- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Vườn Măng Cụt

02 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 32688)

w-tmt-vuonmangcut1_0_300x236_1Người con gái ra đón ông Thành ở ngay khu đậu xe của chung cư. Cô hồn nhiên nắm tay ông, cái nắm tay không phải dắt ông cho khỏi vấp ngã, nhưng tỏ sự thân tình. Cô vừa đi vừa nói:

- Lâu quá rồi bác cháu mình không gặp nhau. Con xem đồng hồ áng chừng giờ bác đến, thế mà đúng. Con vừa ra chưa được năm phút đã nhìn thấy xe bác rẽ vào. Bác trông còn khỏe quá!

Rồi cô thấp giọng. "Mẹ con đang chờ bác."

Ông Thành nhìn cô con gái của bạn, nhớ lại ngày cô còn bé tí, nay đã gần bốn mươi rồi, không trách mình già. Ông xiết chặt tay cô, nhớ đến người đã đi biền biệt.

Ông Thành là bạn thân từ thời còn rất trẻ của cha mẹ cô, ông là bạn học của ông Lâm từ thời trung học. Họ cùng trưởng thành, ra đời làm việc, lập gia đình, gần như lúc nào cũng có nhau. Họ cùng di tản, tham dự ngày con cái nhau ra trường và cưới hỏi. Cách đây năm năm, ông Lâm qua đời, rồi bà Thành cũng chỉ còn là một nắm tro than. Ông Thành sức khỏe bắt đầu hơi kém đi theo tuổi tác. Sắp tám mươi rồi, còn trẻ trung gì nữa, ông làm biếng đi ra ngoài, sự liên lạc cũng thưa thớt dần giữa hai nhà.

Tuần trước cô cháu Lan, gọi bác Thành thăm hỏi và nói thêm:

- Mẹ con mấy hôm nay không hiểu sao cứ mong gặp bác, nhắc bác hoài, bác có thể ghé qua xơi một bữa ăn trưa với mẹ con và con không?

Ông ngại đi quá, nhưng nghe cô cháu gọi đến lần thứ ba, ông không nỡ chối từ. Hơn nữa gặp lại vợ con của một người bạn thân đã qua đời, sẽ gợi nhớ cho mình bao nhiêu kỷ niệm thân tình cũ cũng là một điều nên làm.

Cô Lan đưa ông vào căn chung cư của mẹ, mẹ cô ở đây từ sau khi cha cô mất được một năm. Bà ở rất gần các con nhưng không muốn ở chung. Con cháu thay nhau gọi điện thoại, và ghé qua, khi sáng, lúc chiều. Thỉnh thoảng một người thu xếp đến ăn trưa với mẹ, không kể những tụ họp gia đình cuối tuần, nên tuy bà ở một mình ở tuổi bẩy mươi các con vẫn yên tâm.

Bà Lâm hôm nay có trang điểm nhẹ nhàng một chút, trông cho tươm tất tuổi già, chắc để tiếp khách. Ông Thành để ý đến những bông hoa nhỏ tím đậm trên chiếc áo len mỏng mầu xám bà mặc, mầu sắc trông rất hài hòa.

Bà Lâm vồn vã đón ông:

- A, anh Thành. Anh trông khỏe mạnh quá, chẳng khác thời tôi mới gặp anh lần đầu. Anh còn nhớ lần đó không? Anh Lâm và tôi đón anh đi Lái Thiêu, đi thăm vườn trái cây. Chúng mình mua bao nhiêu là măng cụt.

Ông Thành lắc lắc cái đầu bạc trắng của mình, cố nhớ lại lần đầu tiên gặp bà. Tại sao lại ở vườn măng cụt nhỉ?

- Anh quên rồi à, chúng mình cùng đi trong cái xe Renault đen của ba anh Lâm?

Chịu, ông không thể nào nhớ ra được. Trí óc của mình sao có thể tệ đến thế nhỉ? Đã tám mươi đâu?

Cô Lan dọn bữa ăn trưa lên chiếc bàn nhỏ. Mấy món ăn nhẹ cho ba người. Bà Lâm hình như không chú ý đến thức ăn, Lan tiếp thức ăn vào chén của bác Thành, nhắc mẹ hai ba lần bà vẫn chưa cầm đũa.

Bà Lâm đang hứng khởi nói về dĩ vãng:

- Anh nhớ chứ. Mình ăn trưa ở Búng. Món nem chua ở đó cũng khá ngon. Sau đó mình vào vườn măng cụt, vườn chôm chôm, vườn dâu ở Lái Thiêu. Lúc đó tôi chưa lấy chồng, lần đầu tiên gặp tôi, anh đã yêu tôi ngay. Cả hai anh cùng yêu tôi. Anh nhớ không?

Cô Lan nhìn mẹ, không hiểu mẹ đang muốn nói gì? Ông Thành cũng sững người ra nhìn bà. Ông có yêu bà thời trẻ à? Không làm gì có chuyện đó. Thủa đó họ chơi chung với nhau, cả hai cặp. Thành, Tuyết và Lâm, Liên. Sau đó cả hai cặp đều thành vợ chồng.

Bà Lâm hồn nhiên nói tiếp:

- Mấy cái vườn trái cây khi được mùa mới hấp dẫn làm sao! Những chùm trái dâu, trái chôm chôm nặng trĩu chạm mặt đất. Măng cụt đỏ tím cả khu vườn. Muốn vào trong vườn phải rẽ cành hai bên mà đi. Anh nhớ không, anh dắt tôi vào đó, ở một chỗ vừa che mất anh Lâm, và anh đã tỏ tình.

Ông Thành thần mặt ra, hoang mang không hiểu những lời bà Lâm đang nói có thật hay không? Cô Lan có lẽ biết, đã đến lúc nên rút lui để cho hai người bạn già cũ nói chuyện quá khứ. Cô khe khẽ thu bát của mình, im lặng bước vào phòng ngủ của mẹ. Căn chung cư nhỏ, chỉ có nơi đó, cô có thể tránh mặt hai người.

Ông Thành nhíu mày lại, cố hình dung ra hình ảnh khu vườn trái cây, nơi ông đã mang người yêu của bạn vào đó tỏ tình. Không cách nào ông nhớ ra được. Trí óc mình lú lẫn rồi! Ông than thở trong đầu.

Bà Lâm nheo cặp mắt đã có thật nhiều vết nhăn kéo dài ra đến thái dương nhìn ông, từ tốn nói:

- Tôi để cho ông hôn tôi, nhưng tôi từ chối tình yêu của ông, vì lúc đó anh Lâm đã ngỏ lời cầu hôn trước ông. Chắc ông còn nhớ, hôm đó tôi mặc chiếc áo dài có những bông hoa mầu tím đỏ. Ông bảo mầu hoa trên áo đẹp giống mầu vỏ măng cụt, rồi ông bửa một trái măng ra chia cho tôi ăn một nửa, mầu vỏ tím hồng nhuộm mấy ngón tay ông, ông quệt lên má tôi, nói: "Em không cần thoa má hồng nữa, anh thoa cho em rồi."

Chi tiết đến thế này thì chuyện chắc phải có thật, mình không nhớ ra được thì ngày mai mình nên làm cái hẹn gặp bác sĩ. Tuổi tám mươi chắc bước vào tuổi mất trí nhớ rồi! Cả một dĩ vãng lãng mạn nên thơ như vậy, người đàn bà nhớ được, mình lại quên bẵng như đầu óc được nhúng vào một dung dịch hóa chất thì tệ thật. Ông không chối nữa, ông nhìn người đàn bà trước mặt, nhìn hai con mắt, mí đã sụp xuống nhưng tròng đen vẫn lóng lánh pha một chút tinh nghịch. Ông hạ mắt nhìn xuống cặp môi, cặp môi đều đặn, hơi cong, thoa một lớp son mỏng mầu hồng. Ông cố hình dung ra cặp môi thời còn trẻ của bà, cặp môi chắc tươi như bông hoa mận, cặp môi theo như bà nhớ, ông đã cúi xuống hôn trong vườn măng cụt. (Chắc là vội vàng lắm, vì hôn trộm người yêu của bạn mình)

Bà không để ông có thời giờ thả đầu óc về những hình ảnh bà nhắc nhở ông, bà uống một ngụm nước, nói tiếp:

- Sau đó tôi lấy anh Lâm, nhưng không thể quên mối tình của ông. Hôm đám cưới chúng tôi, ông làm rể phụ. Ông đẹp trai và rất xứng với tôi, nên có người đã nói, để ông làm chú rể thì đẹp đôi lắm. Mấy chục năm sống với ông Lâm, sanh mấy đứa con, nhưng chẳng lúc nào tôi không tơ tưởng đến ông. May mà chúng mình chưa hề xa nhau ngày nào cho đến khi anh Lâm mất hẳn. Bây giờ thì chắc chắn không còn ai ngăn trở mình nữa. Ông có nghĩ mình nên dọn vào ở chung không?

Thế này thì nguy quá rồi. Bà Lâm nhắc lại dĩ vãng cốt để nối hiện tại vào. Nhưng ông không hề nhớ được một chi tiết nào cả. Tuổi già thật khó chịu, nó xóa hết cả dĩ vãng, rồi dựng lên một tương lai huyễn hoặc. Ông cúi xuống uống nốt ngụm trà trong chén, cất tiếng gọi:

- Lan ơi! Bác về nghe con.

Ông kéo ghế đứng lên. Ông không trả lời về đề nghị của bà Lâm vội, ông chỉ nói nhỏ nhẹ, và hứa một lời rất bâng quơ:

- Tôi về nghe chị. Sẽ trở lại thăm chị khi nào trí óc sáng suốt thêm một chút.

Lan tiễn bác Thành ra chỗ đậu xe. Cô ở trong buồng ngủ, sát vách, nên đã nghe hết lời của mẹ kể. Hai bác cháu yên lặng đi bên nhau không nói năng gì. Ông Thành đã ngồi vào xe, trước khi mở máy, ông quay kính xuống nói như tâm sự với Lan:

- Chắc bác cần đi khám lại cái đầu của mình. Những điều mẹ con nói hôm nay, bác không làm sao hình dung ra được một dĩ vãng vừa thơ mộng, lãng mạn, vừa tội lỗi của tuổi trẻ. Bác có mất trí nhớ tồi tệ đến thế không? Bác nhớ là cả ba con và bác cùng lớn lên ở Đà Lạt. Những kỷ niệm của bốn người: Lâm, Liên, Thành, Tuyết có với nhau hồi đó là: Cà phê Tùng, Nhà thờ con gà, Đồi Cù, trường Võ Bị Đà Lạt, và những trại mận. Rồi ngày ba mẹ con đám cưới, bác đang tu nghiệp võ bị ở Mỹ, làm sao bác phù rể được nhỉ?

Ông nói xong, ngẩn người ra như không tin những điều mình nhớ, ông đợi Lan trả lời câu hỏi của mình. Lan cho hẳn đầu cô vào trong cửa xe, gục đầu lên vai bác Thành, cô ngửi được mùi già nua trên cổ bác phả ra, mùi của ba cô ngày trước, làm cô khóc nức lên:

- Bác ơi! Không phải bác mất trí nhớ đâu. Mẹ con đấy, mẹ con bị Alzheimer nặng lắm rồi. Mẹ con quên hết dĩ vãng thật của mình, và ngày nào cũng vẽ ra một câu chuyện mẹ con tin là đã xẩy ra trong đời mình.

Tối hôm đó, Ông Thành trằn trọc trên giường, không sao ngủ được. Ông cứ nhớ mãi câu nói của cháu Lan. "Mẹ con vẽ ra một câu chuyện, mẹ con tin là đã xẩy ra trong đời mình."

Ông bâng khuâng: Liên mất trí thật, hay Liên yêu mình từ trẻ mà mình không biết?

Một vườn măng cụt đổ ập xuống giấc mơ của ông trong đêm.

Trần Mộng Tú
Tháng 11/2008

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tư 20163:23 CH(Xem: 29439)
Từ ngày theo gia đình về Cần Giộc chạy giặc Đồng Minh đánh Nhựt, tôi biết rồi quen và kết thân với cậu Một Tờ, một người bà con xa của mẹ tôi. Tôi thích cậu, mê cậu như mê nhân tình bởi vì cậu Tờ rất nuông chiều tôi, sẵn sang thỏa mãn mọi đòi hỏi, sở thích của tôi. Dù khó khăn cách mấy, cậu cũng cố làm cho tôi vui lòng. Tôi thì theo dính cậu, còn ba mẹ tôi thì cấm cản tôi không cho tôi lết theo cậu bởi vì cậu ở dơ không ai bằng. Một năm, cậu tắm bốn lần và gia tài cậu chỉ có hai bộ đồ thay đổi.
29 Tháng Ba 20162:32 SA(Xem: 30128)
Cô vợ thở dài, cô cầm lấy tập kịch bản quan trọng mà cuối tuần đã bắt đầu bấm máy ra đọc. Phòng của cô nằm dưới phòng bà Tạ, trần nhà lại tương đối mỏng nên bà làm gì cô đều nghe rõ. Cô diễn viên xinh đẹp không thể chịu được tính cách khắt khe của bà mẹ chồng khó tính, cái khăn, cái áo hay thậm chí cái cốc uống nước dù đã cũ, hỏng nhưng bà vẫn một mực giữ lại và dù cô có cãi tới đâu, thậm chí len lén lúc bà cụ lên phòng để ném tất cả vào sọt rác thì sáng sớm hôm sau cô vẫn thấy nó ở một nơi nào đó trong căn phòng.
21 Tháng Ba 20166:02 SA(Xem: 13330)
Tôi hận cha, Nhân lẩm bẩm, ba chữ xù xì như ba cây cọc hàng rào trước nhà giăng đầy căm ghét ngăn cản bước chân thụt thò của Nhân. Chỉ một với tay, nếu Nhân gõ cửa và chắc cửa sẽ mở, Nhân đã có hẹn với chủ nhân ngôi nhà. Ngôi nhà trắng thanh lịch đã thành sự ám ảnh, đối với Nhân, màu trắng là màu tối tăm nhất. Nhân đẩy nhẹ chiếc cửa, liếc xéo hàng rào gỗ, một đường thẳng tắp trắng khiết cắt ngang đám cỏ xanh lụa, chiếc cửa gỗ rên lẹt khẹt dài lõng thõng, bước qua mảnh sân trước này, chừng ba chục bước chân, Nhân tự đếm thầm, Nhân sẽ đến cửa chính.
14 Tháng Ba 20163:11 CH(Xem: 29595)
Hôm đó là thứ hai Thanh mặc trên người một cái áo sơ mi xám thắt cà vạt xám, quần tây đen; anh cầm trên tay một chiếc cặp đơn giản, đen và vuông vức. Bên trong có cái laptop, vài bồ hồ sơ, ba cây viết bi và một cây viết chì bấm cùng hộp ngòi. Thanh bước vào một công viên vào lúc tám giờ mười phút sáng sau khi đã gửi xe ở bên ngoài rồi ngồi xuống một băng ghế đá, cặp đặt trên đùi ngay ngắn. Anh chưa ăn sáng nhưng lại không thấy đói, chưa uống cà phê những cũng chẳng buồn ngủ. Buổi tối hôm qua Thanh đã có một giấc ngủ ngon, anh mơ về tuổi thơ của mình, những ngày mới mười hai mười ba tuổi, mơ về thằng bạn thân hồi ấy giờ chẳng còn gặp lại. Một giấc mơ lúc rạng sáng, giấc mơ tiên tri theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại.
25 Tháng Hai 20162:26 SA(Xem: 31800)
"Có phải người thiếu nữ xinh đẹp kia đích thực là Trân còn đang hiện hữu? Trân vẫn còn đang tiếp tục nghĩ và sống bằng chính con tim và hơi thở của nàng"... Một truyện ngắn mới của Minh Lâm, câu chuyện về tâm sự của hai người bạn gặp lại nhau. Chúng ta sẽ thấy những nhân vật trong "Người đàn bà xinh đẹp" bước ra khỏi truyện và sống đâu đó rất gần với chúng ta, với những niềm đau sâu thẩm mà cuộc đời đã vô tình vùi lấp những ước mơ . (TCHL)
08 Tháng Hai 20162:36 CH(Xem: 31033)
Văn phòng là một hình vuông hoàn hảo, bên trong có hai trăm cái bàn giống nhau như đúc, hai mươi cái mỗi hàng dọc và cũng hai mươi cái ở hàng ngang, nằm cách nhau một khoảng cách bất di bất dịch.. Những thứ ấy nằm trên nền gạch trắng và tựa vào bức tường trắng.
18 Tháng Giêng 20163:22 SA(Xem: 29598)
Không dễ mà bốn phụ nữ Mỹ gốc Việt này cùng một cô từ Việt Nam sang có thể cùng tụ tập nhau trên đất Mỹ. Mỗi người có vài cái tên, tạm gọi họ bằng cái nghề, đúng hơn là cái nghiệp mà họ đang theo.
04 Tháng Giêng 201612:26 SA(Xem: 32494)
Ông trạm trưởng lướt qua bộ ngực của bà Thảo, thấy còn căng lắm nên ỡm ờ hay là vợ ông đã hết đát mà ông thì lại vẫn còn sung sức, bà làm tình nhân của ông thì tốt quá. Bà Thảo nói được thôi nhưng xin ông trả giúp 3 triệu tiền điện mà nhân viên của ông ăn cắp của bà tháng này.
01 Tháng Mười Một 20155:00 CH(Xem: 36973)
Đêm trước khi ông chết, vợ ông để ý nghe có tiếng chim trên cây bên hông nhà kêu gù gù mấy tiếng. Bà thì thào với mấy con: “Đây là điềm xấu cho ba con rồi. Người ta nói chim cú đến nhà kêu ba tiếng là trong nhà có người sắp chết”. Cậu con trai nói với mẹ là cậu đã nhiều lần thấy mấy con chim nầy lúc chập choạng tối thường bay về đậu nghỉ trên cây bên nhà chốc lát rồi bay đi mất.
01 Tháng Mười Một 201512:13 CH(Xem: 32427)
Đây là trò chơi thế kỷ, khi nghe tôi tuyên bố thế thì lũ nhỏ trong làng kéo hết đến chỗ tôi, bấy giờ tôi cũng chẳng hiểu trò chơi thế kỷ là cái quái gì, chỉ là nghe được từ những cuộc chuyện trò giữa cha tôi và bạn bè ông, rồi tôi tuyên bố ầm lên thế, phải làm vua thì mới làm chủ được lũ nhỏ trong làng, tôi nghĩ ra trò chơi “vua quan” rồi khoác lên nó một cái tên...