- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ TRẦN THỊ HẰNG

06 Tháng Mười 20189:21 CH(Xem: 23923)

Trần Thị Hằng 1
Chân dung Trần Thị Hằng - Hà Nội


LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Trần Thị Hằng sinh năm 1990 tại Thanh Oai - Hà Nội. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quý bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của người làm thơ tuổi trẻ này.
Tạp Chí Hợp Lưu

 

THÀNH PHỐ NGÀY 20

Anh mang gì cho cuộc chiến ngày mai?

Người ta mang gươm và hoa hồng

Vinh quang cho mỗi lần máu đổ

Chẳng ai xem như một trò đùa


Đừng giận em

Đôi bàn tay bé xíu lặng im

Con đường quanh thành phố

Những ngọn đèn phờ phạc đứng yên


Dấu vết loài người

Vệt trầm cổ tích

Chúng mình đi thôi

Bay như cánh chim gọi mùa xa ngái

Ai mang hoa đến đây

Thắp mộ người thắng cuộc

Để viết lời ngợi khen

Những đứa trẻ không quần

Cụ già không khăn

Thành phố vẹn nguyên

Xuống cấp

và lai căng...


Chỉ cho em

Góc nào là thành phố

Em đóng lại cánh cửa

Bấm một ổ khoá

Để thành phố khỏi lang thang

Để lũ chúng mình có nơi tìm về trú ngụ

Chờ lành những vết thương.

 

Trần Thị Hằng


RỪNG

 

Không tiếng chim kêu

Không chân thú dữ

Chỉ loài sâu ẩn mình…

         

Rừng không tiếng bom gầm réo

Không máy bay thả chất độc lụi tàn

Núi vẫn khô

Cây vẫn đổ

         

Có khi nào giận hờn hoang vắng

Bao yêu thương không nổi một lần nước mắt

Chúng mình chọn lặng im

Như con sâu chọn nép mình trong lá

Mong mưa qua

 

Tiếng thét nơi cuối rừng

Của chiếc xe bánh xích

Những người con lương thiện

Bị đẩy vào cuộc chiến mưu sinh

Mồ hôi chưa vơi bàn tay đã rỗng

Ánh sao băng vừa rơi nơi vũng nước

Ai đã vội đặt tên ngọn khói để mơ về trời

Chiếc lều màu cam nằm im

Những thân người đang run

Họ đố nhau về ngày mai

Về những chòm sao chưa bao giờ chạm tới

Và ngủ quên…


Và không biết gì về cánh rừng lặng im

Chỉ loài sâu đêm gặm thầm giọt mồ côi trên lá

 

Ngày tháng năm nào đó

Nơi đây đã là cánh rừng

Cho loài chim di trú hót mừng buổi sáng đầu tiên

 

Ai đã chọn hàn gắn bằng nước mắt

Rừng hàn gắn bằng nước lũ

Khi cuốn trôi tất cả

Chúng ta ngang nhau ở điểm khởi đầu

 

Bầy kiến đỏ đen mải miết dắt nhau tìm cỏ mật

Em đừng quên

Những lần nguyện cầu

Những giờ nước mắt

Để mình ăn năn.

 

Trần Thị Hằng

 

 

 

DẬY ĐI

 

Dậy đi

Chúng ta ngủ quá lâu rồi

Trên thềm đầy hoa

Khúc nhạc

Lời ca

Người ngủ vùi không nghe được

Dậy đi

Thềm hoa đầy bóng nắng

Gay gắt ngày

Bức phù điêu thời thượng cổ

Bức tranh tình mẫu tử

Mắt sáng mặt trời quờ quạng đêm

Dậy đi

Ánh trăng nào cũng sáng

Ai về từ phía hoàng hôn.

 

Trần Thị Hằng

 

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 20189:26 CH(Xem: 23174)
Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong phiên họp bất thường ngày 8.10.2018 đã biểu quyết 100% thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch tại Khu đô thị Thủ Thiêm, nguồn kinh phí 1.500 tỷ từ ngân sách nhà nước. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều phản ứng của người dân thông qua mạng xã hội và những ý kiến trên báo chí (1) xoay quanh hai vấn đề: 1. Thủ Thiêm là khu vực đang “nóng” do những sai phạm về đất đai của chính quyền thành phố gần 20 năm qua; 2. Sự cần thiết của công trình văn hóa này so với nhu cầu bức thiết về những công trình dân sinh khác như bệnh viện, đường xá...
07 Tháng Mười 201810:23 CH(Xem: 23303)
Yêu anh bằng mùa thu / Bông cúc trầm mình / Không ai gạt không ai dối lừa / Chỉ đôi mắt vương màu áo khác /
07 Tháng Mười 20189:22 CH(Xem: 23939)
mây đen ca thán dai dẳng triền miên những người đàn bà mất chồng / vì một chế độ vô nghĩa lý / sau mỗi cái chết được gì cho sự sống / còn chăng tiếng nói héo khô phát ra từ miệng của một cái xác chết / từng đoàn người dài dặc muốn nghe /
07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 24259)
Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.
02 Tháng Mười 20189:10 CH(Xem: 21578)
Ngón tay trăng giọt máu đào / Ta liêu xiêu giữa nghẹn ngào lời ru / Gánh hàng rong / Quạnh quẽ trăng thu / Biệt ly rao bán phù du phận người /
02 Tháng Mười 20189:00 CH(Xem: 22207)
Rông ruổi trên nhiều chân trời / sự cướp phá của bầy chim du cư phương nam không lúc nào ngơi nghỉ / vẫy sứt tay không thấy cánh đồng khác / người bạn nào đến với ta /
02 Tháng Mười 20188:19 CH(Xem: 25398)
Hơn 40 năm sau 1975, như một chuỗi sai lầm từ hệ thống, nhà nước CSVN đã thiết lập vội vã nhiều dự án trọng điểm rất tốn kém với tham vọng nhằm "cải tạo" ĐBSCL, đa phần là can thiệp thô bạo gây tác hại trên hệ sinh thái mong manh của cả một vùng châu thổ. Do tính cục bộ, thiếu sót trong Đánh giá Tác động Môi trường Chiến lược [SEA / Strategic Environment Assessment] của toàn ĐBSCL, chỉ với những "nghiên cứu mệnh danh là khoa học" nhưng theo phong cách: làm nhanh ăn nhanh; chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm lợi ích các chủ đầu tư, rồi đem chính mạng sống và kế sinh nhai người dân ra đánh bạc, bất chấp ý kiến của họ, đồng thời trấn áp các phản biện và gạt bỏ mọi khuyến cáo của các chuyên gia kinh nghiệm có thẩm quyền.
29 Tháng Chín 20184:52 CH(Xem: 24279)
Trong lịch sử văn học nước nhà có hai nhân vât vừa là nhà thơ vừa là vị tướng cũng là hai nhà văn hoá lớn, họ có nhiều nét tương đồng về sự vượt thoát ra ngoài khuôn khổ giáo lý hiện hành. Đó là Tuệ Trung thượng sĩ thời Trần và Nguyễn Công Trứ thời Nguyễn. Ứng xử văn hoá của hai ông rất gần với chữ Phóng - vượt thoát ra ngoài.
29 Tháng Chín 20183:19 CH(Xem: 26447)
đuối lòng / quên cả tên, quên / này đây Thủy Cúc / đây miền nhớ xưa /
28 Tháng Chín 20185:43 CH(Xem: 25111)
có chờ nghe em nói giữa ngàn khuya / xa xót lắm những thờ ơ đã lỡ / Sài Gòn đau...Sài Gòn đau...anh ơi, thêm một miền / tiếc nhớ / thêm một lần lặng đắng để tràn thương. /