- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Marie Sến

27 Tháng Hai 201910:53 CH(Xem: 25140)


Marie Sến - 2019
Marie Sến - ảnh mới 2019

 

NIỆM KHÚC THÁNG 4

 

(Tặng L)

 

Không ai dắt tay em giữa đời

Người bỏ đi rồi chỉ còn vực thẳm

Em bước tới hay lui vẫn là con thuyền đắm

Chênh chao cả khi ngồi

 

Người im lặng đã bao lâu rồi

Con ngựa quỳ bên suối gục đầu vô vọng

Tiếng hí xa trên đồng xanh hao vắng

mắt ải gió biên thuỳ

 

Em đã chờ ... để rồi phân ly

Mưa đoạn trường bã biệt

Mùa hạ róng riết

Em nói rồi. Sao người vẫn đi?

 

Phu thê là gì?

Ân ái nghĩa chi?

Hoa nở trắng, bạc đầu người ở lại

Cỏ Úa vàng, dư âm còn mãi

“Thôi đừng gọi tên nhau!”

 

Tháng 4/2017

Marie Sến

 

 

 

NGÀY LÕNG BÕNG NƯỚC

 

Ngày lõng bõng nước giữa thời tiết mưa dày, bay như cánh hoa xoan vỡ.

Buổi sáng hối thúc bằng tiếng chuông lỡ dở giấc ngủ mệt nhoài

Thèm thời gian chậm chút thôi, để kịp chạm mặt vào bàn chân con gái, nom con đạp chân tung chăn thoải mái, có giấc mơ con con

Mở cửa ra ngõ, hàng xóm đã om xòm, tiếng xe cộ, đập tường xây bao chống trộm.

Bắt đầu một ngày là mưa ướt dượt, lạnh cả xe lẫn người.

Trên con cầu vốn đông mà chẳng ai vui. Hôm qua nghe tin người đàn bà nhảy cầu tự vẫn.

Tháng 4 rộn ràng và Tháng 4 bất nhẫn, Loa Kèn chai sương.

T4/2018

Marie Sến

 

 

NGƯỜI CỦA GIÓ, TRO VÀ LỬA

 

(Tặng H)

 

  Người hôm nay có quyết định lạnh lùng?

  Em không thể trồng hoa hồng trên gỗ đá, vì nó chẳng thể trổ bông

 

Người đàn bà không có mùi hương thảng thốt.

Cô ấy đang ở trong căn phòng thơm ngát chiên đàn

Mùi người đàn ông vẩn vang

qua vạt áo

yêu thương tựa cơn bão

sao cho nhau bình yên?

 

Người là nghiệp, là duyên

từ vô thỉ kiếp trước

mình từng lỡ bước

lăn trôi về?

Vội vàng giữa cơn mê của tham ái

bao giờ hết mê mải, tìm nhau

 

Người đi, làm em đau

tim tan giữa gió

Tơ sương của cỏ

vấn vương khóc hờ...

 

Người đã chờ

yêu thương đổ mật

ánh nhìn phảng phất

cũ xưa...

 

Mưa

và mưa...

Người yêu trong ngào ngạt

Bã bời xô cát, sóng căng đầy

 

Người sẽ ở đây

Hay lại đi nữa?

Người của gió, tro và lửa

Thiêu đốt tim em

 

Marie Sến, 19/T8/18

 

 

NGƯỜI GỌI TÊN EM LÀM GÌ

 

(Tặng H)

 

 

Anh không thể mang đóa tinh khôi

Không thể nhặt nắng hồng sưởi ấm

Không thể trao nụ cười tưới tắm

gọi tên em làm gì...

 

Đã biết là chia ly

Xóa trắng ký ức mặn nồng cũ

Cố gắng gượng cười nụ

Thả vào hư không

 

Ừ thì là mùa đông

Đôi tay em càng lạnh

Con đường dài hay ngắn

Em vẫn một mình

 

Yêu thương không của mình

Thôi đừng gọi tên cũ

Mi em lại rủ

Chênh chao cả lối về

 

Lời thề thuở đam mê

Thì thầm qua hơi thở

Dù anh vẫn nhớ

Rồi thì sao...

 

Có một sớm mai nào

em thuộc về nơi khác

Cỏ xanh sẽ hát

Khúc lãng quên

 

 

Marie Sến

25/1/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 20193:20 CH(Xem: 21791)
Người thiếu phụ cúi xuống chân thềm / Giọt cay đắng / Giọt ngọt ngào / Lời ru xa vắng / Tan tác / Từng chùm ve ran / Nhói buốt vỉa hè phượng đỏ / Gã học trò thức giấc bụi hồng
24 Tháng Ba 20192:17 CH(Xem: 22280)
rẽ phải nhập vào freeway / xe tôi bỏ lại sau lưng / quá khứ / những trạm xăng / những liquor / những con người đồng hương / những phố nhỏ trên xứ người đã nên cố quận /
21 Tháng Ba 20198:08 CH(Xem: 21293)
Trong hạt mưa sa mùa gió bấc / Em gối đầu lên những cánh diều / Đường xa sợi nắng chiều phiêu bạc / Đời thắp dùm em nổi hắt hiu.
21 Tháng Ba 20197:52 CH(Xem: 22353)
Này vạt nắng vàng trước ngõ / Nghiêng về một phía đắn đo / Nỗi buồn tôi hong dạo nọ / In vào trang giấy thành thơ /
09 Tháng Ba 201910:26 CH(Xem: 22906)
Hơn hai trăm năm trước, trong một cuộc “Bắc hành”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết tới tám bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên. Trong “tòa lâu đài” thơ chữ Hán Nguyễn Du (Mai Quốc Liên), có một mảng thơ rất quan trọng là nói về các danh nhân văn hóa - lịch sử, đặc biệt là về các bậc thầy văn chương Trung Hoa. Tám bài thơ nói trên mà chúng tôi sẽ khảo sát có trữ lượng suy tưởng - cảm xúc cực kỳ phong phú, sâu sắc, cho thấy cả trái tim lớn của đại thi hào nước Việt dành cho một nhà thơ-nhà ái quốc vĩ đại của Trung Hoa cổ xưa, đồng thời thể hiện bút pháp siêu việt của Nguyễn Du trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn bản thân lẫn đối tượng miêu tả, trong sự sáng tạo về nghệ thuật ngôn từ của một nhà văn-nghệ sĩ Việt Nam kiệt xuất thời Trung đại.
08 Tháng Ba 20194:10 CH(Xem: 21456)
Không hồi sinh từ đất như hạt / miền tâm trạng đột nhiên bị phủ nhận / đường chim lãng quên /
08 Tháng Ba 20194:00 CH(Xem: 21406)
Hùng lấy rừng làm nghiệp chính để phụ giúp gia đình. Nói tiếng phụ nhưng anh là nhân vật không thể thiếu trong cái nhà gồm mười một con người. Sự sụp đổ của một chính thể - mà - cha và anh của Hùng là những thành viên đã kéo gia đình rơi tự do. Bao nhiêu của nả sau hai mươi năm lính đã trôi tuột vào hư vô. Cha và anh đi cải tạo nên Hùng phải chủ trì chuyện kiếm sống và thăm nuôi. Một mình không xuể vì thế những đứa em buộc phải nghỉ học. Đứa đi bán cà rem đứa chạy chợ. Má và chị Hùng bê mỗi người một thúng bánh ít trần đi rao khắp làng trên xóm dưới.
05 Tháng Ba 20198:59 CH(Xem: 22761)
Huế là xứ thơ. Có lẽ do các yếu tố lịch sử, phong cảnh và nếp sống, vùng đất sông Hương núi Ngự là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ – cả nổi tiếng lẫn khét tiếng. Nếu kể hết tên, chắc chắn sẽ thiếu sót. Bài này chỉ viết lơn tơn – không phải với mục đích phê bình văn học hoặc tài liệu giáo khoa gì ráo – về hai tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp có những liên hệ oái oăm về thân tộc và chỗ đứng của họ trên văn đàn và trong lòng độc giả.
28 Tháng Hai 20192:35 CH(Xem: 36878)
Việt Nam cổ thời chỉ được ghi phụ chép trong cổ sử Trung Hoa như các xứ man di phương Nam rồi Tây Nam từng đến xin cống lễ, hay liên quan đến chiến công xâm lược, thực và giá lẫn lộn, của các triều đại—dưới các chiêu bài giáo hóa, phép thờ nước lớn, và/hay chinh phạt. Lịch sử thành văn của Việt Nam thỉ chỉ xuất hiện từ đời Trần (10[20]/1/1226-23/3/1400)—tức Đại Việt Sử Ký (1272) của Bảng Nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322)—nhưng đã tuyệt bản, chỉ còn những mảnh vụn sao chép và sửa đổi theo ý thích của các dòng họ cai trị mà Phó bảng Phan Chu Trinh từng chỉ trích là “hủ Nho” [ultra conservative confucianist].
26 Tháng Hai 20199:58 CH(Xem: 22374)
Anh từ bên trong nhà bước ra khỏi cánh cửa , anh trở thành “ Một người khác ”. Khoảng cách rằn ranh giữa bên trong và bên ngoài là hai mặt tương phản trắng đen được thêu dệt chằng chịt bằng những đường ngang dọc, dọc ngang rối rấm như một đống bùi nhùi. Chỉ có tôi mới có đủ kiên nhẫn gở từng sợi nhỏ đan chen chi chít để tìm ra một cái gì đó ẩn giấu bên trong cái đầu của anh, nhưng đôi khi tôi cũng mù mờ và không đoán được anh đang nghĩ gì sau khi anh đã trải qua quá nhiều vết thương từ sâu thẳm trong tâm hồn và thể xác.