- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Kỷ niệm 70 năm ngày D-Day Nhớ lại chuyến thăm Normandy 5 năm trước

05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37323)

Tuần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.

Cuộc đổ bộ Normandy của quân đồng minh là mặt trận quyết định vì nó giúp mở đường cho quân Đồng Minh từ đất Anh vượt qua eo biển English Channel tiến vào giải phóng Âu châu. Kết thúc hai năm nghiên cứu và phối hợp, vào rạng sáng ngày 6 tháng 6 năm 1944, dưới quyền chỉ huy tối cao của Tướng Hoa Kỳ Dwight Eisenhower, một lực lượng quân Đồng Minh hùng hậu chưa từng có gồm 3,000 chiến đấu cơ thả 23,000 quân xuống phía sau tuyến phòng thủ của quân Đức. Trong khi đó, khoảng 7,000 chiến hạm chở theo gần 160,000 quân và hàng chục ngàn xe tăng và tầu đổ bộ vượt eo biển Anh Quốc đầy mìn và đe doạ bởi ngư lôi của Đức để tiến vào bờ biển Normandy, nơi hàng triệu trái mìn và vô số chướng ngại vật được quân Đức chôn để cản bước tiến của quân Đồng Minh.

Phim “D-Day 360” đặt trọng tâm vào cuộc đổ bộ trên bãi Omaha trong lãnh vực trách nhiệm của quân đội Mỹ, trong khuôn khổ 5 tiếng đồng hồ, tập trung vào đoàn quân đổ bộ đầu tiên, trong đó có một số chiến binh đến từ Bedford, Virginia. Bedford là một thành phố nhỏ với dân số khoảng 3,200 vào đầu thập niên 1940, nhưng chịu một tỉ lệ thương vong cao nhất khi Thế chiến thứ hai kết thúc: trong số 30 thanh niên nhập ngũ, 19 người trở thành tử sĩ. Bedford, do đấy, đã được Quốc hội Hoa Kỳ chọn làm nơi dựng đài Tưởng niệm Quốc gia D-Day. Phim “D-Day 360” xử dụng kỹ thuật LiDAR (Light Detection and Ranging) (*), dựa vào các tài liệu nguyên thủy (raw) để tái tạo cảnh đổ bộ lên bãi Omaha, xen kẽ với lời kể của vài cựu chiến binh còn sống sót, khá linh động và lôi cuốn.

Trong khi đó, phim “D-Day’s Sunken Secrets,” một phối hợp giữa các sử gia quân sự, chuyên viên khảo cổ và thợ lặn chuyên nghiệp, và với sự trợ giúp của tầu lặn nhỏ, các rô bô và dụng cụ thực hiện bản đồ 3D hiện đại đưa người xem xuống lòng eo biển để khám phá, lần đầu tiên, những chiến hạm, xe tăng và nhiều trang bị khác cho cuộc đổ bộ, kể cả một phần của hệ thống bến tầu lưu động, đã bị chìm xuống biển vì trúng đạn hay mìn hoặc ngư lôi từ một hệ thống phòng thủ kiên cố của Đức đặt dọc theo bờ biển Normandy với chiều dài 50 miles.(**)


 td_1

Trái và giữa, lính Mỹ chờ đổ bộ và lính Đức ghìm súng chờ đòan quân đổ bộ (hình tạo bởi máy vi tính, trích phim “D-Day 360,” Windfall Films). Phải, hình trích phim “D-Day’s Sunken Secrets” (Ảnh NOVA)

 

td_2

Bản đồ cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng Minh tại bờ biển Normandy. (Nguồn: Time Magazine)

 

Cuộc đổ bộ, mệnh danh là Chiến dịch Overlord, dưới làn mưa đạn dầy đặc của Đức Quốc Xã, cuối cùng, đã hoàn tất vào ngày 11 tháng 6, với cả năm bãi đổ bộ (Utah và Omaha, trách nhiệm của Mỹ; Gold, Juno và Sword của Anh và Canada) dọc theo bờ biển hoàn toàn nằm trong tay quân Đồng Minh. Tổn thất không nhỏ: số bị thương, mất tích hay bị bắt làm tù binh bên Hoa Kỳ là 6,603, với 1,465 xác định là chết; Anh Quốc, 2,700; Canada, 1,074 (359 chết). Bên phía Đức ước tính từ 4,000 đến 9,000. Chưa kể những chiến hạm bị bắn hay trúng mìn hoặc ngư lôi bị chìm, mang theo nhiều chiến binh, hàng chục xe nhà binh, xe tăng và quân dụng xuống lòng đại dương. Song cũng nhờ chiến công Normandy mở đường này mà sau đó trên 320,000 quân Đồng Minh và 100,000 tấn quân dụng đã tiến được vào Âu châu. Paris được giải phóng vào ngày 25 tháng 8, 1944. Năm sau, vào ngày 8 tháng 5, Đức Quốc Xã đầu hàng, kết thúc cơn ác mộng kéo dài sáu năm của nhân loại.

Xem các phim trên tôi không khỏi không nhớ tới chuyến viếng thăm Normandy vào dịp nơi đây kỷ niệm 65 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ, do vợ chồng chị bạn cùng học ở trường trung học Gia Long xưa ở Saigon, Cẩm Hồng và André, bỏ ra một ngày đưa đi. Mới đây mà đã năm năm -- thời gian với tôi lúc này hình như qua thật mau.

Tôi còn nhớ mình đã bồi hồi xúc động trước những hình ảnh và di tích của chiến dịch đổ bộ Normandy và lòng tri ân của người địa phương đối với quân Đồng Minh nói chung và Hoa Kỳ nói riêng vì đã giúp cứu vãn một nền văn minh bị đe dọa bởi đạo quân Đức Quốc Xã cuồng tín. Tôi nghĩ tới lời reo mừng của một công dân Pháp tên André Mace vào một ngày tháng 6 năm 1944 sau khi tiếng súng tạm yên suốt vùng Normandy mà tôi đã đọc được trên tường trong Viện Bảo tàng Nghĩa trang Từ sĩ Hoa Kỳ, "Lính Mỹ là những người duy nhất trên đường phố, không thấy bóng dáng lính Đức đâu nữa. Thật là một niềm vui không bút nào tả hết được.” (“The Americans are the only ones in the streets of the town, there are no more Germans. It is an indescribable joy.") Nghĩ lại tôi vẫn còn thấy xúc động. Câu nói tưởng như là cliché, nhưng vẫn đúng: Tự do không phải miễn phí – Freedom is not free.

Chúng tôi viếng thăm một số di tích dọc theo bờ biển Normandy, kết thúc với việc viếng Nghĩa trang Tử sĩ Hoa Kỳ, nơi an nghỉ của trên 9,000 tử sĩ Mỹ, trên một mỏm đất ngó xuống bãi đổ bộ Omaha; và Nghĩa trang La Cambe nằm trên Route Nationale cũng trong vùng Normandy, nơi chôn cất trên 20,000 tử thi lính Đức được gom góp từ các nơi về.

Bên dưới là một số hình ảnh về buổi viếng thăm Normandy của tôi vào năm 2009 nhân kỷ niệm 65 năm ngày đổ bộ D-Day. Tôi đóan năm nay Normandy chắc chắn sẽ rầm rộ tổ chức mừng D-Day, có lẽ còn tưng bừng hơn vì là kỷ niệm 70 năm – 70 năm đã qua mà Âu Châu vẫn được hưởng hoà bình, đó phải kể là một thành tích đáng kể cho cái lục địa nhỏ nhưng nhiều dị biệt, lắm biên giới này.

 

 td_3

Trái, một tỉnh nhỏ nằm trên đường dẫn tới bờ biển Normandy có giăng ngang phố những giây có gắn cờ của các quốc gia trong Quân đội Đồng minh để chào mừng ngày D-Day. Giữa, một tấm bảng chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, người đã tới vùng này dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày D-Day. Giòng chữ “Yes, We Ca(e)n” là một lối chơi chữ của người địa phương thuộc thành phố Caen, một thành phố nằm ở cửa ngõ dẫn vào vùng Normandy, nói lên lòng ngưỡng mộ của họ đối với vị tổng thống Mỹ trẻ tuổi và có tinh thần tích cực. Phải, một số thanh niên phục sức đồ trận và lái xe Jeep của quân đội Mỹ để mừng D-Day. Tôi thấy cả một số phụ nữ trang phục như thập niên 1940 lượn quanh phố nói cười hồn nhiên giữa tiếng nhạc rock ‘n roll rất Mỹ phát ra từ một máy hát, nhưng không có dịp chụp hình họ. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_4

Trái, một tiệm ăn trưng bảng “Thank you! 1944”, giữa, và một trong vài hình ảnh của ngày dân chúng Normandy đón mừng đòan quân Đồng Minh vào giải phóng họ, phải, chụp lại từ các hình dán ở của kính của tiệm ăn. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_5

Trái, một tiệm bán đồ lưu niệm tại Arromanches-les-Bains bên bờ biển Normandy. Phải, Musée du Débarquement, Arromanches-les-Bains, Pháp. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_6

Trái, tấm bảng đặt tại lối vào khu đài tưởng niệm Pointe Du Hoc, mỏm đất cao khoảng 100 feet, tức trên 30 mét, nhô ra biển giữa hai bãi Utah bên trái và Omaha bên phải nằm trong trách nhiệm của quân Mỹ. Nơi đây, vào ngày 6 tháng 6, 1944 một đơn vị lực lượng đặc biệt Rangers gồm 225 người có phần vụ chiếm đóng để triệt hạ các ổ súng cối 155 ly của Đức đặt nơi đây để uy hiếp cả hai bãi độ bộ Utah ở phiá tây và Omaha ở phía đông. Phải mất hai ngày và 135 nhân mạng, quân Mỹ mới chiếm được mỏm đất này, giúp cho quân đổ bộ sau đó khỏi bị chết thêm. Năm 1984, một đài tưởng niệm được đặt ngay tại mỏm đất này, do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khánh thành. Hình bên phải, trích từ Web site http://usnormandy.com/rangers-heroes/the-boys-of-pointe-du-hoc, chụp từ phía biển vào, cho thấy một phần của bãi Omaha nơi đơn vị Rangers đổ bộ, rồi, dưới làn mưa đạn dầy đặc của quân Đức, những người sống sót dùng thang giây leo lên bờ. Giữa, vợ chồng chị bạn Cẩm Hồng và André chụp hình lưu niệm bên di tích của hầm chứa súng 155 ly kiên cố của Đức tại Pointe du Hoc. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_7

Trái, Cẩm Hồng và tôi tại Nghĩa trang Tử sĩ Hoa Kỳ. Giữa, quang cảnh Nghĩa trang Tử sĩ Đức. Phải, nhân kỷ niệm ngày D-Day, nhiều đoàn thể và cá nhân tới đặt vòng hoa tưởng niệm tử sĩ Đức, kể cả nhiều du khách Mỹ, không phân biệt bạn hay thù. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 

Chú thích:

(*) Introduction to LiDAR Technology, https://www.youtube.com/watch?v=HfV7jJgrw4Q

(**) Xem phim tài liệu “D-Day 360” tại http://video.pbs.org/video/2365248234/; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” tại http://video.pbs.org/video/2365255157/

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20216:03 CH(Xem: 10540)
Tôi nhớ xa xôi có người đã từng ví von bên tai tôi " Dù cho sông cạn đá mòn tình cảm này không hề thay đổi". Ngày ấy, tôi cứ nghĩ sông khó mà cạn lắm chứ, nhưng không, dòng sông nơi tôi ở cứ cạn rồi đầy liên tục trong ngày. Lòng người cũng vậy không có gì là mãi mãi với thời gian. Cái mà dễ thay đổi nhất trên đời này nghiệm ra rằng đó chính là tình cảm; những lời yêu xưa chỉ là ví von trong lúc cảm xúc còn đong đầy nên chả trách gì nhau khi người dễ quên nhau...
19 Tháng Năm 202110:35 CH(Xem: 11091)
Tôi thuộc thơ của thi sĩ Hoàng Cầm từ nhiều năm trước khi biết đến Hoàng Kỳ - người con trai đầu của cụ. Qua nhà thơ Thanh Kim, phóng viên báo Bắc Giang, tôi được gặp anh lần đầu tại thư viện của thị xã Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ). Mới gặp, anh có vẻ lịch sự xã giao, thậm chí như hơi đề phòng- thói quen hình thành trong một hoàn cảnh gia đình đầy sóng gió đã ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc đời anh... Nhưng dần dà, cái vỏ ngoài ấy đã biến mất hẳn sau nửa giờ trò chuyện, khi anh hiểu rõ rằng: trước mặt anh là một "con mọt sách", đang muốn tìm hiểu về văn hóa vùng Kinh Bắc...
07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 10952)
Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.
07 Tháng Năm 20211:54 SA(Xem: 10590)
Tôi gặp anh Nguyên Minh lần đầu tại một quán cà phê vỉa hè đường Phan Xích Long. Hơn mười năm trước tôi thường viết bài trên trang vanchuongviet, ngày ấy chủ biên Nguyễn Hòa chưa ngã bệnh anh còn xông xáo chuyện chữ nghĩa. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau khi tôi vào Sài Gòn, hôm ấy có tôi, vợ chồng anh chị Trương Văn Dân _ Elena, anh Nguyễn Hòa hẹn gặp Sâm Thương và Nguyên Minh. Các anh đều là những bậc tiền bối tôi ngồi nghe các anh bàn luận và dự tính ra mắt một tập san văn học nghệ thuật riêng của mình, từ đó anh em quen nhau.
20 Tháng Tư 20215:10 CH(Xem: 10782)
Mỗi lần nghĩ đến chiến tranh, giải phóng đất nước, cách mạng dân tộc, tự do nhân quyền, xuống đường biểu tình... đầu óc tôi lơ mơ liên tưởng đến vụ Thiên An Môn năm nào. Hình ảnh người đàn ông hiên ngang tiến ra giang rộng hai tay đòi hỏi tự do, chận đứng xe tăng, chống lại quyền lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản Trung Quốc. Hình ảnh anh hùng, xem cái chết tựa lông hồng, với lòng đầy thách thức, đòi hỏi tự do dân chủ nhân quyền cho xứ sở. Hình ảnh đó đã đánh mạnh vào tâm não toàn thể người dân trên toàn thế giới. Riêng tôi, vẫn âm thầm nghĩ tới người lính lái chiếc xe tăng khổng lồ đầy răng sắt. Hẳn ông phải là một người rất đỗi từ bi, nhân hậu? Thương người như thể thương thân. Ông từ chối giet người, dù trong tay nắm toàn quyền nghiền nát người đàn ông hiên ngang hùng dũng kia. Hành động nghiền nát đó, sẽ được coi như một chiến công hiển hách đối với đảng và nhà nước.
20 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 11135)
Tháng tư năm ấy, sao tôi không mấy lao đao về cái chết tự tử của một người chị họ chưa đầy hai mươi tuổi. Năm ấy, một chín bảy lăm, nghe mạ tôi nói chị bị cào nát mặt hoa và ăn đòn phù mỏ chỉ vì lỡ tranh giành một miếng nước ngọt trên chuyến tàu tản cư từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Liệu như thế đủ để chị chán sống hay còn vài lý do thầm kín khác mà tôi không đoán được. Ồ phải rồi, nghe kể mẹ chị ấy là mợ tôi ngồi đâu cũng thở dài rất thảm, lâu lâu tuồng như muốn nuốt ực những giọt nước mắt dội ngược vào lòng và lâu lâu thì lại trào ra trăm lời nguyền rủa về những xui xẻo không tránh được, ví dụ nỗi đau rát rực rỡ của mấy bợm máu kinh nguyệt thời con gái chị tôi đã phọc lai láng trên đít quần suốt những ngày chạy giặc thiếu nước và máu ôi thôi là máu của những xác người vô thừa nhận trên con đường lánh nạn.
20 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 11208)
Tôi đã thay đổi vì biến cố tháng Tư Bảy Lăm, nhưng cũng có thể tôi đã mất thiên đường từ trước khi ra đời. Đó là câu hỏi mà tôi ngẫm nghĩ gần đây. Năm nay tôi 43 tuổi, mặc dù tôi nhuộm tóc và vẫn thích người ngoài khen tôi trẻ, tôi hiểu mình nhiều hơn, và cũng chân thật với mình nhiều hơn lúc còn trong tuổi niên thiếu. Trên nhiều phương diện, có thể tôi cũng đầy đủ hơn ngày xưa. Nhưng tất cả những câu chuyện mà tôi hay kể với bạn bè để biểu lộ tâm trạng “cá ra khỏi nước” mà tôi vẫn cảm thấy đeo đuổi mình thường trực, đều bắt nguồn từ trước biến cố Bảy Lăm.
20 Tháng Tư 20214:18 CH(Xem: 11023)
Tháng 4, 1975, tôi 11 tuổi. Lúc đó tôi sống với cha, em trai và bà nội ở ngang chợ An Đông, Sài Gòn. Mẹ tôi ly dị cha tôi trước đó 2 năm để lấy người tình. Người tình của mẹ tôi làm tài xế cho cha tôi khi hai người còn là cảnh sát. Ông này trẻ, cao, vạm vỡ và đẹp trai hơn cha tôi. Ông cũng galăng, nhỏ nhẹ hơn cha tôi. Có lẽ ông cũng dai và dẻo hơn cha tôi. Vô tư mà chấm, có lẽ hai người xứng đôi. Ai cũng khen mẹ tôi đẹp, nhưng tôi không thấy mẹ tôi đẹp tí nào. Sau này, khi cãi lộn với chồng mới, bà bị bạt tai nên vung lời, “Đồ tài xế!”
15 Tháng Tư 20211:03 SA(Xem: 4383)
Ngày này 46 năm trước, tôi đang rong ruổi trên đường cái quan chạy về Sài Gòn. Gia đình tôi và những người dân miền Trung hớt hải tháo thân khi nghe tin bước chân của quân miền Bắc đang tiến vào Nam. Những người bạn thế hệ tôi ngày ấy ra sao, những ngày tàn cuộc chiến? Những ngày cuối tháng tư, giờ này bà ngoại của Thơ Thơ đang chia gia tài cho con cháu là những lọ xyanua, phòng nếu có điều gì. Mỗi người một lọ thuốc trong vắt, thơm mùi hạnh nhân, thuốc cực độc uống vào vài giây là chết tức khắc, bà nói cầm chắc thuốc độc trên tay là cầm chắc định mệnh của mình. Bà là vợ của nhà văn Hoàng Đạo, giòng họ của nhóm Tự lực văn đoàn, văn đàn vang danh một cõi xứ Bắc. Tôi hiểu tâm trạng của bạn tôi trong đêm cuối ở đài Tiếng nói Tự do trên phòng chờ lầu 2, tất cả gia đình nhân viên trong đài và văn nghệ sĩ miền Nam tập trung để được “ bốc” đi, đêm dài dằn dặc, phía dưới đường phố là sự hoảng loạn của người dân Sài Gòn, mọi người im lặng căng thẳng nghe cả tiếng máy lạnh rì rầm, bạn phải tìm
15 Tháng Tư 202112:27 SA(Xem: 11340)
Chiếc xe gài số lui ra khỏi sân nhà, ngang mấy hàng lan Hoa Hậu và gốc nhãn đang đậu trái nhỏ li ti, thành chùm. Tôi hỏi: Xe nhà mình lúc đó là xe gì? Ba nói Con không nhớ sao? Tôi gấp lại dãi khăn tang trắng. Hôm mãn tang Ba, ở chùa về, tôi đã định đốt dãi khăn trong lò sưỡi. Tháng này trời Cali chưa chiều đã nhá nhem. Tôi để cuộn khăn trở lại bàn nhỏ cạnh đầu giường. Ba không còn ngồi trên ghế gần cửa ra vào. Trong phòng còn có mình tôi.