- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHIỀU LOAN VỚI NẮNG THÁNG GIÊNG

19 Tháng Ba 20183:07 SA(Xem: 26432)



trai o tay em
trái - ảnh UL


Đắn đo

 

Lòng người đã nguội lạnh chưa
Để em đem lửa tình hơ nóng dần
Chân còn ngại bước tần ngần
Sợ e con sáo sang lầm bến yêu

 

Chiều rồi lại cứ sang chiều
Con tim rộn rã gọi chiều Không ngưng
Thương người em cũng muốn gần
Nhưng em còn ngại một lần qua sông

 

Nguyễn thị Bạch Vân.

23/5/2017

 

 

 

Viết cho người nơi xa


Như đóm lửa lóe lên từ bóng tối
Rồi tắt dần như đã định phần
Nửa đêm thấy đời mình là lá cỗi
Giấc mơ nào cũng đánh mất thanh xuân

 

Tôi muốn đi về phía người một chuyến
Ngồi cùng nhau kể chuyện lọc lừa
Những câu chuyện không bao giờ có thật
Như ta từng kể những đêm mưa

 

Tôi muốn mặn nồng với người lần nữa
Nghe nhịp tim bội nghĩa đập thương đau
Bàn tay ấy từng chặng đường hương lửa
Có đủ còn nồng ấm để yêu nhau

 

Phía trước tôi là một trời mây trắng
Trôi lang thang không biết nơi dừng
Tôi cứ mơ hoài một phương nào xa lắm
Con đường mưa tháng tám còn không?

 

Thôi còn chút nhớ thương tôi giữ lại
Những câu thơ dành sẵn cho người
Vạt nắng sớm bên thềm còn xao xuyến
Vòng tay nào còn ấm mãi trong tôi

 

Nguyễn thị Bạch Vân

 

 

Chiều trên phố Tiền Giang

 

 

Phố xa lạ hoắc người đông
Đi quanh đi quẩn cũng trông ngày về
Chỉ e chiều rớt cơn mê
Người dưng kẻ lạ qua lề vấn vương

 

Phố xa lạ quá... mà thương
Mai về sao nở... để buồn cho em
.Lục bình trôi dạt vào tim
Sông Tiền Vĩnh Phú... một đêm nhớ hoài

 

Không say ta lại ngã nhoài
Xin mua một tiếng thở dài rồi im....
Mùa sau ta sẽ đến tìm........
Phố xa lạ phố,  con tim dẫn đường .

 

Nguyễn Thị Bạch Vân

 


Với nắng tháng giêng

 

Nắng có dỗi hờn mưa nào biết
Mây có buồn gió cứ lang thang
Ta đem tình lên thơ làm xiếc
Khóc cười theo những cuộc truy hoan

 

Con chim sẻ hót lời nông nổi
Từng đường bay vội vã ngang trời
Ta làm thơ như thét vào đêm tối
Bướm hoa nào đã trót lả lơi

 

Ta gom hết vào lòng trăm thứ tội
Chúa phạt ta tội đã yêu người
Chỉ yêu mà không quyền được nói
Đá sỏi còn biết khóc thương ơi

 

Nắng tháng giêng mà trời se lạnh
Cũng giống ta nửa khóc nửa cười
Còn đâu đó một niềm kiêu hãnh
Bật lên thành tiếng nói yêu người

 

Nguyễn thị Bạch Vân

 


Chiều loang

Những con thuyền giấy trên sông
Hình nhân thế mạng khóc ròng chiều nay
Còn tôi với một hình hài
Thân mắc cạn giữa tù đày vô minh

Đêm nằm nghe gió cựa mình
Nghe con chim cú hỏi tình ở đâu
Nghe ma trơi vọng đôi câu
Nài hồn yếu đuối bắt cầu đi qua

Nơi đây nắng quái chiều tà
Tôi soi bóng giữa sát na ngậm ngùi
Tôi vẽ lên bức tranh tôi
Một gam màu sáng giữa hơi thở chùng

Mà sao thấy nhớ vô cùng
Bàn tay sống sượng với ngần ấy môi
Đêm xưa có kẻ qua đời
Ra đi còn để lại lời trối trăn

Nguyễn thị Bạch Vân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 201812:48 SA(Xem: 29324)
Em cứ tưởng tượng nhiều thứ / Chuyện anh chát chít với ai / Chuyện đêm khuya ngồi viết cho ai / Chuyện yêu đương mù mịt và không chịu yêu nước lèo /
04 Tháng Tư 201811:37 CH(Xem: 27744)
Ngang qua cổng giáo đường xưa / Hồn tôi bất tỉnh giữa mùa phục sinh / Tôi làm dấu thánh bất minh / Trên cao chúa đã tội tình thay tôi /
04 Tháng Tư 201811:11 CH(Xem: 25004)
có những bước chân / cứ tưởng đi về phía bình minh / lại giật lùi về thời mông muội / màu tím sẫm cứ loang dần /
04 Tháng Tư 201810:52 CH(Xem: 25196)
Anh sẽ cho em mượn đôi mắt anh / Em là đôi mắt anh / Để khi nằm xuống nền đất lạnh / Em vẫn thấy được bầu trời /
04 Tháng Tư 201810:38 CH(Xem: 25875)
Không gian tạm bợ chúng ta từng trải qua / mỗi góc khuất tù mù bao kỷ niệm / từng nghe vật chất lên ngôi thơ thành con nợ / có bán anh đi không đủ để trang trải đời em /
01 Tháng Tư 20184:43 CH(Xem: 27397)
Buổi tối ngày 2/1/1946, tại một biệt thự ở Neuilly, ngoại ô Paris, Tướng Charles de Gaulle đã cảm khái nói với con rể tương lai như sau: "Nước Pháp thật thiếu may mắn!" [Vraiement, la France n'a pas de chance!]" (1) 1. L'Institut Charles de Gaulle, Le général de Gaulle et l'Indochine, 1940-1946 (Paris: Plon, 1982) pp 180, 182, 200. [Sẽ dẫn: De Gaulle et l’Indochine, 1982]. Lời than thở trên đã được thốt ra vì một món quà năm mới mà Thủ tướng Lâm Thời Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp chẳng hề trông đợi: Tám ngày trước, 26/12/1945, một tai nạn phi cơ giữa lòng rừng già Phi Châu đã phá hỏng kế hoạch bí mật mà De Gaulle và giới thân cận trù liệu từ nhiều tháng—Tiểu đoàn trưởng (Thiếu tá) Vĩnh San, lá bài chính của kế hoạch trên, có mặt trong số hành khách xấu số của chiếc phi cơ lâm nạn. (2)
01 Tháng Tư 20182:48 CH(Xem: 27718)
triệu người bóng nhòa lưng núi / váy xòe theo đuôi ngựa cuối thung xa / chúng mình cứ nhìn nhau mà khóc / tia mắt lịm hơn bát rượu dốc sau cùng /
31 Tháng Ba 20181:21 SA(Xem: 27244)
Đúng 14G40, tàu chuyển bánh. Chúng tôi nô nức nhìn sang hai bên đường, quan sát cảnh vật. Sài Gòn vẫn đỏ rực màu cờ và biểu ngữ, dấu tích của những cuộc “diễu hành” và “diễu binh” mừng “đại thắng mùa Xuân 1975,” “giải phóng miền Nam” từ Bắc chí Nam suốt một tháng qua—với chi phí khá lớn, hẳn có thể sử dụng một cách tốt đẹp hơn cho các kế hoạch an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, với tiêu chuẩn phân chia giàu nghèo 150,000 đồng mỗi tháng. Nhưng những chính quyền chuyên chính—hay, “dân chủ tập trung,” nếu muốn—thường dành cho ngành tuyên truyền ngân khoản lớn...
25 Tháng Ba 20181:54 SA(Xem: 26662)
xin mời em một lần thôi / về nơi tôi ở và ngồi bên tôi / gió trăng đã sẵn đây rồi / đêm trời thắp vạn sao trời long lanh /
25 Tháng Ba 201812:47 SA(Xem: 27089)
Thời gian trôi nhanh, trên nửa thế kỷ qua đi, tôi vẫn không quên kỷ niệm cuộc “hành quân”đầu tiên trong đời binh nghiệp tại làng 13Bis. Hình ảnh những thi hài dù được thu lượm về hay còn nằm phơi mình dưới nắng mưa ngoài trận địa, hoặc được chôn vùi một cách đơn sơ trong rừng sâu khiến tôi tự hỏi tất cả những hy sinh của họ đã được đền bù xứng đáng chưa? Đem thể xác yếu như “cây sậy” của họ thách thức bom đạn, để phục vụ một lý tưởng nào quá xa xôi và mơ hồ, liệu có tàn nhẫn không? Những danh hiệu, những mỹ từ, những truy phong, truy tặng v.v có đủ để đánh đổi mạng sống của họ hay chăng? Dù gì đi nữa, một điều chắc chắn là thân xác những người đã hy sinh ấy nay đã thành “cát bụi”…Và không biết ba mươi năm chiến tranh Việt Nam 1945-1975 mà nhiều người gọi là cuộc chiến tranh “phúc đức”, có bao nhiêu triệu người dân Việt trở thành cát bụi ?