- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ NGUYỄN ĐỨC SƠN

29 Tháng Sáu 20226:56 CH(Xem: 7516)


NDucSon

Lê Chiều Giang

 

Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

 

                                          " Ở ăn với Mẹ mày nhiều

                                             Có trưa hộc máu, có chiều trào cơm..." 

                                                                                  Nguyễn Đức Sơn

Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối.

Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh,  chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.

Cái tĩnh lặng của chiều tà, dù trên đồi cao hay đường quê, biển khơi hay ngay trên dòng sông nho nhỏ trước hiên nhà... với tôi luôn là những giấc mơ êm ái.

Hôm nay, "chiều" của tôi đã không còn thanh tịnh. Mắt tôi chằm chằm nhìn theo một người mặc áo thụng dài màu lam, ông nắm con chó quăng rất xa xuống nước, chờ cho đến khi nó loi ngoi lúp xúp lên được bờ, ông lại quăng nó xuống nước trở lại, và cứ cả chục lần như thế... Không hiểu chú chó nhỏ có thích thú với cách đùa của ông chủ hay không, nhưng từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy thương nó lạ lùng, thương rồi sốt ruột đến nỗi không còn dám nhìn thêm chút nào nữa.

 

Khi nghe tiếng đập cửa dồn dập, tôi mở rất vội vàng và đứng sững nhìn. Ông Sư và con chó ướt nước đứng chờ bên chiếc xe đạp cũ kỹ. Chẳng hiểu gì và sao vậy, tôi chỉ nhìn con chó nhỏ mà cảm thấy như toàn thân mình lạnh giá.

Chẳng chờ gì tôi, ông hỏi trước :

- Nghiêu Đề, sáng có nhắn ra chơi, hắn, hắn về chưa cô?

Ngạc nhiên, té ra cái người "thấy mà ghét" đã hành hạ con chó nhỏ lại đang đứng trước mặt. Rất máy móc, tôi chạy vô gọi anh Nghiêu Đề ra mà "chịu trách nhiệm".

 

Thời gian đó Lâm Triết tá túc nhà chúng tôi ở cư xá Thanh Đa. Anh gốc người Bình Định, rất thân với Nguyễn Đức Sơn. Cả ba ông mày mày, tau tau mừng rỡ với một giọng phải nói là "la làng" của ông khách lạ. Việc đầu tiên tôi làm là lấy ngay máy sấy tóc hong khô cho chú chó nhỏ đáng thương và tội nghiệp của ông Sư. Nó rúc vào cánh tay tôi trìu mến như một lời cảm ơn ấm áp. Tôi cũng ôm nó trong lòng như một vỗ về đầy thương yêu...

Trước khi sửa soạn cho bữa ăn tối, ngập ngừng tôi hỏi nhỏ Nghiêu Đề về mặn, về chay. Ông át hết giọng mọi người, dù tôi cũng đang nói rất khẽ:

- Trước tiên, Cô đừng gọi tui bằng Sư bằng Thầy. Tui đây, Nguyễn Đức Sơn, thằng phải vô Chùa nằm vì trốn quân dịch, có vợ với con cái rất đông. Sống trong chùa nhưng toàn ăn mặn với thịt, cá, và nước mắm...

Ông "hét" ra một tràng chữ nghĩa làm tôi bối rối, chỉ Lâm Triết và Nghiêu Đề hiểu chuyện, cười thản nhiên. Riêng tôi đã thấy rất ngại ngùng, nhủ với lòng chắc phải e dè với lối nói năng bạt mạng của người khách mới.

Nguyễn Đức Sơn, cái tên vừa lạ lại vừa quen. Quen vì đâu đó trong những chuyện trò, thiên hạ hay nhắc đến, lạ vì tôi chưa hề bao giờ đọc thơ anh.

 

Thời đi học, tôi mê mải với những tác phẩm được dịch từ nhiều ngôn ngữ trong tủ sách của ông anh trên căn gác nhỏ. Tôi đã đọc hết không chừa cuốn nào một cách say mê.

Thẩm thấu được những chữ nghĩa đẹp ngời của văn chương, hay đã bị "Tẩu hỏa nhập ma" bởi làm dáng, làm điệu với một núi sách thì tôi không biết, nhưng nhất định cứ phải là Tagore, Kahlil Gibran, hay Hermann Hesse…

Tôi mê sách cho đến nỗi khi bị Ba Mẹ chống đối chuyện nhân duyên của tôi với anh Nghiêu Đề, bị doạ đuổi ra khỏi nhà hay đăng báo "từ con" ...

Mọi biện pháp đều đã không cách gì thành công, và trước khi Ba Mẹ tôi nhân nhượng, anh tôi, bằng một giọng trang trọng hỏi: “Hãy cho anh biết nguyên do nào đúng nghĩa nhất..."

Có hay không một nguyên do đúng nghĩa? Vậy thì chỉ có Trời mới hiểu chứ sao lại là tôi? Nhưng rất nhanh trí, tôi nhớ ra anh mình mê sách, lí nhí tôi trả lời: "Vì nhà Nghiêu Đề có một tủ rất nhiều sách". Cái nguyên do vớ vẩn và ngớ ngẩn lại rất lạc đề khiến anh tôi đập bàn hét: "Vậy thì mày phải đi mà lấy cái ông Khai Trí hay Xuân Thu..."  Chữ "mày” lần đầu tiên anh dùng để xưng hô với cô em nhỏ đã làm tôi hiểu đến nơi đến chốn mức độ giận dữ của gia đình mình trước cái quyết tâm, nhất định....đi lấy chồng của tôi.

Vậy đó, mê thơ Kahlil Gibran nên còn rất hời hợt, lạ lẫm với thơ NĐức Sơn, và tôi vẫn chưa vội đọc dù hôm đó anh đã đề tặng cuốn "Tịnh Khẩu".

Sau này, đâu đó trong một tạp chí nào tôi không nhớ, bỗng thấy thích một chút thơ của anh:

 

"...Mẹ con muôn kiếp nào ngờ

Đời Cha mạnh khoẻ cũng nhờ rong chơi..."

 

Lần duy nhất tôi được gặp chị Phượng, đi cùng anh NĐức Sơn tay dắt chiếc xe đạp xẹp bánh. Ai cũng ướt mồ hôi dưới cái nắng chang chang, dễ sợ của Sài Gòn.

Nghiêu Đề và tôi ngồi bên lề đường, uống nước mía,  chờ vá xe cùng anh chị. Dưới ánh nắng chói lòa, gay gắt mà tôi vẫn nhìn ra trong đôi mắt chị ẩn chứa những buồn bã cùng sự chịu đựng vô bờ...

Lóng lánh trong thơ của các Thi Sĩ là những bà Tú Xương (sao nhiều bà Tú Xương vậy?)

Câu hỏi này cũng làm tôi nhớ bài thơ Trần Tuấn Kiệt tặng Nghiêu Đề:

 

"....Ta ngồi hát nghêu ngao

Ba mươi năm rồi đó

Chỉ thấy một vì sao

Thôi tối rồi, đi ngủ

 

Trong mộng, ước gặp mày

Gặp nhau nói mấy lời

Ngủ xong rồi... vui chơi..."

(Trần Tuấn Kiệt)

 

                                                                            -----------------

 

Sau 1975 Việt Cộng bầy ra cái "Hội Văn Nghệ", trụ sở này đặt ở ngã tư Hiền Vương và Trương Minh Giảng. Nơi đó, mỗi tuần các vị Văn Nghệ Sĩ thời VN Cộng Hoà phải tới trình diện. Nhưng với thói lè phè cố hữu, nơi đây chỉ là chỗ để tụ tập, cafe và tán dóc.

Tiền bạc không có, mua một ly cafe mà xin thêm năm bình trà để có cớ ngồi từ sáng đến trưa...

Khoảng chừng mười hai giờ, Hồ Thành Đức gõ leng keng chiếc muỗng lên cái nắp nhôm của bình trà, rồi rất hài hước anh réo bằng giọng Quảng Nam, kéo lê thê, kéo nặng nề: "Tan hàng, tan hàng, về thôi bay!"

 

NĐ Sơn không thường lui tới Hội Văn Nghệ, nhưng khi đã tới anh đều làm anh em ngạc nhiên với quần áo, giầy và đầu tóc chỉnh tề, một điều không từng có trước 1975.

Anh ngồi đó lầm bầm chửi bóng, chửi gió, chửi liên miên… Anh nói ra những sự thật mà ít ai dám đề cập đến.

Anh chửi hết từ phường khóm tới lãnh đạo... Thiên hạ nhát gan, không ai dám ngồi chung bàn vì sợ tai bay vạ gió, sợ những kẻ tiểu nhân "thừa bóng đêm quăng lựu đạn".

Anh ngồi đó một mình, không cafe, không trà đá, lầu bầu, chửi thề chán rồi bỏ về. 

Cũng có lần ai đó thắc mắc: "Tới đây mà xiêm y lộng lẫy… chi vậy, cha? " Da anh sạm nắng nên không chút ánh sắc nào còn có thể nhuộm lên nét mặt, nhưng qua câu trả lời đầy giận dữ của anh, tôi thấy ra mặt anh đang đỏ bừng như lửa:

 "Tau không muốn lộn, tau không muốn lộn".

Câu nói ngắn, rất ngắn của NĐ Sơn đã làm tôi nhìn ra những điều bất mãn, căm hận nhưng với nhiều khí tiết của anh. 

 

“... Vì sao ta đến đây hò hét

Học trò bẻ bút, tập mang gươm

Tập uống máu người thay nước lã

Múa may theo

Lịch sử điên cuồng…”

 (NĐứcSơn)

 

Từ năm 1979, NĐức Sơn mang hết gia đình anh lên Bảo Lộc, Phương Bối.

 Nơi đây anh sống hoàn toàn biệt lập, bất hợp tác với xã hội dưới mọi hình thức. Sống tự túc với đèn dầu tăm tối, ăn uống từ suối nước không chong, và cả với khoai sắn, nấm và rau trái do mình trồng ra… Một hình thức chống lại chế độ vô cùng quyết liệt và tuyệt đối của anh.

Và cho dù có vì thế mà trong rất nhiều năm, gia đình anh đã phải sống trong vất vả, cực khổ đầy lam lũ…

 

Quyết định bỏ Sàigon lên sống nơi rừng thông Phương Bối, gian nan, thiếu thốn, và rất khó khăn của Nguyễn Đức Sơn. Phần nào cho tôi nghĩ đến Bá Di, Thúc Tề: Quyết không theo nhà Chu, không ăn thóc nhà Chu. Bỏ lên núi Thú Dương, và chỉ ăn rau Vi, cho đến chết.

 

“Lên núi Tây chừ hái rau Vi

Lấy bạo đổi bạo

Chừ

Có hay chi?

Thần Nông, Ngu, Hạ...Chìm cả rồi

Ta

Biết nơi nào đi?

 

[Bá Di ,Thúc Tề, trước khi qua đời]

 

-----

 

Tôi đang đọc thơ Anh. Đọc chỉ để ngậm ngùi, đọc để ước ao nếu có một lần gặp lại, ngồi với Anh trong những bữa cơm cùng Nghiêu Đề, Lâm Triết.

Những buổi cơm chiều vừa mặn, vừa chay. Vừa nói chuyện Chùa Chiền, vừa nghe tiếng anh cười bạt mạng, la làng, và chửi thề vung vãi...

 

"...Trăm năm bóng lửng qua thềm

Nhớ nhung gì buổi chiều êm, biến rồi..."

                                                 ( NĐ Sơn)

 

Lê Chiều Giang

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 1497)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 2292)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 2261)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 4698)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 5539)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
05 Tháng Ba 20248:43 CH(Xem: 1216)
Em là sen Hồng thắm / Ngát hồn anh chiêm bao / Đêm dịu dàng xanh thẫm / Sen cười rất ngọt ngào
24 Tháng Hai 20242:39 CH(Xem: 2509)
Mà thơ. chấm. tới phẩy, nào / Dụi mắt. cắm một ngọn sào du dương / Không dưng / nghe một nạm buồn / Hai tay bụm lại / đầu nguồn thiết tha / Suối rất mệt giữa khe già / Tinh anh của đá / ném / xa / đường gần
14 Tháng Hai 20241:28 SA(Xem: 1798)
Tôi đưa tay gõ vào hư ảo / Chân lý mày đang trốn chỗ nào / Hóa ra đen đỏ hai màu áo / Chỉ để làm trò chơi khó nhau
14 Tháng Hai 20241:15 SA(Xem: 1236)
Này anh bạn – anh thấy không / Sự lộng lẫy không nhường chỗ cho điều gì hài hước / Chỉ tiếng nấc thanh xuân mềm yếu / Trên quảng trường nơi vũ hội đàn ông / Vỡ thành cơn địa chấn.
13 Tháng Hai 202411:57 CH(Xem: 1410)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.