đầu

Đi giặt tơ vàng trong suối

 

Thu biếc có chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu ?

Chị tôi khăn trắng ngang đầu

Đi hát tình sầu trong núi

 

Đông xám có chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu?

Chị tôi hoa phủ đầy đầu

Đã ngủ trong hầm mộ lạnh

 

1940

 

Bản thứ ba, cũng là bản phổ biến nhất, có trên hầu hết các trang mạng. Tạm gọi là bản 3.

 

 

Tình sầu

 

Xuân hồng có chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu?

Chị tôi tóc xõa ngang đầu

Đi bắt bướm vàng ngoài nội

 

Hạ đỏ vẫn chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu?

Chị tôi hoa trắng cài đầu

Đi giặt tơ vàng bên suối

 

Thu xám cũng chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu?

Chị tôi khăn trắng ngang đầu

Đi hát tình sầu trong núi

 

Đông xám lại chàng tới hỏi

Em thơ, chị đẹp em đâu?

Chị tôi hoa phủ đầy đầu

Đã ngủ trong lòng mộ tối

 

1943

 

So sánh giữa bản 1 và bản 2 thì thấy không có sự khác biệt nhiều, ngoài mấy điểm sau đây:

- Bản 1 có dấu (-) đánh dấu lời đối thoại, bản 2 thì không.

- Bản 1: hoa ngứt; bản 2: hoa ngát.

- Bản 1: Đã nghỉ trong lòng mộ lạnh

  Bản 2: Đã ngủ trong hầm mộ lạnh

- Bản 1: năm sáng tác 1938; bản 2: 1940

 

Tôi tìm hiểu thử “hoa ngứt” là hoa gì thì không có kết quả mà chỉ có “hoa ngấy”, “ngấy hương”, họ hoa hồng, một vị thuốc nam.

 

Bản thứ 3, bản phổ biến nhất thì có nhiều khác biệt so với bản 1 và 2:

- Từ “có” trong “có chàng tới hỏi” được thay bằng “vẫn”, “cũng”, “lại” ở câu đầu các khổ thơ sau.

- “Tóc xoã ngang đầu”, “bắt bướm vàng ngoài nội”

- “Hạ đỏ” chứ không phải “Hè đỏ” (?)

- “Đi giặt tơ vàng bên suối” thay vì “trong suối”

- “Thu xám” thay vì “Thu biếc”

- “Đã ngủ trong lòng mộ tối”

 

Tôi nghĩ rằng đã có một sự tam sao thất bản ở đây. Có thể người yêu thơ đã không được tiếp xúc với bản gốc (chính thức) nên đã tự ý đọc hoặc chép thơ theo cảm nhận của riêng mình, hoặc căn cứ vào một bản nào đó trên báo chí rồi truyền cho nhau. Khổ một nỗi là bản này lại là bản phổ biến nhất, nhiều người thuộc nhất.

 

Nhưng mà…

 

Tôi cứ băn khoăn điều này: “Hạ đỏ” hay “Hè đỏ”? Theo như bản gốc của tác giả thì rõ ràng là HÈ ĐỎ, chứ không phải HẠ ĐỎ.

 

Lâu nay vẫn nghe “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” giờ thử sửa thành “Hè đỏ có chàng tới hỏi” nghe hơi… sốc, nghe nó không hay, nó thế nào ấy. Vả lại, người ta thường nói Xuân Hạ Thu Đông (Mùa Xuân em đi chợ Hạ, mua cá Thu về chợ hãy còn Đông - Ca dao), chứ ít khi nói Xuân Hè Thu Đông. Thật không hiểu vì sao HÈ ĐỎ hoá thành HẠ ĐỎ…

 

Trước năm 1975, ở miền Nam, thật sự không có nhiều người biết đến Huyền Kiêu. Khi còn tại thế, nhà thơ Đinh Hùng (bạn thân của Huyền Kiêu) có giới thiệu hai bài thơ của Huyền Kiêu là “Tình sầu” và “Tương biệt dạ” nhưng cũng không mấy người yêu thơ biết, không hẳn là vì ông là người của “phía bên kia”, mà thời gian ấy, nhiều tác giả tác phẩm ngoài Bắc, nhất là các nhà văn, nhà thơ tiền chiến vẫn được đưa vào chương trình học, các tác phẩm vẫn được in ấn, phổ biến; mà có lẽ Huyền Kiêu chưa phải là nhà thơ thật sự có tiếng tăm.

ha do (1)

 

Mãi cho đến khi nhà văn Viên Linh, một nhà văn có tiếng thời ấy lấy một câu thơ của Huyền Kiêu trong bài “Tình sầu” là câu “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” làm nhan đề cho một cuốn truyện dài của ông thì bạn đọc mới tìm hiểu và biết được phần nào nguồn gốc của tên cuốn truyện.

 

Viên Linh tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20-1-1938 tại Phủ Lý, Hà Nam. Từ năm 1950, ông sống tại Hà Nội. Tác phẩm đầu tiên ông được trả nhuận bút viết năm 14 tuổi, đăng trên Nhật báo Tiếng Dân ở Hà Nội. Ông di cư vào Nam năm 1954.

 

Ông trưởng thành tại Sài Gòn, hoàn toàn sống bằng nghể cầm bút từ 1962, là Tổng thư ký Tòa soạn nhiều tuần báo chuyên về văn học nghệ thuật như Kịch Ảnh, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập... Là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách trước 1975. Ông đạt giải nhất Giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc của VNCH năm 1974 với tác phẩm “Gió thấp”.

 

Nhà văn Viên Linh mất ngày 28 tháng 3 năm 2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, thọ 86 tuổi.

 

Tôi là một trong những người hâm mộ nhà văn Viên Linh (mặc dù lúc đó tôi chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi). Tôi rất thích thơ ông trong tập “Hoá thân”, đặc biệt là thơ lục bát, đọc truyện ngắn của ông trên các tạp chí thời ấy, một số truyện dài. Năm 1973, tôi mua cuốn “Những mái nhà thấp” của ông, đọc hết mà không có ấn tượng gì (hic). Đến năm sau (1974) thấy công bố ông được giải thưởng Văn học Nghệ thuật toàn quốc với tác phẩm “Gió thấp”. Thì ra, “Những mái nhà thấp” được tái bản với tên “Gió thấp”. Đọc lại thì mới thấy… hay (hic).

 

Năm 1973, nhà văn Viên Linh đã ký hợp đồng độc quyền với nhà xuất bản Khai Hoá và đã in bộ tác phẩm gồm ba truyện dài: “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”, “Lòng gương ý lược” và “Tới nơi em ở”. Tôi chỉ mới đọc được “Hạ đỏ có chàng tới hỏi”, thấy rất hay. Hình như cuốn này đã được tái bản ở Việt Nam vào năm 2017.

 

Trong các ca khúc do Phạm Duy, Việt Dzũng phổ nhạc bài thơ này đều là Hạ đỏ có chàng tới hỏi”.

 

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng có cuốn truyện dài “Hạ đỏ” xuất bản năm 1991.

 

HÈ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI đã thành HẠ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI.



 

Vẫn chưa có câu trả lời.

 

NP phan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 722)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
31 Tháng Tám 20249:48 CH(Xem: 2874)
-Phim “Mai” chiếu từ dịp Tết, tôi được nghe đủ lời khen chê - khen nhiều hơn chê, và được cô con gái sinh viên năm thứ hai sau khi rủ bạn xem về bảo: “Phim xúc động ạ. Nhưng ồn ào quá, khiến con đau đầu”. / "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân, biên kịch Nghiêm Quỳnh Trang đã thắng giải "Phim đầu tay xuất sắc" LHP Berlin vào sáng 25/2, và hiện tham dự giải cánh Diều Vàng 2024 của Hội Điện ảnh VN./ “Đóa hoa mong manh” đương tham dự Giải Cánh Diều Vàng của Hội ĐAVN với tâm lý hồi hộp, mong đợi, có phần lo lắng cho bạn đồng nghiệp… / và có hai bộ phim gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi - một khán giả đang làm nghề - hai bộ phim mang “vị muối” đích thực của Đời có khả năng chạm vào đáy sâu cảm xúc của hàng triệu khán giả, đó là HAI MUỐI và SÁNG ĐÈN!
21 Tháng Bảy 202410:42 CH(Xem: 3763)
Ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây, đúng vào sinh nhật thứ 76 của cựu TT Samdech Techo Hun Sen, hiện là Chủ Tịch Thượng viện, lãnh đạo đảng Nhân Dân Cam Bốt (CCP), được con trai trưởng của ông là TT Hun Manet chọn là ngày Lễ Động Thổ khởi công Dự án Kênh đào Funan Techo – đang được rầm rộ chuẩn bị như là một ngày lễ hội lớn, với đốt pháo hoa và chiêng trống nổi lên từ khắp các chùa chiền cùng với lời cầu nguyện của giới sư sãi trên toàn Vương quốc Cam Bốt. Nhưng với cái giá môi sinh nào phải trả cho cả hai dân tộc Khmer và Việt Nam đang hiển lộ và không còn là những ẩn số.
05 Tháng Bảy 202410:27 CH(Xem: 4262)
Nhắc đến Ông trước hết là tác giả của những bài thơ nổi tiếng đã đi vào lòng người như: Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu, Chiếc lá cuối cùng…trong những tập thơ đã xuất bản.
05 Tháng Bảy 202410:07 CH(Xem: 3208)
Nếu không được xem cái clip mà tôi tin là chẳng thể bịa đặt nọ, thì tôi không thể tin nổi, không thể hiểu nổi, một giảng viên tự nhận có 30 năm dạy luật mà tán tụng luận án TS. của học viên TCQ như thế này: “Tôi cảm thấy người viết luận án không chỉ trí tuệ mà vô cùng tâm huyết, nếu dành lời khen thì có rất nhiều lời khen vượt ra khỏi ngôn ngữ…”
26 Tháng Sáu 202412:46 CH(Xem: 4555)
Thoại vẫn luôn luôn nghĩ là không thể để Ba tiếp tục sống một mình trong căn nhà ấy, nhất là từ ngày Mẹ Yến mất (27.04.2024). Từ 2015, khi Mẹ không thể tiếp tục sống với Ba nơi căn nhà thân yêu trên đường Coolidge, do bác sĩ gia đình bảo phải đưa Mẹ vào Ashbrook Nursing Home vì nhu cầu cần được chăm sóc 24 giờ/ ngày và 7 ngày/ tuần. Thoại đã phải lắp cameras khắp nhà: từ phòng khách tới phòng ngủ, từ nhà bếp tới phòng tắm, và cả dưới basement nơi Ba Thoại nhiều khi mất ngủ, xuống đó loay hoay in ấn mấy cuốn sách suốt đêm cho tới sáng.
05 Tháng Năm 202411:41 CH(Xem: 4659)
Cô em bên Texas gửi text về một bản tin CNN tường trình việc các nhà ngoại giao Âu châu giành nhau gặp gỡ các đồng minh của cựu Tổng thống Donald Trump, người coi như sẽ được đề cử đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống tháng 11 tới, để thăm dò. Cùng lúc, báo chí loan tin ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới tận tư dinh của ông Trump ở Florida để tham khảo về cuộc chiến tại Ukraine và xung đột Israel-Gaza. Tôi đoán các bản tin khiến cô lo ngại về một Trump 2.0, như thể điều đó sẽ phải xẩy ra thôi.
22 Tháng Tư 20242:54 CH(Xem: 6843)
Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ./ Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến /
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 4769)
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 6070)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.